Vận dụng hiệu quả phương pháp đóng vai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học lịch sử việt nam lớp 11 theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh ở trường trung học phổ thông công nghiệp tỉnh hòa bình (Trang 95 - 104)

Bảng 2.4 Thống kê điểm số bài kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng

2.4. Các biện pháp tổ chức dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 theo hƣớng

2.4.3. Vận dụng hiệu quả phương pháp đóng vai

- Quan niệm về phương pháp đóng vai.

Thuật ngữ “đóng vai” là một thuật ngữ khơng cịn xa lạ đối với chúng ta, trên thực tế nó được ứng dụng rất phổ biến, trên sân khấu, những diễn viên hóa thân,

định địi hỏi phải có rất nhiều yếu tố như nhận thức – hiểu biết, kinh nghiệm, bản lĩnh... của m i cá nhân.

Trên thực tế, trong quan niệm và nhận thức của nhiều người thường đồng nghĩa “đóng vai” là sự hóa thân vào nhân vật của các vai diễn trong các loại hình nghệ thuật như kịch nói, cải lương...theo Hồng Phê: “Đóng vai là thể hiện nhân vật trong kịch bản lên sân khấu hay màn ảnh bằng cách hành động, nói năng như thật.” [48; 337]. Tuy nhiên trong mọi mặt của đời sống xã hội, hình thức “đóng vai” được mở rộng hơn giới hạn của việc đóng kịch trên sân khấu rất nhiều. Ngay từ các em HS mẫu giáo đã được tham gia vào các trị chơi đóng vai theo chủ đề: Gia đình (tập làm cha mẹ học cách chăm sóc em..), chủ đề an tồn giao thơng tập làm cảnh sát giao thông, chủ đề bác sĩ, giáo viên…những trò chơi này thu hút sự quan tâm của trẻ, các em rất hứng thú khi được hóa thân vào người lớn để tái tạo những hành động, cử chỉ, tác phong, hành vi, ngôn ngữ...của người khác. Ở trường mầm non các em cũng được đóng vai, hóa thân vào các nhân vật trong những câu chuyện cổ tích hay những câu chuyện có ý nghĩa giáo dục. Như vậy ngay từ khi còn bé các em đã bước đầu được làm quen với PP đóng vai hay một số tác giả cịn gọi là PP đóng kịch.

Nhiều tác giả đã đưa ra định nghĩa về PP đóng vai như sau: Phan Trọng Ngọ cho rằng: “Phương pháp đóng kịch trong dạy học là giáo viên cung cấp kịch bản và đạo diễn, học viên hành động theo các vai diễn‟‟. [43;28]

Tổ chức quá trình dạy học bằng cách xây dựng nên các kịch bản và tổ chức thực hiện kịch bản đó HS sẽ hóa thân vào các vai diễm thể hiện thái độ, tư tưởng, tình cảm, hành vi ứng xử của các nhân vật. Trên cơ sở đó, HS vừa được thực hành, trải nghiệm, hiểu sâu sắc nội dung học tập, vừa rút ra được những bài học nhận thức c ng kỹ năng sống tích cực.

Hiện nay, PP đóng vai đưọc hiểu là PPDH tích cực, góp phần vào việc gắn học tập đi đôi với thực hành. Trong DHLS với mong muốn biến những kiến thức lịch sử từ khô khan trở nên sinh động và gần gũi với HS, GV tổ chức cho HS hóa

thân vào vai các nhân vật lịch sử trong một giai đoạn lịch sử nhất định để các em có điều kiện thể hiện thái độ, tư tưởng của nhân vật. Học sinh trường THPT Công Nghiệp vốn điều kiện học tập cũng khó khăn, ít có cơ hội tiếp xúc những phương tiện, kỹ thuật hiện đại nên việc có thể hóa thân vào vai các nhân vật lịch sử sẽ nhằm khắc sâu các kiến thức đang học, khơi gợi ý thức học tập nơi các em; kích thích các em bộc lộ năng khiếu, tự tin thể hiện bản thân; giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, giải quyết tình huống...

- Ưu điểm và hạn chế của PPDH đóng vai

+ Biện pháp này dễ thực hiện, đồng thời có thể áp dụng rộng rãi. Qua đó, HS được rèn luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ, tạo điều kiện để các em phát huy óc sáng tạo, năng lực hợp tác cũng như kinh nghiệm thực tế của bản thân. Gây hứng thú và sự chú ý cho người học, làm lớp học bớt đi sự đơn điệu, lặp lại của những tiết học theo PP truyền thống.

