Cơ sở xuất phát của việc tổ chức dạy học Lịch sử theohướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học lịch sử việt nam lớp 11 theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh ở trường trung học phổ thông công nghiệp tỉnh hòa bình (Trang 30 - 35)

Bảng 2.4 Thống kê điểm số bài kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2. Cơ sở xuất phát của việc tổ chức dạy học Lịch sử theohướng phát triển

1.1.2.1. Mục tiêu bộ môn Lịch sử

Về kiến thức: trang bị cho HS kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới (LSTG) và lịch sử Việt Nam (LSVN) từ cội nguồn cho đến ngày nay. Qua đó, các em hiểu rõ sự phát triển đi lên của lịch sử và đặc biệt đối với lịch sử dân tộc

Kỹ năng: Trên cơ sở hình thành kiến thức, DHLS ở trường phổ thông nhằm phát triển cho HS các kỹ năng: kỹ năng thu thập và xử lí thơng tin; kỹ năng tư duy

như phân tích, so sánh, đối chiếu; kỹ năng đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm; kỹ năng thực hành bộ môn lịch sử; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề…..

Về thái độ, DHLS nhằm bồi dưỡng cho các em thái độ, xúc cảm lịch sử như: sự đồng tình hay phản đối, căm ghét, tức giận, tích tích cực, sự kiên trì, chăm chỉ, tự kiềm chế trong hoạt động hợp tác….

Qua đó, góp phần phát triển cho HS các năng lực chung (NL tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, NL giao tiếp, NL hợp tác, hội nhập, NL sử dụng Công nghệ thông tin – truyền thông, NL sử dụng ngơn ngữ, NL tính tốn [6; tr47,48]), năng lực môn học (NL tái hiện lịch sử, NL tư duy, NL đánh giá, NL thực hành, NL giải quyết vấn đề, NL tự học lịch sử). Đồng thời, trên cơ sở đó góp phần bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức cho các em.

Để thực hiện được mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông (THPT), nhằm đáp ứng được yêu cầu của giáo dục, tổ chức dạy học Lịch sử phải căn cứ vào mục tiêu của bộ môn, của từng chương và từng bài, lựa chọn phương pháp, cách thức thực hiện. Mặt khác, khi vận dựng các phương pháp, cách thức tổ chức DH phải đạt được mục tiêu bài học, môn học…

1.1.2.2. Đặc trưng của kiến thức lịch sử và con đường nhận thức lịch sử của học sinh

Kiến thức lịch sử khác với kiến thức của các bộ mơn khác, nó mang tính tương đối, tính quá khứ, tính cụ thể, tính hệ thống, tính khơng lặp lại và mối quan hệ giữa sử và luận.

Lịch sử là q trình phát triển của xã hội lồi người, từ khi con người và xã hội hình thành đến nay tất cả những sự kiện và hiện tượng lịch sử được chúng ta nhắc đến đều đã xảy ra nên nó mang tính q khứ. Bởi vậy, người ta khơng thể trực tiếp quan sát lịch sử quá khứ và chỉ nhận thức một cách gián tiếp thông qua các nguồn tài liệu được lưu lại (hiện vật, thành văn, hình ảnh) Như vậy, việc tổ chức DHLS có những đặc trưng riêng biệt và khó khăn nhất định. Song xét từ góc độ khác, nó cũng mang lại cho việc tổ chức DHLS những ưu điểm mà các bộ mơn khác khơng thể có được như việc bồi dưỡng và phát triển tư duy tái tạo, trí tưởng tượng của HS.

thời gian và không gian làm nảy sinh sự kiện hiện tượng đó.

Lịch sử là khoa học nghiên cứu tiến trình phát triển hợp quy luật của xã hội loài người và của các quốc gia, dân tộc khác nhau. Lịch sử m i nước, m i dân tộc đều có diện mạo riêng do những điều kiện tự nhiên và xã hội quy định. Chính đặc điểm này đòi hỏi khi tổ chức dạy học Lịch sử cho HS cần chú ý đến các sự kiện hiện, tượng lịch sử càng cụ thể, sinh động bao nhiêu, càng hấp dẫn bấy nhiêu.

