Thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở trƣờng THCS theo hƣớng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện thanh sơn tỉnh phú thọ theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 69)

triển năng lực học sinh

2.4.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về mức độ cần thiết của quản lý TBDH theo hướng tiếp cận năng lực người học

Đề tài tiến hành khảo sát mức độ nhận thức của GV, cán bộ QLGD về vai trò của TBDH đối với đổi mới phương pháp dạy học, và thu được kết quả tổng hợp ở bảng 2.10:

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV, HS về mức độ cần thiết của quản lý TBDH theo định hướng phát triển năng lực người học

STT Mức độ Điểm

Đối tƣợng

Học sinh Giáo viên

SL Tỉ lệ GTTB SL Tỉ lệ GTTB 1 Rất cần thiết 4 1023 49,7 3,32 152 59,6 3,4 2 Cần thiết 3 766 37,2 65 25,5 3 Bình thường 2 193 9,4 27 10,6 4 Không cần thiết 1 78 3,7 11 4,3

Theo kết quả khảo sát bảng 2.10 nhận thấy, mức độ nhận thức của GV, học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn về vai trò của TBDH trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở mức khá 59,6% GV cho rằng việc áp dụng TBDH trong hoạt động giảng dạy là rất cần thiết, và chỉ có 4,3% giáo viên cho rằng là không cần thiết. Tỉ lệ GV cho rằng đó là khơng cần thiết chủ yếu nằm ở các bộ môn như: Giáo dục cơng dân, cơng nghệ,... Giá trị trung bình trong việc nhận thức của GV về mức độ cần thiết áp dụng TBDH đạt 3,4 điểm (thang điểm 4).

Trong khi đó, 49,7% học sinh đánh giá sự cần thiết phải áp dụng TBDH, hơn 70% HS được hỏi cho rằng có hứng thú với các bài giảng áp dụng TBDH. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của TBDH trong việc nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.

2.4.2. Thực trạng quản lí việc mua sắm, trang bị thiết bị dạy học

Bảng 2.11. Đánh giá của giáo viên, CBQL về trang bị TBDH ở trường các trường THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

ST T

Nội dung

Giáo viên Cán bộ quản lý

Đảm bảo Không đảm bảo Đảm bảo Không đảm bảo SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 Việc trang bị TBDH có đáp ứng đúng số lượng do Bộ GD&ĐT quy định không? 132 51.8 123 48.2 33 66.0 17 34.0 2

Đảm bảo tiến độ cung cấp TBDH có kịp cho năm học mới không?

107 42.0 148 58.0 28 56.0 22 44.0

3

Chất lượng TBDH được trang bị có đáp ứng đúng nội dung chương trình giảng dạy trong năm học khơng? 171 67.1 84 32.9 36 72.0 14 28.0 4 Nhà trường có trang bị TBDH bằng việc GV và HS tự sưu tầm, tự làm TBDH không? 255 100.0 0 0.0 50 100.0 0 0.0

Theo bảng 2.11 nhận thấy, thực trạng công tác trang bị và bổ sung TBDH ở các trường THCS huyện Thanh Sơn đang được chú trọng dần.

Với nội dung “Việc trang bị TBDH có đáp ứng đúng số lượng do Bộ GD&ĐT quy định khơng” thì có 65% CBQL cho rằng “đảm bảo”. Trong khi đó, chỉ có 51,8% GV cho rằng đáp ứng đúng với số lượng tối thiểu do Bộ GD&ĐT quy định. Điều này cho thấy rằng việc trang bị TBDH đáp ứng số lượng do Bộ GD&ĐT quy định ở các trường THCS huyện Thanh Sơn mới chỉ ở mức độ khá. Các trường THCS ở miền núi, vùng khó khăn thì việc trang bị TBDH cịn nhiều thiếu thốn và khó khăn.