+ Bên cạnh đó phương pháp đóng vai cũng có những hạn chế: Phải đầu tư khá nhiều thời gian để chuẩn bị và diễn. Trong q trình làm việc có nhiều ý kiến trái ngược nhau, thậm trí mâu thuẫn, xung đột với nhau, các em phải đồn kết và tìm ra cách ứng xử hợp lý nếu khơng sẽ khơng hồn thành được kịch bản và diễn xuất. PP này đồi hỏi sự diễn xuất nhập vai, tâm lí ngượng ng ng, e ngại của HS có thể làm giảm đi hiệu quả của PP này.

- Những yêu cầu đối với GV, HS

+ Đối với GV: Chuẩn bị tình huống. Các tình huống GV đưa ra phải ngắn gọn, dễ hiểu, phải nêu rõ yêu cầu giúp học sinh không bị lạc đề, phải ph hợp với chủ đề bài học, với lứa tuổi và trình độ nhận thức của HS. Khi triển khai thực hiện việc đóng vai trực tiếp trong tiết học. GV cần chia lớp thành các nhóm nhỏ, giao tình huống cho các nhóm c ng với yêu cầu cụ thể về thời gian. Quan sát các nhóm để can thiệp, giúp đỡ kịp thời, khích lệ, thúc đẩy sự tham gia của HS, nhất là các em rụt rè, nhút nhát. Sau khi các nhóm đã đóng vai xong và tự nhận xét về nhau, GV cần đưa ra đáp án của mình để các em có cơ sở so sánh, rút ra bài học cho mình. Ngồi ra GV cịn giữ vai trò quan trong trong việc định hướng HS, giúp các em đi đúng hướng, đúng yêu cầu của bài, tránh đi lạc đề sa đà vào các tính huống mất thời gian.

- Các kiểu đóng vai trong dạy học mơn lịch sử ở trường THPT.

Môn lịch sử là mơn hoc có lợi thế trong việc vận dụng PPDH đóng vai, dựa vào các tiêu chí, các cách phân loại khác nhau chúng ta có thể phân thành các kiểu dạy học đóng vai như sau.

+ Đóng vai dựa vào yêu cầu nắm vững kiến thức cũng như mục đích học tập. + Đóng vai tái hiện và ghi nhớ kiến thức. HS dựa vào kiến thức đã biết, xây dựng nội dung kịch bản với những tình huống, vai diễn đơn giản nhằm kịch bản hóa kiến thức.

+ Đóng vai liên hệ, ứng dụng. Kịch bản được xây dựng chủ yếu trên những tình huống thực tế. Thơng qua kịch bản các em rút ra bài học nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình khi gặp tình huống tương tự.

+ Đóng vai suy luận, phát triển. Kịch bản là những tình huống yêu cầu các em phải hóa thân vào những nhân vật lịch sử, những triều đại trong lịch sử.. và đưa ra những quyết định, chính sách cho ph hợp với điều kiện hồn cảnh đất nước lúc bấy giờ, từ đó so sánh, rút ra kết luận, đánh giá những chính sách của các nhân vật lịch sử, triều đại lịch sử xem có đúng đắn và chính xác hay khơng, hoặc đơi khi kịch bản là những tình huống buộc các em đưa ra những tình huống khác với tình huống đã diễn ra trong lịch sử để suy luận xem lịch sử sẽ diễn ra như thế nào?

+ Đóng vai dựa vào nội dung bài học. Đóng vai c ng chủ điểm, chủ đề. Các nhóm c ng chuẩn bị, thể hiện kịch bản, diễn xuất theo c ng một chủ đề xác định. Đóng vai khác chủ đề, chủ điểm. M i nhóm xây dựng kịch bản, thể hiện kịch bản, diễn xuất theo những vấn đề, chủ đề, chủ điểm khác nhau. Hình thức này tạo điều kiện cho giáo viên hệ thống hóa lại nội dung kiến thức.

+ Đóng vai dựa theo tiêu chí thời gian chuẩn bị. Đóng vai một cách trực tiếp. Việc xây dựng kịch bản và thể hiện kịch bản được thực hiện trực tiếp trong một tiết học. Đóng vai chuẩn bị trước. HS nhận tình huống từ tiết học trước và thực hiện vào tiết học sau. Các em có thời gian chuẩn bị ở nhà nên khi thể hiện trên lớp thường hiệu quả hơn hình thức đóng vai trực tiếp.

+ Đóng vai dựa trên tiêu chí sự tương tác giữa HS trong q trình thực hiện. Đóng vai theo nhóm, các hoạt động từ xây dựng kịch bản, chuẩn bị, diễn xuất đều dựa trên sự hoạt động theo nhóm, huy động sự tham gia của các thành viên. Đóng vai độc lập, mọi công việc giao cho một cá nhân đảm nhiệm, hình thức này chủ yếu được sử dụng trong những trường hợp muốn khai thác diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật có sự đấu tranh nội tâm, tư tưởng khi phải đưa ra một quyết định quan trọng nào đó.

