3.4. Khảo sát tính cấpthiết và tính khả thi của biện pháp
3.4.3. Thang đánh giá tính cấpthiết và tính khả thi
Tính cấp thiết: Rất cấp thiết 3 điểm; cấp thiết 2 điểm, khơng cấp thiết 1 điểm
Tính khả thi: Rất khả thi tính 3 điểm, khả thi 2 điểm, khơng khả thi được tính 1 điểm.
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Thanh Sơn
STT Biện pháp Cấp thiết Khả thi
GTTB 1 2 3 GTTB 1 2 3
1 (4) Tăng cường tự bồi dưỡng năng lực lãnh đạo của Hiệu trưởng các trường THCS trong quản lý TBDH theo hướng phát triển năng lực học sinh
2,75 0 26 79 2,79 0 22 83
2 Nâng cao nhận thức cho CQBL, GV và HS về tầm quan trọng của TBDH trong việc phát triển năng lực HS
3 Xây dựng kế hoạch trang bị, hoàn thiện hệ thống TBDH theo hướng phát triển năng lực HS
2,93 0 7 98 2,66 7 21 77
4 Huy động, sử dụng có hiệu quả TBDH trong nhà trường theo hướng phát triển năng lực HS
2,54 10 28 67 2,67 7 22 76
5 Xây dựng và vận hành hệ thống bảo
quản THDH 2,72 0 29 76 2,2 25 34 46
6 Tăng cường kiểm tra, đánh giá trong quản lý TBDH theo hướng phát triển năng lực HS
2,82 3 12 90 2,81 5 10 90
7 Triển khai ứng dụng CNTT trong quản
lý TBDH 2,81 5 10 90 2,86 5 5 95
Qua bảng khảo sát 3.1, chúng ta có thể đưa ra được những đánh giá về mức độ tính khả thi và tính cấp thiết của 7 biện pháp được đề xuất như sau:
- Tính cấp thiết:
Hầu hết các biện pháp đề ra được các cán bộ QLGD và GV đánh giá cao ở mức độ “rất cấp thiết”, mức độ cấp thiết cao nhất là ở biện pháp 2: “Nâng cao nhận thức cho CQBL, GV và HS về tầm quan trọng của TBDH trong việc phát triển năng lực HS” (100% đối tượng khảo sát đánh giá là rất cấp thiết). Bởi có năng lực, nhận thức đúng đắn thì việc quản lý, chỉ đạo các hoạt động đổi mới sẽ thành công mang lại hiệu quả. Vì vậy cán bộ quản lý các trường khơng ngừng học tập, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ, chính trị, phẩm chất, bản lĩnh quyết đoán táo bạo trong công tác quản lý. Thực tế công cuộc đổi mới giáo dục luôn thay đổi đáp ứng nhu cầu cải tiến của xã hội chung, kiến thức các nhà quản lý được đào tạo trước đây chưa đủ để đáp ứng u cầu cơng việc nếu khơng có ý thức học tập bồi dưỡng thường xuyên. Việc bồi dưỡng là một yêu cầu bắt buộc cần thực hiện, phù hợp tính khả thi trong thực tiễn của ngành giáo dục huyện Thanh Sơn.
Biện pháp được đánh giá có tính cấp thiết ít nhất là biện pháp 4: “Huy động, sử dụng có hiệu quả TBDH trong nhà trường theo hướng phát triển năng lực HS”. Bởi lẽ, việc khai thác hiệu quả sử dụng TBDH đã được GV và cán bộ QLGD trên địa bàn huyện chú ý và thực hiện hằng ngày thông qua các giờ giảng dạy.
Như vậy, các biện pháp đề ra trong đề tài đã được đánh giá cao về mức độ cấp thiết, chứng tỏ sự phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và từng trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn.
