Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện thanh sơn tỉnh phú thọ theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 90)

3.1. Những nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính khả thi chính là khả năng ứng dụng của các biện pháp đề xuất vào thực tiễn hoạt động quản lý của nhà quản lý một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo kiểm tra). Để đạt được điều này khi xây dựng các biện pháp quản lý TBDH cần phải căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường, điều kiện kinh tế của xã hội; đảm bảo tính khoa học cũng như tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn hay quy trình với các bước tiến hành cụ thể, chính xác.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện, hệ thống và nhất qn

Quản lý TBDH là quản lý một hệ thống với nhiều nội dung cấu thành, vì vậy khi đề xuất các biện pháp phải xem xét trên tất cả các nội dung cần quản lý, phải nắm được bao quát và toàn diện các nội dung đó.

Các biện pháp được đề xuất phải xuất phát từ những khâu yếu, những tồn tại cần giải quyết của hệ thống quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn – Phú Thọ. Các biện pháp không được phủ định lẫn nhau mà phải bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện để góp phần tạo nên chất lượng đào tạo.

Một biện pháp quản lý không thể tác động có hiệu quả đến tất cả các bộ phận cùng một lúc. Nếu sử dụng kết hợp các biện pháp quản lý có tính đồng bộ, hệ thống thì các biện pháp sẽ hỗ trợ nhau trong việc giải quyết thực hiện công tác quản lý của người CBQL. Để đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp quản lý TBDH, người nghiên cứu cần phải xem xét tồn bộ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến các biện pháp, mối quan hệ giữa những yếu tố này khi tác động đến quá trình thực thi các biện pháp….

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Biện pháp quản lý phải đề ra phải đem lại tính hiệu quả, hay thực chất hơn đó là lợi ích thu được từ biện pháp đó khi áp dụng nó vào thực tế. Tính lợi ích địi hỏi mọi hoạt động phải được thực hiện thơng suốt, thuận lợi, đảm bảo sự thống nhất không mâu thuẫn nhau cả về quan điểm chỉ đạo lẫn nội dung thực hiện, hạn chế đến mức tối đa về yếu tố không khả thi trong cơng tác quản lý, gây lãng phí thời gian cơng sức.

3.1.7. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Trong những năm vừa qua các trường THCS trên địa bàn đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm đáp ứng và quản lý tốt TBDH cũng đạt được những thành cơng, hiệu quả nhất định. Chính vì vậy, tác giả cho rằng để đạt hiệu quả hơn nữa thì các biện pháp đề xuất phải kế thừa được những thành tựu, hiệu quả đạt được trong những năm vừa qua và hoàn thiện, khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm để phục vụ tốt hơn nữa hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực HS.

3.2. Đề xuất biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trƣờng THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hƣớng phát triển năng lực học sinh Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hƣớng phát triển năng lực học sinh

(1) 3.2.1. Chỉ đạo tăng cường tự bồi dưỡng năng lực lãnh đạo của Hiệu trưởng các trường THCS trong quản lý TBDH theo hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Luật Giáo dục đã khẳng định “QLGD giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục, đồng thời quy định trách nhiệm đối với cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ, chun mơn nghiệp vụ, QLHĐDH cho cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay”.

Thực hiện biện pháp này đảm bảo cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường THCS có đủ trình độ, năng lực chun mơn để lãnh đạo, điều khiển và quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường, trong đó có quản lý cơ sở vật chất đạt hiệu quả cao.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Nắm bắt nhu cầu từng đối tượng đơn vị, từ nhu cầu thực tiễn về trình độ đội ngũ của CBQL, cách thức quản lý của HT tại các trường THCS. Căn cứ chất lượng, nhu cầu chất lượng đầu ra. Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng cụ thể như:

+ Bồi dưỡng kiến thức về khoa học quản lý giáo dục, nghiệp vụ quản lý nhà nước, nhà trường và thực hiện vận dụng thành thạo 4 chức năng quản lý tại các trường học (chức năng xây dựng kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra đánh giá).