- Cách thức tiến hành

Dạy học thơng qua PP đóng vai cũng có những quy trình nhất định, quy trình đó phải được xác định, thực hiện theo các hướng hay tiến trình dựa trên các hình thức của việc đóng vai. Căn cứ vào mục đích, tính chất, thời gian tiến hành hoạt động đóng vai, chúng ta có thể phân ra các loại hình đóng vai như sau: Đóng vai trực tiếp trong một tiết học, đóng vai có sự chuẩn bị trước, đóng vai suy luận, tái hiện, đóng vai c ng nội dung và khác nội dung, đóng vai phát triển, đóng vai theo nhóm, đóng vai độc lập. M i hình thức đều có những yêu cầu xác định, nhưng tựu chung lại đều phải tn theo một quy trình mang tính tổng qt chung.

Theo chúng tơi quy trình sử dụng PP đóng vai bao gồm các bước sau:

Bước 1. GV dựa vào nội dung cụ thể của từng bài, từng chương để lựa chọn cho HS đóng vai.

Bước 2. GV tổ chức một nhóm HS đóng vai có khả năng và u thích Lịch sử và giao nhiệm vụ, chuẩn bị về kịch bản và thời gian hoàn thành.

Bước 3. HS tự thảo luận, phân công vai diễn và tiến hành tập dượt. Bước 4. Thông qua kịch bản với GV.

Bước 5. HS tiến hành đóng vai như được phân cơng các vai diễn trong tình huống.. Bước 6. Nhận xét, đánh giá

Bước 7. GV kết luận và rút ra bài học cho HS sau vai diễn hoặc tình huống cần đóng vai..

Để thực hiện PP này có hiệu quả địi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản đối với GV và HS, hay nói các khác là vai trị của GV và HS rất quan trọng.

hiểu về nguyên nhân, diễn biến và sự b ng nổ của phong trào Cần vương. GV tổ chức cho HS hoạt động đóng vai để dạy học về nhân vật là: “Đóng vai là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đối thoại trước đêm xảy ra cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế”.

Sau khi củng cố bài 20, GV sẽ giao nhiệm vụ cho nhóm HS để tiến hành xây dựng kịch bản, lên kế hoạch luyện tập và trình bày trước lớp. Lưu ý, nếu nhóm có thể xây dựng được kịch bản thì tốt, nhưng nếu khơng thì GV cần linh hoạt chuẩn bị sẵn kịch bản và hướng dẫn HS thực hiện.

Yêu cầu: Nội dung kịch bản phải rõ ràng, phản ánh đúng hiện thực lịch sử đã diễn ra, ngơn từ trong sáng, súc tích và có tính giáo dục. Thời gian trình bày khơng q 7 phút, khuyến khích có sự chuẩn bị về đạo cụ, trang phục trên tinh thần sáng tạo, tiết kiệm chi phí.

- Tiến trình bài học:

Trước tiên, GV vẫn phải thực hiện đầy đủ các công việc của một bài học: ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài mới một cách nhanh gọn. u cầu nhóm có nhiệm vụ chuẩn bị và trình bày kịch bản của mình, GV phát phiếu học tập với những nội dung chính HS cần lĩnh hội trong bài. Có thể sử dụng cơng nghệ thơng tin với sự h trợ của phần mềm Power Point để kịch bản thêm phần hấp dẫn.

- Tổ chức các hoạt động dạy học:

Sau khi ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ (nếu có) GV đi vào bài mới, thực hiện các đơn vị kiến thức

I. Phong trào Cần Vương

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự b ng nổ phong trào Cần vương.

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế

nước ta trước khi cuộc phản cơng diễn ra. Sau đó GV u cầu nhóm đóng vai thể hiện vai diễn trong 7 phút, trong khi HS đóng vai, tất cả HS khác phải chú ý, theo dõi.

Kết thúc phần thể hiện, GV điều hành phần thảo luận, đánh giá. Trước hết lấy ý kiến của HS trong lớp, cuối c ng GV nhận xét, góp ý những ưu, khuyết điểm khi các em thể hiện kịch bản. Vì đây là hoạt động cần nhiều thời gian cũng như công sức chuẩn bị, tập dượt, của các em nên GV có thể lấy kết quả để cho điểm (kiểm tra miệng hay 15 phút)

Tiếp theo GV chiếu lên màn hình bảng hệ thống kiến thức tiêu biểu về cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự b ng nổ phong trào Cần vương, để tất cả HS trong cả lớp hiểu được và các bạn trong lớp nhận xét, bổ xung.

Cuối c ng GV tổng kết lại, có thể cho điểm để khuyến khích nhóm.