Điều này đòi hỏi khi tổ chức dạy học Lịch sử cho HS cần chú ý đến mối quan hệ lịch đại và đồng đại của các sự kiện lịch sử, cũng như mối quan hệ nội tại giữa các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để cung cấp cho học sinh những kiến thức lịch sử khoa học, mang tính hệ thống là hoàn chỉnh.

Sử học là một ngành của khoa học xã hội, nó xuất hiện từ rất sớm. Nhiều sử gia nổi tiếng đã ghi chép lại nhiều sự kiện, hiện tượng lịch sử có ý nghĩa quan trọng, nhằm để lại cho hậu thế những trước tác lịch sử quý báu họ đã tích lũy được những tư liệu lịch sử phong phú và trình bày những quan điểm tư tưởng về sử học và phương pháp giải quyết những vấn đề lịch sử.

Cũng chỉ có nắm vững những tư liệu lịch sử về các mặt trong mối liên hệ nội tại và dưới sự chỉ đạo của lý luận và phương pháp khoa học, mới có thể khắc phục được những khó khăn do đặc điểm của kiến thức lịch sử (tính quá khứ) và làm xuất hiện trong đầu óc HS những biểu tượng sinh động, và tư duy hình thành khái niệm, đạt tới tầm cao của nhận thức lý tính.

Từ đặc trưng kiến thức lịch sử ấy thì con đường nhận thức lịch sử bao giờ cũng đi từ nghiên cứu sự kiện, đến tạo biểu tượng và hình thành khái niệm, nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử. Tổ chức DHLS cho HS theo hướng phát triển NLHT cũng phải tuân thủ đặc trưng và con đường nhận thức lịch sử. Tổ chức dạy học cho HS thông qua sự kiện, phải tạo được biểu tượng, hình thành khái niệm để từ đó nêu lên được quy luật và rút ra bài học.

1.1.2.3. Đặc điểm tâm sinh lý và hoạt động nhận thức của học sinh

Đối với HS THPT là độ tuổi đang có nhiều chuyển biến nhất về cả mặt tâm lí lẫn sinh lí. Tuổi thanh niên (từ 16 đến 18 tuổi) là giai đoạn bắt đầu tuổi dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi đầu thanh niên là thời kì đầu đạt được sự tăng trưởng về mặt thể lực, nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng đã chậm lại. Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Đây chính là giai đoạn phát triển phức tạp về nhiều mặt của cá thể. “Cái tôi trường học” (năng lực nhận thức, năng lực học tập), “cái tôi xã hội” (năng lực giao tiếp), “cái tôi thể chất” (sức khoẻ, hình dạng), “cái tơi cảm xúc” (sự hài lịng về bản thân mình) là bốn yếu tố quan trọng trong sự tự ý thức của học sinh THPT. Hơn bất cứ lứa tuổi nào, học sinh THPT có ý thức về hình ảnh cơ thể bản thân rất tỉ mỉ, nghiêm khắc. Tư duy lý luận đã bắt đầu phát triển (ở THCS mới chỉ là tư duy cụ thể)

Bên cạnh đó, do cịn thiếu kinh nghiệm sống, kĩ năng sống nên việc tự đánh giá bản thân gặp khơng ít khó khăn và đơi khi cịn gây ra những ngộ nhận. Ví dụ: bướng bỉnh, ngang tàng được hiểu lầm là gan góc; sự càn quấy được xem như một điều lạ, một cách thể hiện sự anh h ng… Tâm lí chung của lứa tuổi thanh niên là ham thích cái mới lạ và khả năng kiềm chế, kiểm soát hành vi chưa cao, hơn nữa kinh nghiệm sống còn hạn chế nên vẫn chưa phân biệt được rạch ròi đúng - sai, tốt – xấu, dễ bị dụ d , lôi kéo…

Và một đặc điểm nữa, đó là việc “bắt chước” những thói quen, những hành vi của mọi người trong xã hội. Thường thì ở lứa tuổi này, như đã nói, việc nhận thức đúng - sai cịn rất hạn chế. Vì vậy, những biến thái của xã hội cả tích cực và tiêu cực đều có ảnh hưởng nhiều đến tâm lí, nhận thức của học sinh. Các bạn mặc d đã xây dựng được quan điểm riêng cho mình nhưng vẫn dựa trên xã hội, dựa trên bố mẹ, bạn bè, thầy cô… Điều này chi phối đến hành vi, cách ứng xử, giao tiếp và xử lí tình huống của học sinh THPT.

