Vận dụng linh hoạt dạy học theo dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học lịch sử việt nam lớp 11 theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh ở trường trung học phổ thông công nghiệp tỉnh hòa bình (Trang 104 - 111)

Bảng 2.4 Thống kê điểm số bài kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng

2.4. Các biện pháp tổ chức dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 theo hƣớng

2.4.4. Vận dụng linh hoạt dạy học theo dự án

- Quan niệm về dạy học dự án

Thuật ngữ “Dự án” trong tiếng Anh Project nghĩa là phác thảo, thiết kế, dự thảo. Trong từ điển tiếng Việt của GS B i Quang Tịnh và B i Thị Tuyết Khanh là

bản dự thảo về một việc gì đó. Đây là khái niệm được sử dụng phổ biến trong thực tiễn sản xuất, kinh tế, xã hội. Đặc trưng của dạy học dự án về cơ bản là tính lặp lại của các điều kiện thực hiện dự án. Ngày nay, dự án được hiểu là một dự định, một kế hoạch trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện, tài chính, vật chất, nhân lực cần thực hiện được mục tiêu đề ra.

Dạy học theo dự án là PPDH phức hợp vì nó có sự kết hợp nhiều PP, giữa lý thuyết và thực hành, người học phải tiến hành nhiều hoạt động và tạo ra sản phẩm.

Dạy học theo dự án đã cho thấy nhiều tính tích hợp, tính hiệu quả trong việc cho phép học sinh phát triển những tiềm năng sẵn có và đảm bảo một cách thích đáng vai trị của các em trong xã hội phát triển, động cơ học tập.

Tóm lại có thể hiểu: Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học trong đó người học thực hiện về một nhiệm vụ học tập phức hợp có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, người học tự nghiên cứu tìm hiểu nội dung học tập theo vấn đề mình quan tâm, khơng chỉ để nhằm chiếm lĩnh tri thức mà cịn nhằm có được những năng lực cần thiết để thành công trong các lĩnh vực cuộc sống, công việc và hoạt động xã hội, đồng thời tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu.

Với nội hàm của dạy học dự án rất ph hợp cho việc hình thành và phát triển NLHT cho HS trường THPT Cơng Nghiệp, tỉnh Hịa Bình. Nhóm hợp tác c ng làm một dự án trong khoảng thời gian nhất định sẽ địi hỏi HS phải có tinh thần trách nhiệm và làm ciệc nghiêm túc. Dạy học dự án cũng hướng đến phát triển kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, giao tiếp, … Q trình hồn thành sản phẩm là q trình khơng ngừng tìm tịi và cộng tác làm việc. Qua đó, NLHT cũng khơng ngừng được hồn thiện.

- Mục tiêu của dạy học dự án

Là để HS hiểu hơn về một chủ đề chứ khơng phải tìm ra những câu trả lời đúng mà GV đưa ra.

Các loại dự án được thực hiện cho phép học sinh hệ thống hóa kiến thức, thiết lập mối quan hệ với các kiến thức thuộc các lĩnh vực khác nhau. Nó không những cho phép HS đáp ứng các địi hỏi của chương trình về nội dung, kiến thức cũng như về kĩ năng mà cịn có thể cho phép HS vượt qua những giới hạn của chương trình và mở ra tầm hiểu biết mới của chương trình.

lực giải quyết các vấn đề của cuộc sống, gắn lí thuyết với thực hành.

- Nội dung của dạy học dự án

Nội dung chủ đề của dạy học dự án, gắn liền với hồn cảnh cụ thể xuất phát từ những tình huống của thực tiễn cuộc sống xã hội gắn liền với lợi ích của HS. Nội dung kiến thức của dạy học dự án mang tính tổng hợp hoặc liên mơn. Để đưa ra được một dự án học tập giáo viên phải nghiên cứu rất kỹ nội dung môn học để lựa chọn ra nội dung tiêu biểu có thẻ áp dụng PP này. Những nội dung được chọn phải hấp dẫn, thiết kế được nhiều hoạt động mang những chủ đề hay là những câu hỏi ph hợp để giao nhiệm vụ cho HS chứ không phải để trả lời những câu hỏi đơn lẻ.

