Thực trạng sự tham gia của các lực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 51 - 68)

2.3. Kết quả khảo sát

2.3.2. Thực trạng sự tham gia của các lực lượng giáo dục

Để điều tra thực trạng sự tham gia của các lực lượng xã hội trong tổ chức các hoạt động TNST cho học sinh, chúng tôi tiến hành khảo sát nhận thức của các lực lượng: gia đình, nhà trường và xã hội về mục tiêu của sự phối hợp. Kết quả như sau:

- Chúng tôi đã tiến hành khảo sát: 102 cán bộ quản lý, giáo viên, gia đình và các LLXH.

- Với các mức độ:

+ Rất tốt - tương ứng 3 điểm. + Tốt - tương ứng 2 điểm.

+ Không tốt - tương ứng 1 điểm. Kết quả cụ thể:

Bảng 2.4: Khảo sát mục tiêu của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong tổ chức các hoạt động TNST

STT Nội dung Mức độ thực hiện Điểm TB Rất tốt Tốt Không tốt SL % SL % SL % 1 Tạo ra thống nhất mục tiêu GD một

cách liên tục, toàn vẹn, hiệu quả. 13 12,7 17 16,7 72 70,6 1,42 2 Nâng cao năng lực giáo viên và hiệu

quả trong sinh hoạt chuyên môn. 17 16,7 15 14,7 70 68,6 1,48

3

Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

18 17,6 27 26,5 57 55,9 1,61

4 Giúp học sinh phát triển toàn diện

năng lực, phẩm chất. 27 26,5 30 29,1 45 44,1 1,82 5

Thu hút sự tham gia, phối hợp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục.

44 43,1 51 50 7 6,9 2,36

6 Phát huy tốt nhất tiềm năng, tính

tích cực của xã hội. 22 21,6 23 22,5 57 55,9 1,65 7 Nâng cao sự quản lý, chỉ đạo hoạt

động chuyên môn của nhà trường. 25 24,5 21 20,6 56 54,9 1,69 8

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các lực lượng giáo dục trong việc phối hợp tổ chức các hoạt động TNST.

41 40,2 42 41,2 19 18,6 2,21

Điểm trung bình chung 1,78

Qua kết quả điều tra bảng 2.4 cho thấy: Nhận thức và đánh giá về mục tiêu của sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong tổ chức các hoạt động TNST cơ bản đã đầy đủ, điểm trung bình chung đạt 1,78. Cụ thể:

- Các tiêu chí đạt được ở mức tốt gồm: Thu hút sự tham gia, phối hợp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục; Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các lực lượng giáo dục trong việc phối hợp tổ chức các hoạt động TNST (điểm trung bình từ 2,36 đến 2,21).

- Đa số ý kiến đều thấy được vai trò của sự phối hợp nhằm huy động sự đóng góp của các LLGD trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh. Tuy nhiên, nhận thức về mục tiêu của sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội cũng rất hời hợt, chưa sâu sát, điều này được thể hiện qua các tiêu chí được đánh giá ở mức độ không tốt bao gồm: Tạo ra thống nhất mục tiêu GD một cách liên tục, toàn vẹn, hiệu quả; Nâng cao năng lực giáo viên và hiệu quả trong sinh hoạt chuyên môn; Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; Phát huy tốt nhất tiềm năng, tính tích cực của xã hội (điểm trung bình từ 1,42 đến 1,65).

Kết quả điều tra này chứng tỏ những hiểu biết và ý kiến đánh giá về mục tiêu của sự phối hợp để phát huy sức mạnh giáo dục gia đình và giáo dục xã hội của các đối tượng điều tra cịn hạn chế. Chính vì vậy hiệu quả của việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường còn mờ nhạt, chưa rõ ràng, cụ thể. Thực trạng này đặt ra cho người CBQL cần có giải pháp làm tốt công tác tuyên truyền để giáo viên, phụ huynh học sinh, các lực lượng xã hội nhận thức ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Mặt khác CBQL đổi mới việc xây dựng kế hoạch phối hợp, vận dụng phù hợp với thực tiễn để nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

Việc thu hút các lực lượng tham gia tổ chức các hoạt động TNST có vai trị hết sức quan trọng. Để đánh giá được mức độ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong tổ chức các hoạt động TNST ở các trường THPT huyện Sơn Dương, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thông qua bảng hỏi sau:

- Chúng tôi đã tiến hành khảo sát: 18 cán bộ quản lý các trường THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

- Với các mức độ:

+ Tốt - tương ứng 4 điểm. + Khá - tương ứng 3 điểm.

+ Trung bình - tương ứng 2 điểm. + Yếu - tương ứng 1 điểm.

