Tăng cường mối quan hệ tương tác thông qua tổ chức trao đổi thảo luận,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học lịch sử việt nam lớp 11 theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh ở trường trung học phổ thông công nghiệp tỉnh hòa bình (Trang 89 - 95)

Bảng 2.4 Thống kê điểm số bài kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng

2.4. Các biện pháp tổ chức dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 theo hƣớng

2.4.2. Tăng cường mối quan hệ tương tác thông qua tổ chức trao đổi thảo luận,

tranh luận

- Quan niệm về tổ chức trao đổi thảo luận, tranh luận

dạy học cịn là một điều hồn tồn mới mẻ.

Trong tranh luận có đúng sai, thắng thua, có thể có trường hợp cả hai đúng hoặc cả hai c ng sai, còn trong thảo luận chủ yếu là trao đổi ý kiến, quan điểm. Tranh luận thường xuyên và phổ biến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống (đó là tranh luận giữa bạn bè, đồng nghiệp về những vấn đề của cuộc sống, của công việc..., tranh luận về một vấn đề có tính khoa học, về nhận thức thế giới, tranh luận nhằm bảo vệ quan điểm, quyền lợi của mình trước một thế lực nào đó...) Trong dạy học lịch sử cũng có rất nhiều các vấn đề GV có thể đưa ra để cho HS tổ chức tranh luận với nhau, ví dụ như tranh luận về một nhân vật lịch sử, một sự kiện lịch sử hay một vương triều nào đó trong lịch sử.

Trong đổi mới PPDH ngày nay, các giờ học khơng cịn mang tính chất độc thoại như trước kia, người thầy là trung tâm của tiết học, tình trạng thầy đọc trò chép diễn ra phổ biến, HS thụ động tiếp thu ý kiến, quan điểm của thầy mà không được phát huy khả năng tự học, sáng tạo, khơng được hoặc ít được bộc lộ, bảo vệ những quan điểm, suy nghĩ của cá nhân. Giờ đây các tiết học trở thành một giờ đối thoại, HS được tự do phát biểu ý kiến, được thảo luận, tranh luận và đưa ra những ý kiến của cá nhân, thậm chí là những ý kiến trái ngược với SGK hoặc GV. Các em được thảo luận, tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình, phản bác ý kiến khác. Q trình tranh luận đó địi hỏi các em phải có những hiểu biết sâu sắc về kiến thức LS. Qua đó, các em được rèn luyện bản lĩnh tự tin, tự chủ, rèn luyện khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ để thuyết phục người khác, các giờ học sẽ trở nên sôi nổi, hứng thú hơn, khơng những thế nó cịn góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học bộ mơn.

Tóm lại chúng ta có thể hiểu trao đổi thảo luận, tranh luận là hoạt động do giáo viên đưa ra những vấn đề có nhiều cách suy nghĩ, đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Trên cơ sở đó GV tổ chức cho các em trao đổi, bàn bạc về vấn đề đó. Các em sẽ đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh cho ý kiến của mình là đúng và phản bác lại ý kiến của đối phương, thuyết phục đối phương theo ý kiến

của mình. Trên cơ sở đó vấn đề sẽ được làm rõ, đánh giá trên nhiều khía cạnh, góc độ, kiến thức của HS sẽ được làm giàu thêm theo yêu cầu, nhiệm vụ học tập.

Để tổ chức DHLS VN theo hướng phát triển NLHT cho HS trường THPT Cơng Nghiệp thì thảo luận, tranh luận là phương pháp khơng thể thiếu. Một số em vốn ngại giao tiếp, khả năng diễn đạt chưa tốt nên vận dụng phương pháp này d có khó khăn với các em nhưng dần dần sẽ mang lại kết quả tốt. Bởi lợi thế của tranh luận sẽ khắc phục hạn chế của các em, giúp phát triển ngơn ngữ, kỹ năng trình bày, hợp tác làm việc,...

- Tác dụng và hạn chế khi tổ chức trao đổi thảo luận, tranh luận:

+ Để có thể trao đổi thảo luận,tranh luận nhằm bảo vệ ý kiến của mình, HS phải tìm hiểu kĩ, sâu, rộng về vấn đề cần tranh cãi, kiến thức của các em sẽ được mở rộng hơn rất nhiều, mặt khác để có nhiều dẫn chứng, lí lẽ thuyết thục đối phương, phản biện lại quan điểm của đối phương, chứng minh cho ý kiến của mình là đúng các em phải sưu tầm, khai thác trên rất nhiều kênh thông tin như dựa vào tranh ảnh, phim ảnh, phân tích những số liệu, vận dụng những hiểu biết về lịch sử quá khứ của con người và xã hội lồi người để giải thích, chứng minh cho hiện tại, các em được tập dượt các công việc nghiên cứu lịch sử, tham gia sưu tầm tài liệu để phục vụ cho cuộc tranh luận... Tạo ra cơ hội để các em được làm việc theo nhóm, được tương tác, giúp đỡ nhau trong học tập. Tham gia tranh luận HS được thực hành nói trước mọi người, được rèn luyện khả năng nói, thuyết phục, h ng biện... ngồi ra các em cịn được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, diễn đạt, lắng nghe, hợp tác...các em sẽ tự tin hơn trong cuộc sống của mình sau này.