Đối với chương trình lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918, việc lựa chọn nội dung để triển khai dạy học dự án khơng phải là điều khó khăn, điều quan trọng là cần phải quan tâm đến vấn đề năng lực, mức độ, khả năng của HS.

- Vai trò của GV, HS trong dạy học dự án

+ Vai trò của GV.

GV thúc đẩy vai trò tự chủ của HS, hướng dẫn, tư vấn giúp HS giải quyết những thắc mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho HS làm việc.

+ Vai trò của HS.

Học sinh chủ động, tích cực phát huy khả năng sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề trong suốt các giai đoạn cụ thể của học tập theo dự án. HS được giao nhiệm vụ cụ thể, có thật trong cuộc sống và tự quyết định cách tiếp cận vấn đề và các hoạt động. Phải hồn thành các sản phẩm và trình bày các sản phẩm của mình.

- Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo dự án

+ Ưu điểm: Kích thích hứng thú hộc tập, phát huy tính tự lực, trách nhiệm cho HS. Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề những vấn đề phúc hợp, tính bền bỉ, kiên nhẫn trong học tập và làm việc. Phát triển năng lực cộng tác làm việc, năng lực đánh giá. Gắn lý thuyết với thực hành, đưa kiến thức học được ở nhà trường đến gần hơn với thực tiễn cuộc sống.

+ Hạn chế: Mất nhiều thời gian, kinh phí và phương tiện vật chất ph hợp. Không ph hợp trong truyền thụ tri thức có tính hệ thống

- Cách tiến hành dạy học dự án

Bước 1. Xác định tên chủ đề và mục đích của dự án: Cả thầy cơ và học trò đều c ng nhau đưa ra ý tưởng, xác định chủ đề và mục đích của dự án.

Bước 2 Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án: Dưới sự hướng dẫn của thầy cô, HS xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án.

Bước 3 Thực hiện dự án, các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân.

Bước 4 Trình bày sản phẩm dự án. Kết quả của việc thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, hoặc là bài báo.

Bước 5 Đánh giá dự án. Cả GV và HS đánh giá quá trình thực hiện dự án và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được qua việc hoàn thành dự án.

Lịch sử Việt Nam 1858 – 1918 có thể xây dựng dự án ở một số bài có nội

dung phong, đa dạng. Trong đó, chúng tơi chọn Bài 20. “Chiến sự lan rộng ra cả

nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng” để vận dụng linh hoạt dạy học dự án, hướng đến phát triển NLHT cho HS trường THPT Công Nghiệp.

Bước 1. Xác định chủ đề và mục đích của dự án.

- Xác định chủ đề: “Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng”

- Mục đích: Sau khi học xong chủ đề này, học sinh đạt được:

1. Kiến thức: HS đạt được

- Biết, hiểu những nét khái quát về quá trình thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm toàn bộ Việt Nam. Cuộc kháng chiến của nhân dân. Hiệp ước 1883 và 1884.

- So sánh, phân tích và đánh giá tinh thần chống Pháp của quan quân triều đình và nhân dân, từ đó rút ra được ngun nhân và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.

2. Kỹ năng:

- Rèn khả năng nhận thức các sự kiện lịch sử, biết phân biệt các khái niệm: chủ quan, khách quan, nguyên nhân, duyên cớ...

đình và nhân dân.

3. Thái độ

- Căm ghét thực dân Pháp, phản đối hành động xâm lược, đầu hàng. Đồng tình với hành động của quân dân ta trong việc kiên quyết chống xâm lược, tích cực chủ động kháng chiến chống Pháp.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất.

- Năng lực chung: Tự học, Sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, đặc biết là năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Thu thập và xử lý thơng tin, khái qt và tổng hợp, năng lực trình bày.... Xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tương lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá...