- Tính khả thi:
Mức độ khả thi của 7 biện pháp được đánh giá cao, dao động từ thang điểm 2,2 đến 2,9 điểm. Mức độ đánh giá khả thi cao nhất là ở biện pháp 2 (2,9 điểm): Nâng cao nhận thức cho CQBL, GV và HS về tầm quan trọng của TBDH trong việc phát triển năng lực HS và biện pháp 7 (2,86 điểm): Triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý TBDH. Biện pháp có mức độ khả thi thấp
nhất là biện pháp 5 (2,2 điểm): Xây dựng và vận hành hệ thống bảo quản
THDH. Do điều kiện kinh tế-xã hội, nhiều trường THCS ở huyện Thanh Sơn
cịn khó khăn nên việc nâng cao hiệu quả bảo quản TBDH vẫn cần nhiều điều kiện để hiện thực.
Hầu hết các biện pháp được đề xuất có tính khả thi cao, chứng tỏ các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn có đủ điều kiện đảm bảo cho việc triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý TBDH trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận người học.
Kết luận chƣơng 3
Dựa trên cơ sở lý luận nghiên cứu ở chương 1 cùng những phân tích đánh giá thực trạng quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, đề xuất 7 biện pháp vừa để phát huy những mặt tích cực vừa để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý TBDH của nhà trường dựa trên những nguyên tắc: đảm bảo mục tiêu THCS; đảm bảo tính pháp lý; đảm bảo tính thực tiễn; đảm bảo tính khả thi; đảm bảo tính tồn diện, hệ thống và nhất quán; đảm bảo tính hiệu quả; đảm bảo tính kế thừa và phát triển:
(5) Tăng cường tự bồi dưỡng năng lực lãnh đạo của Hiệu trưởng các trường THCS trong quản lý TBDH theo hướng phát triển năng lực học sinh;
(6) Nâng cao nhận thức cho CQBL, GV và HS về tầm quan trọng của TBDH trong việc phát triển năng lực HS;
(7) Xây dựng kế hoạch trang bị, hoàn thiện hệ thống TBDH theo hướng phát triển năng lực HS;
(8) Huy động, sử dụng có hiệu quả TBDH trong nhà trường theo hướng phát triển năng lực HS;
(9) Xây dựng và vận hành hệ thống bảo quản THDH;
(10) Tăng cường kiểm tra, đánh giá trong quản lý TBDH theo hướng phát triển năng lực HS;
(11) Triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý TBDH.
Các biện pháp trên có mối quan hệ biện chứng và tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Qua khảo nghiệm thì cả 7 biện pháp nhận được sự đánh giá cao của CBQL, GV về tính cấp thiết và khả thi trong việc nâng cao chất lượng quản lý thiết bị dạy học tại các trường THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng phát triển năng lực HS.
Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình thực hiện cần đảm bảo các nguyên tắc thực hiện biện pháp, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng nhà trường, bám sát các văn bản pháp quy, thực hiện đồng bộ các biện pháp để có hiệu quả cao nhất. Đồng thời, linh hoạt, chủ động trong quá trình thực hiện, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quản lý nói chung và quản lý TBDH nói riêng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Quản lý TBDH của Hiệu trưởng trường THCS là q trình cụ thể
hố các định hướng, quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT nhằm thực hiện, hướng dẫn, giám sát quá trình phát triển, sử dụng và bảo quản hệ thống TBDH phục vụ cho hoạt động dạy và học của trường THCS, tập trung vào phục vụ mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh.
1.2. Nội dung quản lý thiết bị dạy học ở trường THCS theo hướng phát
triển năng lực của HS bao gồm:
i. Quản lý mua sắm, trang bị thiết bị dạy học;
ii. Quản lý việc sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học;
iii. Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên phụ trách công tác thiết bị dạy học; iv. Kiểm tra đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực học sinh chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan.
