Quy hoạch phát triển và đầu tư trọng tâm xây dựng các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia tại huyện hạ hoà tỉnh phú thọ (Trang 83 - 88)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trƣờng THCS đạt

3.2.2. Quy hoạch phát triển và đầu tư trọng tâm xây dựng các trường

THCS đạt chuẩn quốc gia

3.2.2.1. Mục tiêu

Xác định được các căn cứ thực tế của các trường THCS để có cơ sở khoa học xây dựng quy hoạch và có kế hoạch từng bước xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Chỉ ra được nhiệm vụ, giải pháp trong từng giai đoạn tạo điều kiện cho các bước đi vừa khả năng và phù hợp với điều kiện của huyện.

Đầu tư xây dựng CSVC nhà trường theo yêu cầu của trường chuẩn quốc gia, không chỉ dừng lại ở mức độ tạo chỗ học, thu hút HS đến trường mà còn nhằm mục tiêu lâu dài hơn là đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu tạo đào tạo và GD con người ở cấp THCS phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Tham mưu với UBND huyện quy hoạch phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia:

phòng GD&ĐT cần tham mưu với UBND huyện ban hành quy hoạch, đề án xây dựng phát triển trường chuẩn quốc gia, trong đó có cấp THCS. Quy hoạch cần thể hiện được các nội dung cơ bản sau: Những căn cứ, điều kiện xây dựng quy hoạch, mục tiêu quy hoạch, nội dung quy hoạch, giải pháp thực hiện, tổ chức thực hiện.

- Tiến hành rà soát thực trạng từng trường để đề ra quy hoạch tổng thể và có kế hoạch từng trường trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Hướng dẫn các trường tự kiểm tra, rà soát, đánh giá đăng ký xây dựng chuẩn căn cứ trên các tiêu chí của trường chuẩn; các trường phải xây dựng được kế hoạch cụ thể, yêu cầu khẳng định năm nào đạt tiêu chuẩn nào và thời gian nào trường sẽ đạt chuẩn quốc gia, có kế hoạch làm cái gì trước, cái gì sau, biết ưu tiên những điều kiện nào về CSVC, về con người để HS được thu hưởng trước hết, nhằm nâng cao chất lượng, tạo sức thuyết phục đối với phụ huynh HS và toàn xã hội. Kế hoạch của nhà trường phải được thơng qua chính quyền địa phương, được nhân dân đóng góp ý kiến, có thể coi đây như là bài học về cơng khai kế hoạch, xã hội hóa kế hoạch trong xây dựng trường chuẩn quốc gia. Thực tế cho thấy, khi nhân dân, các cấp, các ngành, các đoàn thể thấy được sự cần thiết của một hạng mục cơng trình cho con em họ được thụ hưởng để nâng cao chất lượng thì họ sẵn sàng đầu tư xây dựng.

- Tổ chức Hội thảo, Hội nghị với các ban ngành, đoàn thể và Ban chỉ đạo các xã, thị trấn quán triệt, yêu cầu về công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia và xây dựng quy hoạch, kế hoạch, lộ trình thực hiện cho từng thời gian, tìm ra những giải pháp tối ưu, những bước đi cụ thể cho từng nội dung công việc. Căn cứ vào thực trạng các nhà trường để xác định giai đoạn thực hiện. Trường nào cần sửa chữa cải tạo để đạt chuẩn, trường nào có dự án xây dựng mới thì cần tham mưu để đạt chuẩn. Phải xây dựng được một lộ trình vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính ổn định lâu dài cả trong quy hoạch và xây dựng, hoạch định được tiến trình xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn một cách cụ thể để chỉ đạo tập trung đầu tư vào trường nào, thời gian nào.

- Quy hoạch phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng kế hoạch theo giai đoạn một cách toàn diện từ cơ sở vật chất, hệ thống cơng trình, danh mục trang thiết bị và dự báo về quy mô học sinh, xu thế phát triển của xã hội và nhu cầu của HS và cha mẹ HS,

cũng như nhu cầu của tồn xã hội. Xác định kế hoạch, lộ trình thực hiện công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, giai đoạn 2016 - 2020 và đến năm 2025. Trên cơ sở quy hoạch, lập đề án đầu tư xây dựng của cả giai đoạn, từng năm chi tiết đến từng trường, từng cơng trình và xây dựng điều kiện kèm theo để đảm bảo tính khả thi để lần lượt hồn thiện hệ thống các cơng trình và CSVC, các trang thiết bị, đặc biệt cần xây dựng cơ chế huy động, cơ chế hỗ trợ các nguồn vốn tổ chức thực hiện.

- Trong quy hoạch nêu rõ, phịng GD&ĐT đóng vai trị nịng cốt, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể; tham mưu với UBND huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo từng giai đoạn, từng năm học.

+ Phịng Kế hoạch - Tài chính phối hợp với phịng GD&ĐT, tổ chức bố trí và lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia;

+ Phịng Kế hoạch - Tài chính phối hợp với phịng GD&ĐT, phòng Kinh tế - Hạ tầng đề xuất UBND huyện bố trí ngân sách chi cho sự nghiệp GD&ĐT, đầu tư xây dựng CSVC; đề xuất các chế độ chính sách về nâng cao chất lượng GD, các chế độ về thực hiện đề án nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD;

+ Phòng Nội vụ phối hợp với phòng GD&ĐT thống nhất cơ chế, nhu cầu tuyển dụng, bồi dưỡng CBQL,GV;

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với phòng GD&ĐT chỉ đạo việc quy hoạch quỹ đất cho các trường THCS;

+ Phòng Kinh tế - Hạ tầng rà soát, quy hoạch xây dựng để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đảm bảo phù hợp với ngành GD&ĐT; phối hợp với phòng GD&ĐT trong việc QL xây dựng cơ bản nhằm nâng cao chất lượng xây dựng các cơng trình trường THCS;

+ Đài Truyền thanh huyện phối hợp với phòng Văn hóa và Thơng tin xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, trang Thông tin điện tử kịp thời, thường xuyên về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia;

+ Các xã, thị trấn xây dựng phương án quy hoạch đất và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng CSVC, TBDH và các công tác khác liên quan đến việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn.