Tiến độ cung cấp TBDH đảm bảo kịp thời cho năm học mới là một yêu cầu khá quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học khi năm học mới bắt đầu. Qua đánh giá của giáo viên có thể thấy, chỉ có 42% GV và

58% CBQL cho rằng TBDH đảm bảo tiến độ cung cấp cho năm học mới. Điều này có thể là do tùy từng môn học, tùy từng loại thiết bị mà nhà trường có kế hoạch trang bị khác nhau; thiết bị nào cần trước thì nhà trường sẽ đầu tư, mua sắm trước…

67,1% GV, 72% CBQL cho rằng Chất lượng TBDH được trang bị đảm bảo đáp ứng đúng nội dung chương trình giảng dạy trong năm học có đáp ứng u cầu. Một số TBDH có độ chính xác khơng cao, màu sắc khơng đảm bảo tính sư phạm. Bên cạnh đó, một số thiết bị khác thường hay hỏng hóc, khó sử dụng gây ra những khó khăn cho GV và HS khi áp dụng vào nội dung bài học.

Đánh giá việc trang bị TBDH của nhà trường thì 100% GV, CBQL khẳng định: “nhà trường có trang bị TBDH bằng việc GV và HS tự sưu tầm, tự làm”. Điều này cho thấy, nhà trường rất quan tâm đến phong trào tự làm, tự sưu tầm đồ dùng học tập. Theo kết quả phỏng vấn một số cán bộ QLGD ở các trường trên địa bàn huyện Thanh Sơn, thì chúng tơi nắm được: phong trào tự làm TBDH cũng được phát động, có tuyên dương khen thưởng với những GV có những sáng tạo, ý tưởng mới, nhiều TBDH có tính thiết thực và hữu ích cao. Tuy nhiên, chỉ một số GV các bộ mơn Lý, Hóa có một vài TBDH tự làm.. Việc sưu tầm TBDH được các GV giảng dạy các bộ môn xã hội như Văn, Sử, Địa lý quan tâm thực hiện nhưng chủ yếu là sưu tầm tranh ảnh, phim, phóng sự, video… phục vụ bài giảng”. Phong trào tự làm TBDH cần được phát động sôi nổi hơn nữa để phát huy sức sáng tạo của GV và HS, đồng thời hoàn thiện hệ thống TBDH của nhà trường.

Khi được đặt câu hỏi về đánh giá tổng quát mức độ trang bị TBDH của nhà trường hiện nay thì 60% GV, cán bộ QLGD nhận định là “Tốt”; 18% cho rằng “Khá” và 22% cho rằng “Chưa tốt”. Trong đó, tỉ lệ đánh giá tốt chủ yếu nằm ở các trường vùng huyện, trường trọng điểm, còn các trường ở cơ sở miền núi, dân tộc thiểu số thì tỉ lệ này cịn thấp. Điều này chứng tỏ, sự chênh

lệch đầu tư, mua sắm trang thiết bị GD ở các trường cịn có sự chênh lệch cao. Qua đây có thể thấy, việc mua sắm, trang bị TBDH của các trường THCS ở địa bàn huyện trong những năm gần đây rất được chú trọng quan tâm. TBDH được trang bị tương đối đầy đủ theo các nguồn khác nhau. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sử dụng TBDH trong các tiết học của mình, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức, hiểu biết thực tế. Góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, việc trang bị TBDH nhà trường cũng gặp phải những khó khăn nhất định như kinh phí hạn hẹp, cấp phát khơng đảm bảo thời gian, trong huyện có nhiều trường THCS nằm vùng núi, khó khăn về điều kiện kinh tế-xã hội…nên hệ thống TBDH của nhà trường chưa đảm bảo đầy đủ tuyệt đối.

2.4.3. Thực trạng quản lý việc sử dụng, bảo quản TBDH

Để TBDH được sử dụng có hiệu quả, ban giám hiệu nhà trường đã có những phương pháp quản lý cụ thể như phương pháp hành chính (đưa các tiêu chí khai thác, sử dụng TBDH vào việc đánh giá xếp loại giờ dạy của GV); phương pháp tâm lý xã hội (thường xuyên nhắc nhở, khuyến khích, động viên GV sử dụng TBDH giúp giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn); phương pháp kinh tế (có những khen thưởng xứng đáng cho các GV thường xuyên sử dụng TBDH và sử dụng TBDH có hiệu quả cao). Trong các cuộc họp tổng kết sau mỗi năm học, Hiệu trưởng nhà trường đã tổng kết, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng TBDH. Tuy nhiên, việc dạy học khơng sử dụng TBDH đã trở thành thói quen nên nhà trường chưa đề ra được những biện pháp mạnh quy định trong hoạt động giảng dạy để buộc GV tích cực sử dụng TBDH. Cơng tác bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn sử dụng TBDH và nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH chưa thực sự được chú trọng.