1.3. Thực trạng quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện
Thanh Sơn cho thấy, các nhà trường bước đầu đã quan tâm tới trang bị TBDH, xây dựng được nội quy quản lý TBDH cụ thể, phù hợp với trường mình, quán triệt việc thực hiện nội quy đến tất cả các cán bộ, GV, nhân viên trong trường; đảm bảo việc trang bị, sử dụng, bảo quản TBDH tuân thủ theo đúng nội quy đã đề ra, huy động các nguồn lực và cập nhật hàng năm; đã quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng GV sử dụng, bảo quản TBDH; hoạt động kiểm tra, đánh giá TBDH cũng được thực hiện thường xuyên.
Còn tồn tại một số hạn chế trong trang bị, hoàn thiện hệ thống TBDH, sử dụng, bảo quản TBDH và trong công tác quản lý TBDH của từng nhà trường...
1.4. Các yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến quản lý thiết bị dạy học là
năng lực của đội ngũ CBQLGD trong thực hiện công tác quản lý TBDH, yêu cầu đổi mới chương trình dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh và cơ sở pháp lý trong quản lý TBDH trường trung học cơ sở.
1.5. Đề xuất 07 biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường THCS
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng phát triển năng lực học sinh gồm:
(12) Biện pháp 1: Tăng cường tự bồi dưỡng năng lực lãnh đạo của Hiệu trưởng các trường THCS trong quản lý TBDH theo hướng phát triển năng lực học sinh;
Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức cho CQBL, GV và HS về tầm quan trọng của TBDH trong việc phát triển năng lực HS;
Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch trang bị, hoàn thiện hệ thống TBDH theo hướng phát triển năng lực HS;
Biện pháp 4: Huy động, sử dụng có hiệu quả TBDH trong nhà trường theo hướng phát triển năng lực HS;
Biện pháp 5: Xây dựng và vận hành hệ thống bảo quản THDH;
Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, đánh giá trong quản lý TBDH theo hướng phát triển năng lực HS;
Biện pháp 7: Triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý TBDH.
Các biện pháp được khẳng định về tính cấpthiết và tính khả thi qua khảo sát thăm dò nhận thức trên CBQL, GV.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ
- Nghiên cứu, ban hành các quy định về phụ cấp, ưu đãi cho đội ngũ cán bộ phụ trách TBDH, đặc biệt là các cán bộ là giáo viên kiêm nhiệm. Nghiên cứu ban hành các quy định về phụ cấp kinh phí cho cán bộ, giáo viên và học sinh có những sáng kiến, sáng tạo trong việc làm TBDH.
đứng đầu nhà trường về công tác quản lý, sử dụng và bảo quản TBDH để nhằm thống nhất trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể khi quản lý TBDH.
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanh tra các hoạt động quản lý CSVC nói chung và quản lý TBDH nói riêng trong các trường THCS.
2.2. Đối với Phịng GD&ĐT huyện Thanh Sơn
- Cần có chính sách ưu tiên trong phân bổ ngân sách và các nguồn thu khác cho TBDH. Xét duyệt kịp thời các nhu cầu trong TBDH và trao quyền tự chủ hơn cho các trường trong mua sắm TBDH. Đầu tư vốn trực tiếp cho các trường đồng thời hướng dẫn và kiểm tra q trình thực hiện.
- Tích cực tham mưu với Huyện uỷ, UBND, hội đồng nhân dân Huyện, Phịng Kế hoạch tài chính... tạo hành lang pháp lý cung cấp kinh phí để thực hiện các dự án cải tạo, xây dựng hệ thống các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn nói riêng và các trường THCS khác trong tỉnh nói chung để hoàn thiện hệ thống CSVC, TBDH cho các nhà trường.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất, định kỳ công tác quản lý, sử dụng TBDH của các nhà trường.
- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, hiệu quả về TBDH cho CB, GV, nhân viên, kết hợp kiểm tra đánh giá theo qui trình chặt chẽ. Đặc biệt là quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phụ trách TBDH định kỳ hàng năm, bổ sung thêm biên chế viên chức TBDH cho các trường để đảm bảo đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng.