Kết quả cụ thể:

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về mức độ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong tổ chức các hoạt động TNST ở các trường THPT huyện

Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang hiện nay

STT Nội dung Mức độ thực hiện Điểm TB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL %

1 Chính quyền địa phương 1 5,6 3 16,7 10 55,5 4 22,2 2,05

2 Các cơ quan, đoàn thể 0 0 2 11,1 7 38,9 9 50 1,61

3 CBQL, GV nhà trường 14 77,7 3 16,7 1 5,6 0 3,6

4 Phụ huynh học sinh 3 16,7 6 33,3 4 22,2 5 27,8 2,3

Điểm trung bình chung 2,39

Kết quả điều tra ở Bảng 2.5 cho thấy mức độ tham gia hoạt động TNST được đánh giá ở mức trung bình (điểm trung bình chung 2,39). Cụ thể:

Đội ngũ CBQL, giáo viên nhà trường là lực lượng nòng cốt và chủ yếu tham gia tổ chức các hoạt động TNST (điểm trung bình 3,6). Điều này đã

phản ánh thực tế ở các trường, CBQL, giáo viên là lực lượng chính tham gia tổ chức các hoạt động TNST. Các lực lượng khác ít tham gia, hoặc hầu như không tham gia vào các hoạt động TNST cụ thể: chính quyền địa phương, PHHS ít tham gia (điểm trung bình 2,05 đến 2,3), thậm chí các cơ quan đồn thể được đánh giá mức độ tham gia yếu (điểm trung bình 1,61).

Như vậy, cơng tác phối hợp các lực lượng xã hội đặc biệt là cha mẹ học sinh, các đồn thể, chính quyền địa phương tham gia tổ chức các hoạt động TNST còn nhiều hạn chế. Điều này chứng tỏ nhà trường chưa huy động tối đa sự tham gia của cha mẹ học sinh và các lực lượng khác như: các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương các cấp trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục

học sinh nói chung và trong tổ chức các hoạt động TNST nói riêng. Nhà trường với vai trò chủ đạo của hoạt động phối hợp cần chủ động hơn nữa trong công tác phối hợp giữa các lực lượng để tổ chức các hoạt động TNST đạt mục tiêu, hiệu quả đề ra. Ban giám hiệu các nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch và có các biện pháp để huy động tốt các lực lượng tham gia vào tổ chức các hoạt động TNST trong nhà trường.

2.3.3. Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang hiện nay

2.3.3.1. Thành lập ban chỉ đạo trong tổ chức các hoạt động TNST

Qua trao đổi với các cán bộ quản lý, giáo viên tại các trường THPT trên địa bàn huyện, thực tế có 6/6 trường thành lập ban chỉ đạo. Tuy nhiên hoạt động của ban chỉ đạo chưa đạt hiệu quả. Chúng tôi tiến hành điều tra và thu được kết quả như sau:

- Chúng tôi đã tiến hành khảo sát: 102 cán bộ quản lý, giáo viên, gia đình và các LLXH.

- Các mức độ thực hiện: Rất TX - tương ứng 3 điểm, Thường xuyên (TX) - tương ứng 2 điểm, Không TX - tương ứng 1 điểm.

- Các mức độ thực hiện: Rất tốt - tương ứng 3 điểm, Tốt - tương ứng 2 điểm, Không tốt - tương ứng 1 điểm. Kết quả cụ thể:

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về mức độ, hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo sự phối hợp trong tổ chức các hoạt động TNST

STT Nội dung Mức độ thực hiện Điểm TB Mức độ đạt đƣợc Điểm TB Rất TX TX Không TX Rất tốt Tốt Chưa tốt SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1

Ban chỉ đạo sự phối hợp giữa gia đình nhà trường trong tổ chức hoạt động TNST

13 12,7 24 23,5 65 63,7 1,49 10 9,8 22 21,6 70 68,6 1,41

Tuy nhiên mức độ và hiệu quả cịn thấp. Như vậy, có thể khẳng định các ban chỉ đạo sự phối hợp giữa gia đình nhà trường trong tổ chức hoạt động TNST hoạt động chưa thường xuyên (điểm trung bình 1,49) nên dẫn đến hiệu quả thấp (điểm trung bình 1,41). Ở một số nhà trường, việc thành lập ban chỉ đạo được coi là thủ tục hành chính, mang tính hình thức, đối phó. Việc bng lỏng cơng tác quản lý hoạt động của ban chỉ đạo trong các nhà trường đã làm cho các thành viên chưa nhận thức đầy đủ và chưa thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy chế đã xây dựng.

Từ thực trạng này, đặt ra cho Hiệu trưởng phải chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội và có quy chế hoạt động cụ thể, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong ban chỉ đạo sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong tổ chức các hoạt động TNST. Kịp thời nhắc nhở đối với những tập thể cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ theo quy định và khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân thực hiện tốt.

2.3.3.2. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động TNST

- Chúng tôi đã tiến hành khảo sát: 55 cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

- Với các mức độ: Tốt - tương ứng 4 điểm, Khá - tương ứng 3 điểm, Trung bình - tương ứng 2 điểm, Yếu - tương ứng 1 điểm. Kết quả cụ thể:

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động TNST ở các trường THPT STT Nội dung Mức độ thực hiện TB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL %

1 Xây dựng kế hoạch tuần, tháng,

năm về tổ chức HĐTNST 0 0 11 20 30 54,5 14 25,5 1,94 2 Phân công kế hoạch cụ thể cho

STT Nội dung Mức độ thực hiện TB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % kế hoạch tổ chức các HĐTNST. 3

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh nhận thức đúng về vai trò của HĐTNST.

