Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học lịch sử việt nam lớp 11 theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh ở trường trung học phổ thông công nghiệp tỉnh hòa bình (Trang 62 - 65)

Bảng 2.4 Thống kê điểm số bài kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.4. Đánh giá chung

Như vậy, qua thực hiện điều tra khảo sát 4 GV và 111 HS, chúng tôi rút ra được những đánh giá chung như sau:

Thực tiễn DHLS ở trường THPT Cơng Nghiệp, tỉnh Hịa Bình cho thấy đa số GV và HS có hiểu biết tương đối về tầm quan trọng của việc phát triển NLHT cho HS. Bên cạnh đó, có khơng ít GV và HS nhận thức còn hạn chế về NLHT. Điều nàỵ chứng tỏ việc phát triển NLHT cho HS còn chưa thực sự được quan tâm, thực hiện chưa mang lại nhiều hiệu quả.

Việc tổ chức DHLS theo hướng phát triển NLHT cho HS vẫn còn nhiều hạn chế, hầu hết chỉ tập trung vào những biện pháp truyền thống khiến cho việc học tập của các em chỉ dừng lại ở mức ghi nhớ, nắm kiến thức không bền vững, thiếu chiều sâu và chưa biết cách vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Mặt khác, những kỹ năng cần thiết lại không được rèn luyện thường xuyên nên rất khó trong việc hình thành và phát triển năng lực nói chung và NLHT nói riêng cho các em.

Thực trạng trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng phải kể đến là l i của GV chưa toàn tâm toàn lực trong cơng việc của mình, chưa thường xuyên tổ chức DHLS theo hướng phát triển NLHT cho HS vào thực tế. Các biện pháp dạy học đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị và thực hiện, trong khi thời lượng tiết học chưa cho phép. GV không chú ý đổi mới PPDH nên khơng tập cho HS thói quen học tập theo các PP mới, dần dần HS trở nên nhút nhát, gây trở ngại cho quá trình DH theo định hướng phát triển năng lực.

Trước thực trạng đó, việc vận dụng các biện pháp sư phạm tổ chức dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho HS trường THPT Công Nghiệp là điều rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn của nhà trường.

Tiểu kết Chương 1

Tổ chức dạy học nói chung và DHLS nói riêng là một quá trình lâu dài, phức tạp, gồm nhiều yếu tố khác nhau. M i yếu tố lại có vai trị và vị trí quan trọng khác nhau trong việc hướng đến thực hiện mục tiêu chung của giáo dục. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học được xem là khâu then chốt, tức là chuyển từ DH lấy GV làm trung tâm sang lấy HS làm trung tâm, từ dạy học định hướng nội dung sang tiếp cận năng lực người học. NLHT là một trong những năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển cho HS, đặc biệt là học sinh trường THPT Công Nghiệp. Muốn đạt được mục tiêu đó, cần phải phát huy ở HS tính tích cực, chủ động, sáng tạo, độc lập trong quá trình lĩnh hội tri thức.

Kiến thức Lịch sử có những đặc trưng riêng, vì vậy khi tổ chức hoạt động học tập cho HS, đòi hỏi GV phải phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp DH, trên cơ sở đó phát triển NLHT cho HS về mặt tâm lý và nhận thức nên các hoạt động được tổ chức theo hướng hợp tác làm việc có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình nhận thức, HS vừa nắm vững, khắc sâu, mở rộng kiến thức mới, vừa trau dồi các kỹ năng cần thiết nhằm giải quyết nhiệm vụ được giao với kết quả cao. Mặt khác, nó cịn giúp các em bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Qua đó, khơng chỉ góp phần triển năng lực mà cịn hồn thiện nhân cách người học.

Về phía HS, mặc d được tiếp xúc một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực nhưng ở mức độ khơng thường xun, do đó chưa thể hình thành, phát triển những năng lực cần thiết, nhất là NLHT.

Thực tế này chính là cơ sở quan trọng để chúng tơi khẳng định rằng việc tổ chức DHLD theo hướng phát triển năng lực cho HS trong dạy lịch sử nói chung và DHLS Việt Nam giai đoạn 1858-1918 nói riêng ở trường THPT Cơng Nghiệp là quan trọng và rất cần thiết, do vậy người GV phải ln tìm tịi, nghiên cứu thêm các tài liệu mới về PPDH quá trình tiếp thu tri thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cũng như phát triển năng lực cho học sinh để gây hứng thú cho HS, nâng cao hiệu quả bài học. Ở chương 2 chúng tôi sẽ đi sâu vào biện pháp tổ chức DHLSVN theo hướng phát triển NLHT cho HS ở trường THPT Công Nghiệp.

CHƢƠNG 2

CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11 THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC

CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CƠNG NGHIỆP TỈNH HỊA BÌNH

2.1. Vị trí, mục tiêu và nội dung của Lịch sử Việt Nam lớp 11 trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học lịch sử việt nam lớp 11 theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh ở trường trung học phổ thông công nghiệp tỉnh hòa bình (Trang 62 - 65)