- Tích cực phát động phong trào tự làm, sưu tầm TBDH. Tổ chức hiệu quả các hội thảo, hội thi về TBDH, các triển lãm, hội nghị chuyên đề…Động viên khen thưởng kịp thời những cán bộ, GV, nhân viên có sáng kiến thiết thực mang lại hiệu quả cao.
2.3. Đối với các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn
2.3.1. Đối với Hiệu trưởng
- Ln đề cao vai trị của TBDH trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học, quán triệt tới toàn thể cán bộ quản lý, GV, nhân viên và học
sinh trong toàn trường. Giúp đỡ các cán bộ, giáo viên trong việc học tập, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng và quản lý TBDH.
- Xây dựng kế hoạch quản lý TBDH một cách khoa học, từ khâu mua sắm, khai thác sử dụng đến kiểm tra đánh giá.
- Lựa chọn các cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm cao để làm công tác quản lý TBDH và nhà trường tạo điều kiện về mọi mặt giúp đỡ họ trong công tác.
-Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng, bảo quản TBDH để kịp thời phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm.
- Nên cho học sinh tham gia đóng góp ý kiến của mình trong việc sử dụng TBDH của giáo viên vào các giờ dạy để nhà trường có được những đánh giá toàn diện hơn được mức độ sử dụng hiệu quả của giáo viên cũng như nhằm khắc phục những hạn chế trong quá trình giáo viên sử dụng thiết bị.
2.3.2. Đối với giáo viên
- Có kế hoạch sử dụng, bảo quản TBDH cá nhân.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong quá sử dụng, bảo quản THDH. Tiến hành hướng dẫn, quản lý HS trong việc sử dụng THBH trên lớp.
- Lựa chọn các TBDH một cách chính xác, hiệu quả để phát triển năng lực học sinh.
- Tích cực trong các hoạt động tự làm, sáng chế các thiết bị để phục vụ cho dạy học.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2000), Quy chế Thiết bị giáo dục trong trường mầm non, trường phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 41/2000/QĐ-BGDĐT ngày 07/09/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
2. Bộ GD&ĐT (2007), Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/04/2007, Hà Nội.
3. Bộ GD&ĐT (2008), Quyết định số 37 /2008/QĐ-BGDĐT, Ban hành Quy định về phòng học bộ môn , Hà Nội.
4. Bộ GD&ĐT (2009), Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT, Ban hành Danh
mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Hà Nội.
5. Bộ GD&ĐT (2010), Quyết định số 4045/QĐ-BGDĐT ngày 16/09/2010, phê duyệt Đề án “Phát triển thiết bị dạy học tự làm giáo dục mầm non và
phổ thông giai đoạn 2010 - 2015”, Hà Nội.
6. Bộ GD&ĐT (2011), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Nxb
Giáo dục.
7. Bộ Giáo dục và đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường THCS, THPT (dùng cho cán bộ quản lý, giáo viên THCS, THPT), Nxb ĐH Sư phạm.
8. Bộ Giáo dục và đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn Đổi mới sinh hoạt chuyên môn (dùng cho cán bộ quản lý, giáo viên THCS, THPT và GDTX), Nxb ĐH Sư phạm.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản tồn diện giáo dục và đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Vũ Cao Đàm (2002), Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
11. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Trần Quốc Đắc (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây
dựng, sử dụng CSVC và TBDH ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
13. Nguyễn Sỹ Đức (chủ biên), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức
làm công tác TBDH ở cơ sở giáo dục phổ thông, Nxb GD Việt Nam.
14. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, Nxb Giáo dục.
15. Harold Koontz, Cyril Donell, Heinz Whrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
16. Đặng Xuân Hải (2017), Quản lý sự thay đổi trong giáo dục, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
17. Trần Duy Hân (2010), Biện pháp quản lý phương tiện dạy học của