0 0 0 0 25 45,5 30 55,5 1,45

4

Xây dựng kế hoạch tham gia tập huấn hoạt động TNST do Bộ GD, Sở Giáo dục tổ chức.

0 0 0 0 46 83,6 9 16,4 1,83

5

Xây dựng kế hoạch triển khai, huấn luyện kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên.

0 0 0 0 13 23,6 42 76,4 1,23

6

Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động TNST.

0 0 3 5,5 19 34,5 33 60 1,45

7 Xây dựng kế hoạch tham dự một

số HĐTNST. 0 0 6 10,9 28 50,9 21 38,2 1,72

8

Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí trang thiết bị để tổ chức HĐTNST.

0 0 0 0 17 30,9 38 69,1 1,3

9 Kế hoạch phối hợp các lực lượng

giáo dục trong nhà trường. 0 0 9 16,3 32 58,2 14 25,5 1,9 10 Kế hoạch phối hợp các lực lượng

giáo dục ngoài nhà trường. 0 0 5 9,1 17 30,9 33 60 1,49

Điểm trung bình chung 1,59

Qua kết quả ở bảng 2.7 đánh giá thực trạng việc xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường THPT huyện Sơn Dương chưa cao (điểm trung bình chung 1,59). Có sự khác nhau giữa các tiêu chí của nội dung xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động TNST, cụ thể:

Tiêu chí “Xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm về tổ chức các hoạt

động TNST” được xếp thứ nhất với giá trị trung bình là 1,94. Đa số các CBQL và giáo viên cho rằng nhà trường đã xây dựng tương đối đầy đủ kế hoạch tuần, tháng, năm về tổ chức các hoạt động TNST.

Tiêu chí “Phân cơng kế hoạch cụ thể cho các bộ phận phụ trách, triển

khai kế hoạch tổ chức các hoạt động TNST” cịn thấp, giá trị trung bình 1,6.

Nguyên nhân là do nhà trường chưa phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, các tiểu ban phụ trách; kế hoạch tổ chức các hoạt động TNST còn chung chung, chưa cụ thể chủ yếu giao cho giáo viên tự xây dựng theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các tiêu chí “Xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho cán bộ giáo viên,

cha mẹ học sinh nhận thức đúng về vai trò của hoạt động TNST” ở mức độ

thực hiện thấp, giá trị trung bình 1,45. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy phần lớn CBQL và giáo viên đánh giá cơng tác này của nhà trường chưa có hiệu quả, cịn yếu kém, lãnh đạo nhà trường rất ít khi đề cập đến vấn đề tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, mục tiêu của hoạt động TNST cho các đối tượng trên, mà chủ yếu nhắc nhở thông qua họp hội đồng, chào cờ đầu tuần.

“Xây dựng kế hoạch tham gia tập huấn hoạt động TNST do Bộ, Sở giáo

dục tổ chức” giá trị trung bình 1,83; “Xây dựng kế hoạch triển khai, huấn

luyện kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên” cũng ở mức độ thực hiện thấp,

giá trị trung bình 1,23. Một thực tế là khi Sở Giáo dục và Đào tạo có cơng văn tập huấn về hoạt động TNST thì nhà trường mới lập danh sách cử giáo viên tham gia. Nhà trường hiếm khi xây dựng kế hoạch thực hiện các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV và các lực lượng tham gia hoạt động TNST, hoặc nếu có nội dung cũng chỉ lồng ghép vào những buổi họp.

Qua đây có thể kết luận rằng việc quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động TNST ở các trường THPT trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức. Cán bộ quản lý cần chủ động xây dựng kế hoạch và có những giải pháp để nâng cao chất lượng

công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về tổ chức các hoạt động TNST trong thời gian tới.

Tiêu chí “Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm tổ

chức các hoạt động TNST” của BGH, có đến 60% ý kiến của giáo viên được

hỏi đánh giá chưa tốt, mức độ thực hiện đạt giá trị trung bình thấp bằng 1,45. Các trường THPT ít đánh giá, kiểm tra việc tổ chức các hoạt động TNST nên hình thức, nội dung cịn lặp lại, chưa đa dạng; nội dung còn sơ sài, cách thức tổ chức cịn máy móc, chưa sinh động, chưa thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh.

Các tiêu chí cịn lại như: “Xây dựng kế hoạch tham dự một số

HĐTNST”; “Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí trang thiết bị để tổ chức

HĐTNST”; “Kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục ngồi nhà trường” cịn có giá trị thấp, giá trị trung bình từ 1,3 cho đến 1,72. Điều đó chứng tỏ, các nhà trường mới chỉ tập trung vào một số nội dung, chưa chú trọng việc xây dựng kế hoạch toàn diện. Đặc biệt là việc xây dựng kế hoạch phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức thực hiện có chất lượng các hoạt động TNST cho học sinh cịn hình thức, hạn chế.

Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý, nhưng hoạt động này của BGH các trường THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang còn mờ nhạt, nhiều hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học phổ thông huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 51 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)