+ Hạn chế: Mất nhiều thời gian, chỉ tập trung vào những HS tích cực, mạnh dạn, đôi khi việc trao đổi thảo luận, tranh luận dẫn đến khơng khí lớp học căng thẳng, các bên cảm thấy không thoải mái nếu như GV không khéo léo tổ chức, hướng dẫn....

- Một số yêu cầu cần bảo đảm khi tổ chức trao đổi thảo luận, tranh luận

GV là người đề xướng, đặt ra yêu cầu, nội dung chính của vấn đề tranh luận, đồng thời cũng là người tổ chức cho HS tranh luận. Trong quá trình tranh luận GV

luận, tranh luận, đồng thời là trọng tài điều khiển, hướng dẫn cho HS tranh luận đúng hướng, đáp ứng mục đích đề ra và mục tiêu của bài học, đồng thời điều chỉnh hoạt động của HS kịp thời để trao đổi thảo luận, tranh luận đạt hiệu quả cao nhất.

HS là người chủ động trao đổi, bàn luận, tranh luận, có sự linh hoạt sáng tạo để qua đó tiếp thu tri thức một cách vững chắc và hiệu quả.

- Quy trình tổ chức trao đổi thảo luận, tranh luận:

Bước 1 Chuẩn bị tổ chức trao đổi, thảo luận, tranh luận..Đây là giai đoạn có vai trò định hướng cho HS, chất lượng, hiệu quả của bài học đạt đến mức độ nào phụ thuộc vào giai đoạn này rất nhiều.

Bước 2 Tổ chức hoạt động trao đổi, thảo luận, tranh luận. GV giới thiệu vấn đề cần trao đổi, thảo luận, tranh luận, HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Vấn đề GV đưa ra phải hết sức cụ thể và sinh động, trong đó chứa đựng các mâu thuẫn nhận thức. Ở giai đoạn này HS phải nhận thức được các mâu thuẫn và có nhu cầu giải quyết nó. Đây là động lực thúc đẩy tính tích cực tư duy sáng tạo của từng HS.

Tổ chức cho HS đưa ra ý kiến, quan điểm, đánh giá của mình và phản biện lẫn nhau. GV có thể đưa ra một vấn đề cho cả lớp trao đổi, thảo luận, tranh luận, hoặc có thể chia lớp ra làm các nhóm, m i nhóm bảo vệ một quan điểm khác nhau. GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận,tranh luận dưới nhiều hình thức, giữa học sinh với GV, giữa cá nhân HS với nhau hay giữa nhóm này với nhóm khác...

Giáo viên chốt lại những vấn đề có bản, trọng tâm. Trên cơ sở những ý kiến tranh luận của HS, GV khái quát toàn bộ vấn để, chốt lại những vấn đề cơ bản, trọng tâm và gợi mở tư duy cho HS. Đồng thời GV cần dành thời gian động viên, khen thưởng kịp thời những thành viên, nhóm hoạt động tích cực, có kết quả làm việc tốt và tích cực.

Bước 3 Kiểm tra, đánh giá: GV nhận xét, đánh giá hoạt động trao đổi, thảo luận, tranh luận.

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong qúa trình dạy học có tầm quan trọng đặc biệt. Việc tổ chức tranh luận với tư cách là PPDH cần được kiểm tra đánh giá, thơng qua đó để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS, đồng thời rút kinh nghiệm cho quá trình về sau.

* Những nội dung lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 có thể vận dụng tổ chức trao đổi, thảo luận, tranh luận

- Nhân vật lịch sử từ năm 1858 đến năm 1918 có thể tổ chức trao đổi, thảo luận, tranh luận

Trong phần lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 có rất nhiều nhân vật mà giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tranh luận để đánh giá về: Phan Thanh Giản, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, ...

Khi đánh giá về m i nhân vật lịch sử, thường có những ý kiến đánh giá trái ngược nhau, GV có thể tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận, tranh luận để bảo vệ một luồng ý kiến, quan điểm để từ đó rút ra cái nhìn đúng nhất, khách quan nhất về m i nhân vật lịch sử.

Trong bài 23: “Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất 1914)”, khi tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới về phần 2: Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách. GV có thể cho các em trao đổi, thảo luận, về đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh.