Duy trì, bảo quản TBDH là một trong các nội dung của công tác quản lý TBDH. Hoạt động này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng của TBDH.

Bảng 2.12. Kết quả đánh giá của CBQL, giáo viên về bảo quản thiết bị dạy học

TT Nội dung

Mức độ (%)

Đảm bảo Khôngđảm bảo

SL % SL %

1 Diện tích phịng chứa TBDH có đảm bảo

không? 85 28,0 220 72,0

2 Diện tích phịng chứa hóa chất có đảm bảo

không? 195 64,0 110 36,0

3

Tủ, giá chứa TBDH đã đảm bảo đúng chủng loại và có chứa hết được các TBDH thuộc chủng loại đó khơng?

110 36,0 195 64,0

4 TBDH được sắp xếp phân loại khoa học, vệ

sinh sạch sẽ, bảo quản theo đúng quy định? 98 32,0 207 68,0 5 Thiết bị phịng cháy, chữa cháy có hoạt động

tốt không? 305 100 0

6 Nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về

công tác bảo quản TBDH đã đảm bảo chưa? 160 52,0 145 48,0 7 Người phụ trách TBDH có trình độ chun

mơn, nghiệp vụ chưa? 305 100 0

Trên đây là bảng đánh giá của 255 GV và 50 cán bộ QLGD về công tác bảo quản TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Qua bảng số liệu cho thấy, công tác bảo quản TBDH các trường THCS trên địa bàn huyện đã đảm bảo một số yêu cầu nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục để việc bảo quản TBDH đem lại chất lượng cao hơn.

Có 100% GV cho rằng hệ thống phòng cháy chữa cháy đảm bảo phục vụ trong quá trình bảo quản TBDH cũng như các loại hóa chất. Đây là một trong những u cầu quan trọng vì có do ảnh hưởng của thời tiết hay sự sơ

xuất của con người nên một số loại thiết bị, hóa chất đễ gây ra cháy nổ, chính vì vậy, hệ thống phịng cháy chữa cháy ln đảm bảo hoạt động tốt khi có sự cố xảy ra. 100% GV cũng đánh giá cán bộ phụ trách TBDH đã đảm bảo trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

Công tác bảo quản TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn theo đánh giá của GV còn chưa đảm bảo một số yêu cầu nhất định, đặc biệt là diện tích phịng chứa TBDH chỉ có 28% GV nhận định yêu cầu này đã đảm bảo, trong khi đó, có tới 72% cho rằng diện tích phịng chứa TBDH không đảm bảo. Nguyên nhân là do nhiều trường THCS được xây dựng từ lâu, đến nay chưa sửa chữa hay xây mới lại phòng chứa TBDH nên diện tích cịn hạn chế so với số lượng ngày càng nhiều TBDH được trang bị; phịng ốc đã cũ nên cũng khơng đảm bảo điều kiện bảo quản tốt cho TBDH. Một số trường học ở vùng sâu vùng xa điều kiện cịn khó khăn, diện tích các phòng học còn chưa đảm bảo. Có 64% GV nhận định tủ, giá chứa thiết bị chưa đảm bảo đúng chủng loại và không chứa hết được các thiết bị thuộc chủng loại đó. Do diện tích phịng chứa TBDH hạn chế nên khó khăn trong việc trang bị cũng như kê vị trí các loại giá, tủ đựng thiết bị. Bên cạnh đó, yêu cầu về sắp xếp, phân loại khoa học, vệ sinh sạch sẽ, bảo quản theo đúng quy định đối với TBDH được phần lớn GV đánh giá là không đảm bảo (chiếm 68%). Điều này chính là do các loại tủ, giá chứa thiết bị không đảm bảo đúng chủng loại và khơng chứa hết được các thiết nên gây khó khăn cho hoạt động sắp xếp, phân loại. Đối với yêu cầu về nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về cơng tác bảo quản TBDH chỉ có hơn 50% GV đánh giá là đã đảm bảo, tỷ lệ đánh giá về nhận thức này chưa thực sự cao, các trường trên địa bàn huyện cần tổ chức thường xuyên hơn nữa các buổi tập huấn về hướng dẫn sử dụng và bảo quản TBDH cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; các buổi tập huấn phải thực sự có hiệu quả, nâng cao nhận thức cho các đối tượng tập huấn, tránh hời hợt, hình thức.

