2.3. Kết quả khảo sát
2.3.1. Thực trạng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã được tổ chức
chức trong nhà trường
a) Thực trạng nhận thức về vai trò, mức độ ảnh hưởng của hoạt động TNST đối với sự hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.
GĐ-XH CBQL+GV HS 0 60 50 40 30 20 10 0 14,5 4,1 29,8 28,1 9,1 21,3 22,3 30,9 34,4 45,5 60 Không ảnh hưởng Ít Bình thường Lớn
Biểu đồ 2.1: Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của HĐTNST đối với sự hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của HS
Biểu đồ 2.1 đã cho thấy thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên, Gia đình, các LLXH và học sinh các trường THPT huyện Sơn Dương.
- Có 60% cán bộ quản lý và giáo viên được hỏi ý kiến cho rằng hoạt động TNST có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của học sinh. Khơng có ý kiến nào cho rằng hoạt động TNST khơng có ảnh hưởng gì. Từ kết quả trên, có thể khẳng định, đội ngũ CBQL và giáo viên cơ bản đã có sự nhận thức đúng về vai trị, tầm quan trọng của hoạt động TNST trong nhà trường.
- Bên cạnh đó cũng có tới 30,9% cán bộ giáo viên cho rằng hoạt động TNST ảnh hưởng bình thường; 9,1% ý kiến cho rằng hoạt động TNST ít ảnh hưởng đối với sự hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh.
Như vậy, còn một bộ phận CBQL và giáo viên chưa nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động TNST trong việc hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh.
Thực trạng nhận thức của học sinh:
hoạt động TNST; 22,3% học sinh cho rằng hoạt động TNST ít ảnh hưởng đối với sự hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của bản thân mình; 28,1% số học sinh được hỏi không thấy rõ tác dụng của hoạt động TNST và 4,1% số học sinh cho rằng hoạt động TNST khơng ảnh hưởng gì tới quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.
Thực trạng nhận thức của gia đình và các lực lượng xã hội:
- Có 34,4% PHHS và các LLXH nhận thức được vai trò và mức độ ảnh hưởng lớn của hoạt động TNST; 21,3% PHHS và các LLXH cho rằng hoạt động TNST ảnh hưởng bình thường; 29,8% PHHS và các LLXH cho rằng hoạt động TNST ít ảnh hưởng tới sự hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh; còn 14,5% PHHS và các LLXH khẳng định hoạt động TNST không ảnh hưởng tới quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.
Từ những số liệu điều tra trên có thể khẳng định: Số PHHS và các LLXH chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động TNST trong hình thành và phát triển năng lực cho học sinh còn nhiều (14,5%). PHHS và các LLXH chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường, cịn có tư tưởng giao phó nhiệm vụ giáo dục học sinh cho nhà trường.
b) Thực trạng các hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động TNST trong nhà trường.
- Chúng tôi đã tiến hành khảo sát: 55 cán bộ quản lý và giáo viên.
- Với các mức độ Thường xuyên (TX) tương ứng 3 điểm, thỉnh thoảng (TT) tương ứng 2 điểm, không thường xuyên (KTX) tương ứng 1 điểm. Kết quả cụ thể:
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và GV trong nhà trường về các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động TNST STT Các hình thức, phƣơng pháp tổ chức HĐTNST Mức độ thực hiện Điểm TB TX TT Không TX SL % SL % SL % 1 Tham quan, thực tế. 4 7,3 23 41,8 28 50,9 1,56 2 Các câu lạc bộ. 35 63,6 17 30,9 3 5,5 2,58 3 Hoạt động xã hội, tình nguyện. 0 0 23 41,8 32 58,2 1,41 4 Nghiên cứu khoa học, viết dự án. 0 0 20 36,4 35 63,6 1,36
5 Diễn đàn. 5 9,1 34 61,8 16 29,1 1,8
6 Các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, TDTT. 42 76,4 13 23,6 0 0 2,76
7 Trò chơi. 41 74,5 10 18,2 4 7,3 2,67
8 Thực hành lao động việc nhà. 6 10,9 41 74,6 8 14,5 1,96 9 Các hình thức khác. 0 0 7 12,8 48 87,2 1,12
Điểm trung bình chung 1,91
Qua trao đổi thông tin với CBQL, giáo viên, học sinh và tìm hiểu hồ sơ, báo cáo tổng kết năm học của các trường chúng tôi nhận thấy: Các trường thường tổ chức các hoạt động TNST thông qua giáo dục NGLL được đưa vào kế hoạch năm học ngay từ đầu năm học. Tuy nhiên việc lựa chọn nội dung, quy mơ, hình thức tổ chức khá đơn điệu và hiệu quả của hoạt động này ở các trường còn thấp. Việc tổ chức các hoạt động TNST cịn mang tính hình thức, chưa hiệu quả điểm trung bình trung 1,91; cá biệt có một số trường tổ chức các hoạt động TNST nhưng thực hiện không đúng với mục tiêu đề ra.
Những hình thức tổ chức hoạt động TNST trong trường THPT mà học sinh thường xuyên được tham gia như: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT điểm trung bình 2,76; trò chơi điểm trung bình 2,67; các câu lạc bộ điểm trung bình 2,58. Những hình thức tổ chức mà học sinh thỉnh thoảng
tham gia như : Thực hành lao đô ̣ng vi ệc nhà, việc trường điểm trung bình 1,96; diễn đ àn đi ểm trung bình 1,76. Những hình thức tổ chức mà học sinh không tham gia như : Nghiên cứu khoa ho ̣c , viết dự án điểm trung bình 1,36; các hoạt động xã hội , tình nguyện 1,41; tham quan, thực tế 1,56; các hoạt động khác điểm trung bình 1,12.
Thực tế các hình thức tổ chức hoạt động TNST ở các trường THPT còn rất đơn điệu, chưa đa dạng, chỉ tập trung vào một số hoạt động như: thi hát múa, kể chuyện hoặc nghe báo cáo... Việc tổ chức lặp đi lặp lại các hình thức tổ chức các hoạt động TNST gây nhàm chán, không thu hút sự tham gia nhiệt tình của học sinh, chưa khơi gợi sự hứng thú, sáng tạo của học sinh khi tham gia hoạt động.
Nguyên nhân do giáo viên thiếu kỹ năng thiết kế, thiếu năng lực tổ chức các hoạt động tập thể, việc lựa chọn nội dung tích hợp kiến thức liên mơn cịn hạn chế. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa thuận lợi như: phòng học, sân bãi, trang thiết bị, đồ dùng học tập còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu để tổ chức các hoạt động TNST. Việc phối hợp giữa gia đình, xã hội trong cố vấn, huy động nguồn lực, kinh phí hỗ trợ để tổ chức các hoạt động chưa hiệu quả.
Như vậy, việc thực hiện chương trình hoạt động TNST ở các trường THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang cịn mang tính hình thức, chưa lựa chọn được nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp. Các hình thức tổ chức hoạt động thiếu tính đa dạng, lặp lại nhiều lần, gây nhàm chán cho học sinh. Chất lượng, hiệu quả trong tổ chức các hoạt động còn thấp.