Trong những năm gần đây, trước tình hình phát triển của GD&ĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, ngân sách Nhà nước chi cho GĐ&ĐT phần lớn là chỉ đủ trả lương và một phần đầu tư sửa chữa nhỏ và mua sắm thiết bị. Vì vậy, cần tăng cường nguồn lực tài chính cho GD, đầu tư cho xây dựng CSVC trường học, phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia đồng thời cũng là giải pháp góp phần nâng cao chất lượng GD của huyện.

Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách lớn nhằm tăng cường nguồn lực tài chính đầu tư cho GD&ĐT. Chiến lược phát triển GD&ĐT 2001 - 2010 đã chỉ rõ “Để tăng cường nguồn tài chính cho GD&ĐT, một mặt nhà nước coi đầu tư cho GD là đầu tư phát triển, ưu tiên đầu tư cho GD để tương quan với các ngành khác; đồng thời có cơ chế và chính sách và đa dạng hóa các nguồn và sử dụng các nguồn tài chính một cách có hiệu quả, làm cho tài chính trở thành một cơng cụ đắc lực để phát triển và đảm bảo chất lượng GD&ĐT.

Đối với việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn về CSVC là một trong những yếu tố quan trọng, có tính chất quyết định. CSVC phải đạt chuẩn; có đủ phịng học, phịng bộ mơn, phịng chức năng, đủ diện tích sân chơi, bãi tập theo quy định, điều kiện vệ sinh đảm bảo… Thực trạng khảo sát các trường THCS của huyện Hạ Hoà cho thấy ở Tiêu chuẩn 4 về tài chính, CSVC và TBDH, có 13/21 trường chưa đạt yêu cầu. Do đó, phịng GD&ĐT phải làm tốt công tác tham mưu với UBND huyện đầu tư xây dựng CSVC cho các nhà trường. Căn cứ vào quy hoạch phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia, trước hết cần có sự thống nhất cao trong việc đầu tư xây dựng CSVC có trọng tâm, trọng điểm. Không đầu tư dàn trải mà tập trung đầu tư xây dựng có trọng điểm theo quy hoạch đã được UBND huyện phê duyệt. Hiện nay, kinh phí đầu tư để phát triển cho ngành GD chưa đáp ứng yêu cầu, nhưng với biện pháp này các trường chưa được đầu tư sẽ điều chỉnh kế hoạch, tập trung xây dựng, phát huy nội lực, thay đổi theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Ngồi ra cần tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình: chương trình mục tiêu quốc gia về GD&ĐT, chương trình xây dựng cơ bản tập trung, chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà cơng vụ cho GV, vốn nhân dân đóng góp, khai thác các chương trình viện trợ của các tổ chức phi chính phủ, các nhà hảo tâm… Lồng ghép

với kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia. Như vậy, chúng ta cần khai thác triệt để các nguồn tài chính của địa phương và sự hỗ trợ của Trung ương, của các dự án để tăng cường CSVC cho ngành GD&ĐT, cho các trường THCS. Việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia sẽ được đẩy nhanh tiến độ bằng việc tranh thủ nhiều nguồn vốn. Thực tế, khơng có nhiều nguồn vốn dành riêng cho việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mà tùy theo điều kiện của ngành và từng địa phương, việc bố trí vốn xây trường sao cho phù hợp. Để điều hòa giữa một bên là nhu cầu xây dựng CSVC trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập của HS, một bên là đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia ln là bài tốn khó. Do đó, bên cạnh sự hỗ trợ của Trung ương thì sự chủ động và quyết tâm của các cấp chính quyền địa phương là rất quan trọng.

Xây dựng cơ chế hợp lý, huy động các nguồn vốn và cơ chế chính sách hỗ trợ kịp thời, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh để xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tham mưu với UBND huyện ban hành cơ chế hỗ trợ của tỉnh, của huyện để thực hiện kế hoạch kiên cố hóa trường lớp học và xây dựng trường chuẩn quốc gia. Trên cơ sở tiến độ thực hiện và kết quả giải ngân các nguồn vốn, tham mưu với UBND huyện giao vốn hỗ trợ của tỉnh theo kết quả thực hiện, phân bố không đồng đều, tập trung vào các trường nằm trong quy hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đây là, giải pháp quan trọng để huy động các nguồn lực đồng thời đảm bảo công bằng trong đầu tư phát triển, khuyến khích đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Đối với các trường THCS chưa đạt chuẩn về diện tích phải trình bày rõ lý do, vướng mắc để huyện và ngành chỉ đạo, tạo điều kiện tốt nhất trong việc cấp đất xây dựng. Yêu cầu các trường THCS sửa chữa CSVC phải gắn với các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, của Sở GD&ĐT; sự ủng hộ, quan tâm của các doanh nghiệp, tổ chức, các nhà hảo tâm, và nhân dân địa phương.

Việc quy hoạch phải bám sát theo 5 tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Dự báo được số học sinh THCS giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 để có quy hoạch phát triển tổng thể các trường THCS.

Dự kiến các nguồn kinh phí đầu tư cho GD&ĐT giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Các trường xây dựng đề án đầu tư xây dựng để các cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn trong việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia tại huyện hạ hoà tỉnh phú thọ (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)