Qua những phân tích trên có thể thấy, cơng tác bảo quản TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn cũng bắt đầu được chú trọng và có hiệu quả tương đối. Điều kiện bảo quản có người phụ trách TBDH làm nhiệm vụ chuyên trách; Ban giám hiệu từng nhà trường luôn quan tâm, kiểm tra tình hình các TBDH một cách thường xuyên và định kỳ theo quy định. Tuy nhiên, công tác bảo quản TBDH của trường vẫn có một số hạn chế nhất định. Nhiều thiết bị đòi hỏi cao về điều kiện bảo quản lại chưa được đáp ứng khiến công tác bảo quản chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết nóng ẩm, thất thường, nhiều ẩm mốc, mối mọt cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo quản TBDH. Một số TBDH hiện đại, yêu cầu cao về điều kiện bảo quản với những quy định chặt chẽ mà nhiều khi hướng dẫn bảo quản cho các TB này lại không rõ ràng, đầy đủ. Nhiều GV nhận thức chưa đầy đủ về công tác bảo quản TBDH, phần nhiều các GV chỉ quan tâm sử dụng thiết bị chứ ít quan tâm đến bảo quản, cho rằng cơng tác này là trách nhiệm của riêng người quản lý thiết bị. Bảo quản TBDH phải được thực hiện thường xun, liên tục thì mới đạt hiệu quả cao.

Cơng tác bảo quản TBDH cần được quan tâm chú trọng, thực hiện tốt hơn nữa để nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Việc bảo quản TBDH không chỉ là ở mỗi cán bộ phụ trách, chuyên môn mà ngay mỗi GV, mỗi HS khi sử dụng TBDH cũng cần được nâng cao ý thức và hiểu biết để góp phần bảo quản tài sản chung của mỗi nhà trường.

2.4.4. Thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên phụ trách công tác thiết bị dạy học bị dạy học

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên phụ trách công tác thiết bị dạy học được thể hiện ở bảng 2.13:

Bảng 2.13. Kết quả quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên phụ trách công tác thiết bị dạy học Hoạt động Đánh giá Tốt Khá TB Kém CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ HĐ 1 16 32.0 75 29.4 21 42.0 121 47.6 10 20.0 48 18.7 3 6.0 11 4.3 HĐ 2 12 24.0 31 12.4 16 32.0 68 26.7 13 26.0 86 33.7 9 18.0 70 27.2 HĐ 3 18 36.0 99 39.4 19 38.0 103 40.4 12 24.0 43 16.7 1 2.0 10 3.5 HĐ 4 14 28.0 79 31.5 15 30.0 97 38.0 19 38.0 60 23.4 2 4.0 19 7.1 HĐ 5 16 32.0 86 34.3 18 36.0 100 39.1 13 26.0 45 17.5 3 6.0 24 9.1 Ghi chú:

HĐ 1: Xác định nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn HĐ 2: Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

HĐ 3: Kiểm tra, đánh giá hoạt động thường xuyên

HĐ 4: Đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý thiết bị dạy học HĐ 5: Khen thưởng, tạo động lực làm việc

Hiện nay, các trường THCS trên địa bàn đều có bộ phận hay một số giáo viên kiêm nhiệm phụ trách mảng thiết bị dạy học trong nhà trường và hoạt động của lực lượng này được nhà trường quan tâm và quản lý tương đối hiệu quả.

- Xác định nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn

Các trường đều đã xác định được chức năng, nhiệm vụ của bộ phận này với những đầu công việc rõ ràng. Được đánh giá tốt với 32,0% từ CBQL và 29,4% từ GV. Mọi người cho rằng, trách nhiệm, quyền hạn của bộ phận này được quy định rõ tại quy chế hoạt động chung của nhà trường và được phổ biến một cách phổ biến rộng rãi.

- Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

động bộ phận này chịu sự quản lý, tác động và chỉ đạo từ Ban giám hiệu nhà trường, mà chưa có sự tự chủ, tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Chính vì thế, có 18,0% CBQL và 27,2% GV đánh giá kém đối với hoạt động. Điều này, tạo sự ràng buộc, gị bó và thiếu sự sáng tạo trong hoạt động của bộ phận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện thanh sơn tỉnh phú thọ theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 69)