Như vậy từ đặc điểm của kiến thức lịch sử cho thấy hoạt động nhận thức lịch sử của HS phải bắt đầu từ tri giác tài liệu, sự kiện, đồ d ng trực quan, từ đó mới tiến

của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Để hiểu được bên trong (bản chất) của sự kiện, hiện tượng lịch sử cần phải có hoạt động tư duy. Chính nhờ các thao tác của tư duy phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, HS sẽ tìm được bản chất của sự vật hiện tượng (khái niệm lịch sử). Từ hiểu khái niệm rút ra quy luật, bài học lịch sử, HS mới có thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Để phát triển hoạt động tư duy của HS trong DH, GV cần có các câu hỏi vì sao? như thế nào? qua đó giúp HS có thể nhận thức được bản chất của vấn đề.

1.1.2.4. Yêu cầu đổi mới giáo dục

Với những thành tựu vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, đã tạo ra bước đột phá quan trọng, đặc biệt là sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức. Điều này địi hỏi giáo dục cần phải có sự đổi mới đồng bộ, từ mục tiêu, nội dung, đến phương pháp và hình thức tổ chức dạy học… trong đó đổi mới phương pháp dạy học được xem là khâu then chốt. Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đã và đang trở thành xu thế trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực về đào tạo nguồn nhân lực.

Giáo dục Việt Nam khơng nằm ngồi xu thế ấy, đã xác định phương hướng đổi mới phương pháp dạy học là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; DH phải ph hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, phải bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. Theo đó, các yếu tố của q trình dạy học ở trường phổ thơng cần được tiếp cận theo hướng đổi mới từ chương trình, sách giáo khoa đến phương pháp dạy học, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Tức là, phải chuyển từ mơ hình dạy học truyền thống - lấy giáo viên làm trung tâm sang mơ hình để dạy học lấy học sinh làm trung tâm. GVphải khơi gợi ở HS sự tích cực, tự giác trong q trình lĩnh hội tri thức của bản thân. Từ đó, tổ chức cho HS các

hoạt động học tập phải chú ý khơng đi theo lối mịn (dạy học truyền thống) mà phải chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực.

Để đạt được mục đích như vậy, GV cần tổ chức đa dạng các hoạt động học tập cho HS như cá nhân, tổ, nhóm, tồn lớp. HS phải được tăng cường các hoạt động thảo luận, phát biểu ý kiến, GV chỉ đóng vai trị tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo. Tức là phải chuyển từ dạy kiến thức sang dạy cách học, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học cho HS. M i học sinh có khả năng nhận thức, sở thích và hứng thú khác nhau nên giáo viên phải biết phân hóa từng đối tượng để ph hợp với nhiệm vụ đề ra, khắc phục l i đánh giá một chiều, áp đặt, cần kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS và phải luôn hướng đến sự tiến bộ của HS.

Xu thế trên cũng đòi hỏi bản thân người GV phải linh hoạt tiếp cận cái mới để có những thay đổi ph hợp với nhiệm vụ giáo dục đã đề ra. Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và DHLS nói riêng theo hướng tiếp cận năng lực người học, vừa phải giúp HS chiếm lĩnh những tri thức khoa học cơ bản của bộ môn vừa phải rèn luyện cho các em các kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cuộc sống. Đối với HS trường THPT Cơng Nghiệp việc học tập hợp tác có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển năng lực xã hội nên việc tổ chức DH theo hướng phát triển NLHT trở thành một nhiệm vụ bức thiết giúp HS nói chung, HS trường THPT Cơng Nghiệp nói riêng hịa nhập và đáp ứng tốt yêu cầu nguồn nhân lực hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học lịch sử việt nam lớp 11 theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh ở trường trung học phổ thông công nghiệp tỉnh hòa bình (Trang 30 - 35)