+ Bồi dưỡng về kỹ năng quản lý nhà trường.

+ Bồi dưỡng kiến thức đổi mới hiện nay, đặc biệt cần chú trọng quan tâm nhiều đến các chủ trương, chỉ đạo của ngành về mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp và hình thức dạy học.

+ Bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, tin học, giúp cho mỗi đồng chí cán bộ quản lý tại các trường có thể tiếp cận được kiến thức mới về quản lý nhà trường và ứng dụng CNTT vào cơng tác quản lý hồn thành tốt nhiệm vụ...

Muốn thực hiện tốt nội dung trên nhóm tác giả đã đề xuất một số hình thức tổ chức như sau:

Từ các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, về quản lý nhà nước do Sở GD&ĐT tổ chức nhằm trang bị kiến thức khoa học, kiến thức quản lý cho cán bộ. Đặc biệt Sở luôn cập nhật, trang bị cho cán bộ quản lý kiến thức mới, tiên tiến. Bên cạnh đó thường xuyên học tập các lớp bồi dưỡng chính trị theo yêu cầu của ngành.

Mỗi cán bộ quản lý cần xây dựng kế hoạch học tập bồi dưỡng nâng chuẩn cho mình, các phịng, ban tạo điều kiện về thời gian và động viên tinh thần, hỗ trợ kinh phí giúp cán bộ quản lý tham gia các lớp học, họ tập trung việc học, thực nghiệm mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, xây dựng hạt nhân cán bộ nguồn cho huyện nhà. Đặc biệt quan tâm hơn đến đội ngũ các trường vùng khó khăn càng được đầu tư hỗ trợ nhiều từ phía Phịng GD&ĐT.

Bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau tập trung, từ xa, ngắn hoặc dài hạn. Đặc biệt bản thân mỗi cán bộ cần nâng cao ý thức tự học dưới nhiều nguồn học dữ liệu khác như internet, truyền hình... thơng qua hình thức rèn luyện kinh nghiệm, học tập đồng nghiệp có lẽ đây đánh giá là hình thức hiệu quả nhất đối cán bộ quản lý các trường.

Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, thăm quan để cán bộ quản lý được trao đổi chia sẻ những kinh nghiệm tốt trong công tác quản lý. Nhân rộng các mơ hình quản lý có hiệu quả để các trường có thể vận dụng vào từng hoàn cảnh thực tiễn địa phương.

3.2.2. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CQBL, GV và HS về tầm quan trọng của TBDH trong việc phát triển năng lực HS

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Nâng cao nhận thức về cho CBQL, GV và HS của nhà trường về vai trò và tầm quan trọng của TBDH đối với công tác đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực người học cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Hình thành cho giáo viên thói quen sử dụng TBDH trong các tiết dạy một cách có hiệu quả, tạo hứng thú cho học sinh trong việc phát huy tính sáng tạo, chủ động tiếp nhận kiến thức.

- Giúp cán bộ và giáo viên nâng cao kỹ năng lựa chọn và sử dụng TBDH đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ, cường độ và đúng mục đích; có những hiểu biết cơ bản về chế tạo và bảo quản TBDH, không ngừng sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Nhà quản lý cần hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo về TBDH của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục nhằm tổ chức phổ biến, quán triệt đến tận GV, HS trong toàn trường, xem đây là cơ sở pháp lý trong khi tuyên truyền sử dụng TBDH.