- Phẩm chất: Thể hiện lịng u nước, ý chí căm th giặc. Hiểu được ý nghĩa của sự đồn kết mn người như một để làm nên thắng lợi. Biết quý trọng và biết ơn những ngưòi đã hi sinh vì nền độc lập – tự do của Tổ quốc.

GV chia cả lớp làm 4 nhóm (m i nhóm phải chia đều số HS, chú ý đến nam, nữ, trình độ HS...), m i nhóm tìm hiểu một tiểu chủ đề khác nhau.

Nhóm 1. Bản tin Hà Nội xưa và nay – “Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất 1873” thơng qua video.

Nhóm 2. Tìm hiểu về “q trình thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần thứ hai và cuộc kháng chiến ở Bắc kì và trung kì trong những năm 1882 – 1984” thơng qua bảng thống kê.

Nhóm 3. Tìm hiểu về “Hai bản Hiệp ước 1883, 1884 - Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng” thông qua 1 cuốn sách.

Nhóm 4. Sưu tập và hình thành một bộ ảnh với chủ đề “Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX”

+ Xác định hình thức dự án: HS thực hiện theo 4 nhóm, m i nhóm tiến hành làm việc theo từng chủ đề nhỏ khác nhau

+ Dự kiến sản phẩm của HS bao gồm: Bản tin, bảng thống kê, cuốn sách, tranh ảnh, câu truyện, bài thơ, bài hát....mà HS sưu tầm được.

Bước 2. Xây dựng kế hoạch thực hiện.

GV sẽ hướng dẫn HS xây dựng đề cương cũng như xác định kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong kế hoạch thực hiện xác định rõ những công việc cần làm, địa điểm, đối tượng tìm hiểu, thời gian, kinh phí, phương pháp tiến hành, phân cơng nhiệm vụ trong nhóm... Cụ thể

- Xác định cơng việc cần làm

Nhóm 1: Tìm hiểu được âm mưu, thủ đoạn, biết được các bước thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất và cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì chống pháp xâm lược vào năm 1873 – 1874 thông qua tài liệu tham khảo. So sánh, phân tích và đánh giá tinh thần chống Pháp của quan quân triều đình và nhân dân. Sắp xếp các tư liệu có được làm thành một video về chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất, và liên hệ vận dụng được về Cầu Giấy của 2 thời điểm: xưa (1874) và nay (2019)

Nhóm 2: Tìm hiểu được âm mưu, thủ đoạn, biết được các bước thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai và cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội cùng các địa phương khác ở Bắc Kì chống pháp xâm lược trong những năm 1882 – 1884. So sánh, phân tích và đánh giá tinh thần chống Pháp của quan quân triều đình và nhân dân. Sau đó, lập bảng thống kê thể hiện nhiệm vụ được giao.

Nhóm 3: Tìm hiểu được hồn cảnh ký kết và nội dung của Hiệp ước 1883 và 1884 thông qua, tranh ảnh, tài liệu tham khảo, nhận xét, đánh giá về 2 bản Hiệp ước. Sau đó, sắp xếp tài liệu có được thành một cuốn sách.

Nhóm 4: Sưu tập tranh ảnh và hình thành một bộ ảnh với chủ đề “Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX”, được sắp xếp theo trình tự thời gian và có chú thích.

- Thời gian: Các nhóm thực hiện dự án trong thời gian 1 tuần.

- Phương pháp tiến hành. Sưu tầm thông qua tài liệu tham khảo, mạng internet, chụp ảnh, ghi chép...

- Phân công nhiệm vụ trong nhóm. GV phát cho HS bảng hướng dẫn phân vai để gợi ý cho các nhóm tự phân cơng nhiệm ở nhóm mình.

- Phân cơng nhiệm vụ trong nhóm

Thư kí Ghi chép lại các ý kiến thảo luận, thông tin phản hồi để

gửi lại cho nhóm trưởng, GV Các thành viên: - Nguyễn Văn A - Nguyễn Văn B - ...... - Nhiệm vụ... - Nhiệm vụ...