Đầu tiên, GV sẽ nêu vấn đề trao đổi, thảo luận, tranh luận, HS tiếp nhận nhiệm vụ. Vào đầu thế kỷ XX tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta, chính là những điều kiện xã hội và tâm lý làm nảy sinh, thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới, trong đó, Phan Châu Trinh là nhân vật tiêu biểu đại diện cho xu hướng cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngơi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập. Xu hướng này có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Cụ thể, có hai khuynh hướng:

Khuynh hướng thứ nhất lên án Phan Châu Trinh là người có đường lối sai lầm „„cơi đống tro tàn để tìm lửa‟‟ hay „„cầu xin thực dân Pháp rủ lòng thương‟‟.

Khuynh hướng thứ hai cho rằng Phan Châu Trinh, là người đi trước thời mình sống. Hiện nay, dân trí, dân khí, dân sinh vẫn là vấn đề lớn và thời sự không kém mà Phan Châu Trinh đã lựa chọn cách nay trăm năm.

- Sự kiện lịch sử từ năm 1858 đến năm 1918 có thể tổ chức trao đổi, thảo luận, tranh luận.

Trong phần lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 có rất nhiều sự kiện lịch sử cịn gây tranh cãi, GV có thể tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận, tranh luận về những sự kiện lịch sử đó để giúp cho các em hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc. Ví dụ như tranh luận về sự kiện công – tội của nhà Nguyễn cũng như đánh giá về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp cuối thể kỉ XIX, về phe chủ chiến và chủ hịa trong triều đình nhà Nguyễn để từ đó đánh giá được hệ quả của sự chia rẽ trong triều đình nói riêng và ngun nhân mất nước của Việt Nam cuối thế kỉ XIX; về tác đông của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp; về khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX; về việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành sang phương Tây chứ không phải phương Đông...

Ở đậy chúng tơi xin đưa ra một ví dụ cụ thể về việc vận dụng tổ chức hiệu quả trao đổi, thảo luận, tranh luận vào dạy phần lịch sử Việt Nam từ 1858 đến năm 1918, bài 22 “Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp”. Sau khi kết thúc cả hai mục, HS đã có hiểu biết nhất định về sự chuyển biến trong kinh tế, xã hội của Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp. Do đó, GV sẽ tiến hành cho HS trao đổi, thảo luận, tranh luận nhanh thay cho phần củng cố tác động cũng như hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất về kinh tế và xã hội Việt Nam.

* Các bước tiến hành:

Bước 1. GV lựa chọn và nêu vấn đề trao đổi, thảo luận, tranh luận cho HS: Cả lớp sẽ được chia thành 2 nhóm với nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Có quan điểm cho rằng Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã có tác động tích cực đến nền kinh tế và xã hội Việt Nam

+ Nhóm 2: Có quan điểm cho rằng Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã có tác động tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội Việt Nam

GV lưu ý các nhóm cần tìm hiểu những lý lẽ, dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục để bảo vệ quan điểm của nhóm mình.

Bước 2 GV tổ chức cho 2 nhóm trao đổi, thảo luận, tranh luận.

Từng nhóm sẽ dùng những lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục nhất để chứng minh cho quan điểm của nhóm mình, phản biện lại quan điểm của nhóm khác. Trong qúa trình tổ chức trao đổi, thảo luận, tranh luận, học sinh sẽ được tự do bộc lộ quan điểm của mình, các em được phát huy tới mức tối đa những khả năng tiềm ẩn, điều này khiến cho giờ học lịch sử trở nên thú vị. Các em sẽ chủ động đưa những luận điểm để chứng minh cho những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp.

Bước 3 Tổng kết, đánh giá

GV cho các nhóm được trao đổi, thảo luận, tranh luận với nhau và tự nhận xét ý kiến của nhau. GV cũng cần chú ý nhận xét cách trình bày và ngơn ngữ lập luận của các nhóm. Đồng thời, có hình thức khen ngợi, khích lệ các nhóm tiếp tục phát huy sự sáng tạo. Sau c ng, GV chốt kiến thức cơ bản về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp nói chung và hệ quả của nó đối với lịch sử.

Trên cơ sở đó, có thể thấy rằng, trao đổi, thảo luận, tranh luận góp phần rất lớn trong việc phát triển NLHT cho HS, thể hiện ở ch :

+ Tăng cường cộng tác làm việc giữa HS với nhau thông qua một nhiệm vụ học tập chung. Các kỹ năng hợp tác: tổ chức, quản lý nhóm, tạo mơi trường nhóm….dần dần được rèn luyện và phát triển.

+ Rèn luyện tính chủ động, độc lập trong học tập thông qua việc xác định và hồn thành nhiệm vụ được phân cơng với tinh thần, trách nhiệm cao.

+ Kỹ năng diễn đạt ý kiến, hùng biện trước tập thể không ngừng được trau dồi, khắc phục sự tự ti, nhút nhát.

+ HS biết lắng nghe, cân bằng xảm xúc, bảo vệ ý kiến của minh trước sự cơng kích từ nhiều phía và tơn trọng ý kiến của người khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học lịch sử việt nam lớp 11 theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh ở trường trung học phổ thông công nghiệp tỉnh hòa bình (Trang 89 - 95)