- Sở giáo dục và đào tạo, các phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn cho nhân viên thiết bị, thí nghiệm; bồi dưỡng giáo viên đứng lớp để sử dụng được TBDH theo yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa;

- Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GV, cán bộ phụ trách TBDH về các vấn đề của TBDH như trang bị, mua sắm TBDH; sử dụng và bảo quản TBDH. Làm cho GV nhận thức được TBDH tài sản lớn của ngành giáo dục, nếu không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả thì sẽ gây nên sự lãng phí rất lớn tiền bạc của Nhà nước và nhân dân, từ đó có quyết tâm sử dụng hiệu quả TBDH.

thiệu các tạp chí, sách báo có bài viết về TBDH, tài liệu hướng dẫn sử dụng TBDH, các băng đĩa minh họa các tiết học có sử dụng TBDH…

- Tổ chức thao giảng minh họa chuyên đề đổi mới PPDH, chú trọng đến kỹ năng sử dụng TBDH trong tiết học, đúc kết kinh nghiệm sử dụng TBDH cho GV học hỏi và áp dụng.

- Tăng cường các hoạt động giao lưu tham quan học hỏi giữa các trường bạn để mở rộng hiểu biết và rút kinh nghiệm.

- Chỉ đạo, tổ chức phong trào tự làm TBDH để bổ sung, cải tiến, sửa chữa nhằm phát huy hiệu quả sử dụng TBDH đã được trang bị, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục;

- Khuyến khích GV sử dụng hiệu quả TBDH bằng cách tổ chức đăng ký danh hiệu thi đua cuối kỳ, cuối năm và bình bầu, khen thưởng bằng hiện vật cho những GV tích cực sử dụng TBDH, hoặc các phong trào tự làm đồ dùng dạy học.

3.2.3. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch trang bị, hoàn thiện hệ thống TBDH theo hướng phát triển năng lực HS

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

- Đáp ứng đầy đủ, đồng bộ, đa dạng các chủng loại TBDH phục vụ cho nhu cầu sử dụng của GV và HS trong quá trình giảng dạy và học tập nhằm hướng đến mục tiêu phát triển năng lực HS.

- Kiểm tra, thẩm định, đánh giá TBDH trong quá trình đầu tư trang bị, mua sắm để đảm bảo chất lượng TBDH nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của GV, học tập của HS.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

B1. Xác định rõ các căn cứ xây dựng kế hoach trang bị

Căn cứ xây dựng kế hoạch trang bị TBDH được xác định thông qua việc cuối mỗi năm học, nhà trường cần thực hiện kiểm tra, kiểm kê tình

hình các TBDH để xác định xem những thiết bị nào còn thiết hay đã cũ, hỏng để thay thế. Căn cứ vào nội dung chương trình và kế hoạch giảng dạy đối với từng môn học, lớp học; dựa trên cơ sở danh mục về TBDH do Bộ GD&ĐT ban hành và tình hình tài chính của nhà trường để xây dựng kế hoạch cho phù hợp.

B2. Nội dung kế hoạch

- Trong kế hoạch mua sắm, trang bị TBDH cần nêu rõ tình hình TBDH hiện tại (những TBDH đã có, những TBDH cịn thiếu, những TBDH đã lạc hậu cần thanh lý); danh mục thiết bị cần mua; số lượng cụ thể; dự trù nguồn tài chính; thời gian thực hiện và các biện pháp quản lý cần thiết. Đối với các loại THDH được cấp cần kiểm tra về số lượng.

- Bên cạnh đó, kế hoạch trang bị TBDH cũng cần đề cập tới chất lượng của các loại thiết bị dạy học do mua sắm hay được cấp phát. Xác định rõ các tiêu chuẩn chất lượng của TBDH để thuận lợi cho công tác kiểm tra, đánh giá, tránh tình trạng TBDH đã mua sắm hay được cấp phát có hư hỏng gây ra tình trạng lãng phí.

- Huy động các nguồn lực trong việc trang bị TBDH.

B3. Tổ chức thực hiện

- Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường THCS trên địa bàn huyện rà soát, thống kê số lượng học sinh hiện có, đặc biệt chú trọng học sinh đầu cấp để xác định nhu cầu về TBDH để xây dựng kế hoạch cung ứng đủ, kịp thời cho học sinh trước năm học mới;

- Lãnh đạo nhà trường tổ chức triển khai trang bị TBDH theo đúng kế hoạch đã đề ra, đảm bảo trang bị kịp thời phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.