Chuyên gia tin học Đánh máy, trình bày thuyết trình trên power point...

Bước 3. Thực hiện dự án

Các nhóm triển khai thu thập thông tin liên quan đến nhiệm vụ được giao chẳng hạn như: sưu tầm, ghi chép, chụp ảnh, ghi âm, viết báo cáo, đến thực địa nếu có điều kiện... Nếu khơng, HS có thể tìm từ những nguồn tài liệu khác như báo, đài, interner… có liên quan đến nhiệm vụ của nhóm.

Sau đó, các nhóm phải tiến hành xử lý thơng tin tìm được, tránh trường hợp tìm thơng tin khơng đúng với khoảng thời gian của vấn đề được giao. Mọi thành viên sẽ c ng nhau thảo luận, trao đổi cách thức xây dựng nội dung và trình bày sản phẩm của mình trước tập thể.

Trong q trình các nhóm làm việc, GV phải thường xuyên theo sát, đốc thúc, kịp thời h trợ, hướng dẫn các em nếu gặp khó khăn.

Bước 4. Báo cao sản phẩm vào giờ học chính khóa

GV yêu cầu các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm của nhóm trước lớp. Từng nhóm có thời gian khơng q 5 phút để trình bày. Nội dung cần súc tích, có logic, đồng thời thể hiện được sự sang tạo, sinh động, gây hứng thú cho người xem,… GV yêu cầu HS toàn lớp lắng nghe để nhận xét, đưa ra thắc mắc về nội dung nhóm báo cáo để nhóm báo cáo bổ sung, hồn thiện sản phẩm.

Bước 5. Đánh giá sản phẩm

- HS tự đánh giá trong nhóm, đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm về kết quả và q trình thực hiện dự án.

- GV đánh giá, nhận xét về quá trình, kết quả thực hiện dự án của các nhóm. Kết luận, tun dương các nhóm, cá nhân làm việc tích cực, có hiệu quả. Góp ý cho các cá nhân, nhóm cịn làm việc chưa sáng tạo, chưa hiệu quả.

- Từ kết quả đánh giá trên, các nhóm sẽ rút ra bài học kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo: Ví dụ cách lập kế hoạch, phân chia công việc, cách thức làm việc sao cho hiệu quả, đúng tiến độ...

Tiêu chí đánh giá: Nội dung báo cáo (nội dung, cách thức trình bày, hình ảnh minh họa,…); Tinh thần thái độ; Sản phẩm cuối c ng (nội dung, cách sắp xếp, tính logic, hình ảnh minh họa, tài liệu tham khảo)

Nhìn chung so với các phương pháp truyền thống thì DH dự án như là một làn gió mới. Các dự án để khởi xướng thực hiện d lớn hay nhỏ đều hướng đến hình thành cho người học những năng lực cần thiết của một người lao động hiện đại. Đối với học sinh trường THPT Công Nghiệp càng thiết thực hơn bởi các em vốn không quen với việc lập kế hoạch cũng như hợp tác làm việc. Dạy học dự án góp phần phát triển NLHT cho HS ở ch :

- Kỹ năng tổ chức và quản lý nhóm: phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, sắp lịch dự kiến, cách thức thực hiện rõ ràng để hoàn thành nhiệm vụ.

- Kỹ năng tạo môi trường hợp tác làm việc thông qua chia sẻ thơng tin, tài liệu, kích thích hứng thú làm việc của các thành viên nhóm. HS biết đưa ra lý lẽ bảo vệ quan điểm của mình, đồng thời cũng biết tơn trọng, lắng nghe và chấp nhận quan điểm đúng của bạn.

- Kỹ năng viết báo cáo, sắp xếp, tổng hợp ý tưởng để trình bày sản phẩm của nhóm.

- Năng lực đánh giá và tự đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học lịch sử việt nam lớp 11 theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh ở trường trung học phổ thông công nghiệp tỉnh hòa bình (Trang 104 - 111)