Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện thanh sơn tỉnh phú thọ theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 104 - 106)

Sau khi nghiên cứu, đề tài đã chọn lọc được 7 biện pháp phù hợp thực trạng quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn cùng với tình hình, đặc điểm của huyện hiện nay.

Vấn đề nhận thức và nâng cao năng lực của người cán bộ QLGD là vấn đề đặc biệt quan trọng, khi có nhận thức đúng đắn thì mới có những hành động đúng đắn. Nhận thức của lãnh đạo, GV về vai trò của TBDH đúng đắn, đầy đủ thì việc đầu tư, bảo quản và đặc biệt sử dụng TBDH trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Khi biện pháp 1, 2 đã được thực hiện tốt, thì việc xây dựng kế hoạch quản lý việc trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH là cần thiết (biện pháp 3, và 4, 5). Đây là cơng cụ có giá trị trong việc thực hiện mục tiêu,

chương trình hành động tồn diện, và là cơ sở để đánh giá kết quả của quá trình quản lý.

Biện pháp 6 là một biện pháp trong hệ thống các biện pháp chúng tôi đưa ra. Trong cơng tác quản lý nhà trường thì việc kiểm tra, đánh giá là rất quan trọng, nó giúp nhà quản lý nhận ra những lệch lạc, từ đó có thể xác định lại các phương hướng, mục tiêu, điều chỉnh lại phương thức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong trường học đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Biện pháp số 7 là biện pháp pháp cuối cùng giúp nâng cao hiệu quả quản lý TBDH. Bên cạnh nâng cao trình độ nhận thức, xây dựng kế hoạch quản lý trang bị mua sắm bảo quản TBDH ngay đầu mỗi năm học, tổ chức tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ sử dụng và bảo quản TBDH cho CB, GV và HS… cần ứng dụng CNTT trong quá trình quản lý TBDH cũng là một biện pháp mang lại hiệu quả cao góp phần nâng cao cơng tác quản lý TBDH các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn hiện nay. Đó chính là lý do tại sao đề tài đề xuất biện pháp “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý TBDH”.

Các biện pháp quản lý TBDH trên không phải là những biện pháp đơn lẻ, tách rời nhau, riêng biệt nhau mà chúng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống. Biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia. Các biện pháp này bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau cùng hồn thiện, cùng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học.

Tuy nhiên trong từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể, biện pháp nào đó có thể có vai trị lớn hơn, cần ưu tiên thực hiện hơn cả, có những biện pháp có thể thực hiện sau. Vì vậy, trong tiến trình thực hiện biện pháp cần căn cứ vào tình hình cụ thể của từng nhà trường, bám sát vào các văn bản chỉ đạo của ngành để có những quyết định đúng đắn nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện thanh sơn tỉnh phú thọ theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 104 - 106)