- Để khắc phục tình trạng TBDH được cấp phát về các trường khơng nhanh chóng, kịp thời thì cần có sự thống nhất, phối hợp đồng bộ giữa những

người cấp phát vốn cho nhà trường, các nhà cung cấp TBDH, các cấp quản lý trong nhà trường. Sở GD&ĐT cũng cần phải hướng dẫn về tỷ lệ mua sắm, sử dụng nguồn tài chính được cấp, cần kiểm tra sát sao để đảm bảo nhà trường thực hiện hiệu quả công tác mua sắm, trang bị TBDH.

- Tuân thủ đúng yêu cầu về quản lý tài chính đối với TBDH, sử dụng vốn cấp phát đúng mục đích, mua bán đúng chủng loại, đúng tiêu chuẩn về chất lượng. Thực hiện tốt khâu kiểm tra thiết bị khi giao nhận: kiểm tra về số lượng, các tiêu chuẩn chất lượng…đảm bảo TB đầu vào đạt chuẩn.

- Phối hợp, liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp TBDH để có thể trang bị, mua sắm được những TB một cách nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo về chất lượng.

- Thường xuyên tổ chức các phong trào tự làm đồ dùng dạy học cũng như tự trang bị các TBDH đơn giản đối với GV và HS. Tổ chức các Hội thi sáng tạo và sử dụng các TBDH ở các cấp cơ sở - nhà trường, cấp cụm, cấp Sở. Đánh giá, khen thưởng, động viên những tập thể, cá nhân có thành tích cao. Các Hội thi cần có sự sáng tạo, đổi mới về hình thức tổ chức, tiêu chí đánh giá (có thể mỗi năm có một chủ đề để các TBDH tự làm hướng tới, lấy đó làm tiêu chí đánh giá chính).

- Thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, đẩy mạnh cơng tác huy động sự đóng góp của cha mẹ HS, cựu HS và các tổ chức xã hội cho nhà trường.

- Nâng cao nhận thức của cha mẹ HS về tầm quan trọng, vai trị của TBDH đối với q trình dạy học - giáo dục qua các cuộc họp phụ huynh HS, qua trao đổi với phụ huynh HS… để phụ huynh nhận thức rõ được vai trò của TBDH và tích cực ủng hộ nhà trường trong việc hồn thiện hệ thống TBDH. Các kế hoạch mua sắm, các khoản chi tiêu cần được công bố công khai cho cha mẹ HS, giải quyết kịp thời những thắc mắc của họ về việc mua sắm, trang bị các TBDH. Đồng thời, tiến hành lấy ý kiến đóng góp của phụ huynh HS về TBDH và công tác quản lý TBDH.

3.2.4. Chỉ đạo việc huy động, sử dụng có hiệu quả TBDH trong nhà trường theo hướng phát triển năng lực HS

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

TBDH chỉ phát huy hiệu quả khi được đưa vào sử dụng phục vụ công tác giáo dục, giảng dạy. Huy động, khai thác tối đa hiệu quả sử dụng TBDH nhằm phát huy hết khả năng và vai trị của TBDH trong q trình phát triển năng lực học sinh, kích thích đội ngũ GV, HS tích cực sử dụng TBDH để đổi mới PPDH. Đánh giá thực trạng sử dụng và bồi dưỡng kỹ năng sử dụng cho GV và HS.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Tập huấn, bồi dưỡng GV về kỹ năng sử dụng TBDH

- Tăng cường tổ chức cho GV tham gia tập huấn, bồi dưỡng về nâng cao kỹ năng sử dụng TBDH tại các lớp bồi dưỡng hè do Sở GD&ĐT và nhà trường tự tổ chức. Các đợt tập huấn không nên diễn ra trong thời gian quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện thanh sơn tỉnh phú thọ theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 90)