Vai trò của các lực lượng giáo dục trong tổ chức các hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 30 - 31)

1.3. Chƣơng trình giáo dục phổ thơng (mới) và hoạt động TNST

1.3.4. Vai trò của các lực lượng giáo dục trong tổ chức các hoạt

Khác với hoạt động dạy học, hoạt động TNST cần thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ mơn, cán bộ Đồn, tổng phụ trách Đội,

ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, hội khuyến học, hội phụ nữ, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương, những tổ chức kinh tế… Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng, thế mạnh riêng. Tùy nội dung, tính chất từng hoạt động mà sự tham gia của các lực lượng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể là chủ trì, đầu mối hoặc phối hợp; có thể về những mặt khác nhau (có thể hỗ trợ về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức hoạt dộng hoặc đóng góp về chun mơn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về tinh thần). Do vậy, hoạt động TNST tạo điều kiện cho học sinh được học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của hoạt động TNST.

Từ những phân tích, nhận định ở trên có thể khẳng định nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động TNST. Gia đình và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường phối hợp tạo điều kiện thuận lợi, tạo môi trường, động lực để tổ chức các hoạt động TNST đạt kết quả. Việc huy động sức mạnh của các lực lượng giáo dục về cả nhân lực và kinh phí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cũng như quyết định đến chất lượng của hoạt động TNST. Vì vậy nhà trường cần phải xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, các tổ chức xã hội tham gia quản lí hoạt động TNST.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)