Chẳng hạn trong bài này chúng tôi minh họa một kịch bản chuẩn bị sẵn cho HS: Xây dựng kịch bản về đêm trước cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế.

Tiểu phẩm “Tiếng sấm trong đêm”

Nhân vật: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, thái giám, thị vệ.

Lời dẫn: Ánh trăng kì ảo giăng đầy khắp nơi, kinh thành Huế nghiêng nghiêng xinh đẹp bên sông Hương thơ mộng. Phong cảnh mộng ảo và n bình mặc kệ những đợt sóng ngầm chỉ chực chờ dâng lên nhấn chìm tất cả.

Đêm khuya tĩnh mịch như tờ, hồng cung chìm trong bóng tối thâm u. Ngọn đèn dầu trong thư phịng của nhà vua vẫn tỏa ánh sáng ấm áp, tiếng sột soạt của những trang sách được lật mở.

Thái giám (tư thế khom cúi, từ bên ngoài khẽ tiến đến gần vua Hàm Nghi): Đêm đã về khuya, hoàng thượng hãy đi nghỉ sớm để giữ gìn long thể. Thần trơng sắc mặt của hồng thượng khơng được tốt. Hay để thần truyền ngự y?

Vua Hàm Nghi: (bỏ sách xuống, lấy tay tựa lên trán dáng suy tư): trẫm khơng sao. Gần đây trẫm hay có cảm giác bất an, dự cảm có điều gì khơng lành. Có lẽ vì vậy mà mệt mỏi chăng? (thở dài)

Hàm Nghi: (hoài nghi) Đêm đã về khuya, Thuyết khanh còn muốn gặp ta hẳn có việc quan trọng. Truyền Tơn Thất Thuyết, hai ngươi lui xuống cho ta!

Thị vệ + Thái giám: (chắp tay, cúi người): Tuân lệnh! Thị vệ và thái giám lui xuống, Tôn Thất Thuyết bước vào

Tôn Thất Thuyết: (chắp tay, cúi đầu): Trời đã muộn mà thần cịn quấy rầy, xin hồng thượng tha tội.

Hàm Nghi: (bước tới, nâng Tôn Thất Thuyết dậy): Thuyết khanh đừng đa lễ, trẫm biết khanh có chuyện quan trọng muốn nói nên mới tìm trẫm lúc đêm khuya thế này. Nào hãy cùng ngồi xuống, chỉ có hai ta ở đây khơng cần xưng lễ nghĩa vua tôi.

Tôn Thất Thuyết: đa tạ hồng thượng! (Hàm Nghi và Tơn Thất Thuyết ngồi xuống ghế)

Hàm Nghi: có chuyện gì khanh cứ nói, đừng ngại!

Tơn Thất Thuyết: Dạ vâng, thần cũng là người khơng thích vịng vo. Nếu hoàng thượng đã cho phép, thần xin được đi thẳng vào vấn đề chính.

Hàm Nghi (lộ vẻ hơi lo lắng): được, khanh cứ nói.

Tơn Thất Thuyết: Đầu tiên hạ thần xin mạn phép hỏi hoàng thượng một câu: Hồng thượng có biết tại sao thần lại đưa hồng thượng lên ngai vàng khơng?

Thấy Tơn Thất Thuyết nhìn mình với ánh mát dị hỏi, Hàm Nghi điềm tĩnh trả lời:

Hàm Nghi: Trẫm biết khanh là phụ chính đại thần, cùng với Nguyễn Văn Tường có quyền truất phế ngai vàng. Và trẫm cũng biết, trẫm lên ngai vàng không phải do di chúc của hoàng huynh Phúc Kiến mà do sự định liệu của phụ chính đại thần.

Tơn Thất Thuyết (ánh mắt cương quyết, nở nụ cười): Hoàng thượng quả tinh tường, quả không uổng sự tin tưởng của thần.

Hàm Nghi: (tiếp tục) Tuy trẫm khơng có tài cán đặc biệt có thể suy chuyển được thế cuộc nhiễu nhương hiện tại, nhưng, trẫm có đọc sách thánh hiền, hiểu

vọng khanh có thể hết mình để bảo vệ giang sơn, bảo vệ dân đen con đỏ. Trẫm sẽ ln đứng về phía khanh.

Tơn Thất Thuyết (đứng dạy chắp tay cúi lạy): tạ ơn hoàng thượng đã tin tưởng lão già này. Quả thật khơng dấu gì hồng thượng, đối với bọn “Bạch Quỷ” đang giày xéo nước ta, thần quyết dùng sức mạnh quét sạch chúng. Bằng bất kì giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học lịch sử việt nam lớp 11 theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh ở trường trung học phổ thông công nghiệp tỉnh hòa bình (Trang 95 - 104)