Năng lực hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học phần sinh thái học sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 25 - 29)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở lí luận của đề tài

1.2.2. Năng lực hợp tác

1.2.2.1. Lý thuyết về năng lực

* Khái niệm năng lực

Trong Khoa sư phạm tích hợp [34, tr.91] có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực, theo Gerard và Roegies (1993), năng lực là một tập hợp những kĩ năng cho phép nhận biết một tình huống và đáp ứng với tình huống đó tương đối thích hợp một cách tự nhiên; Theo De Ketele (1995), năng lực là một tập hợp trật tự các kĩ năng tác động lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết các vấn đề do tình huống này đặt ra.

Tác giả Nguyễn Cường và Bernd Meier thì cho rằng năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động [2].

Tác giả Mai Văn Hưng lại cho rằng, năng lực của con người là sự kết hợp hài hòa giữa năng lực tự nhiên và năng lực được đào tạo, là hệ thống tiền đề bên trong và bên ngồi để từ đó phát triển thành tài năng cá nhân [24].

Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn định nghĩa: “Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở kết hợp sự hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm và thái độ” làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.

* Các loại năng lực

Trong Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể của Bộ giáo dục và đào tạo (tháng 7/2015), các nhà giáo dục đã xác định hai hệ thống năng lực cần hình thành và phát triển cho HS đó là: Hệ thống các năng lực chung và hệ thống các năng lực chuyên biệt.

a) Hệ thống các năng lực chung: Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều hoạt động khác nhau. Ở trường THPT, các năng lực chung được chia làm 3 nhóm, đó là:

- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý.

- Nhóm năng lực về quan hệ xã hội, bao gồm: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Nhóm năng lực cơng cụ, bao gồm: năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngơn ngữ, năng lực tính tốn [29].

b) Hệ thống các năng lực chuyên biệt: Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, cơng việc hoặc tình huống, mơi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn. Ở trường THPT, các năng lực Sinh học HS cần đạt được đó là:

- Năng lực kiến thức sinh học bao gồm các kiến thức về các cấp độ tổ chức sống từ phân tử – tế bào – cơ thể – quần thể – quần xã – hệ sinh thái; kiến thức về cơ sở vật chất của các hiện tượng di truyền biến dị; kiến thức về tính quy luật của hiện tượng di truyền và ứng dụng di truyền học; các kiến thức về tiến hóa và STH.

- Năng lực nghiên cứu khoa học bao gồm: quan sát các hiện tượng trong thực tiễn hay trong học tập để xác lập vấn đề nghiên cứu; thu thập các thông tin liên quan thơng qua nghiên cứu tài liệu, TN; hình thành giả thuyết khoa học; thiết kế thí nghiệm; thực hiện thí nghiệm; thu thập và phân tích dữ liệu; giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.

- Năng lực thực hiện trong phịng thí nghiệm bao gồm các kĩ năng chính như: kĩ năng sử dụng kính hiển vi; kĩ năng thực hiện an tồn phịng thí nghiệm; kĩ năng làm một số tiêu bản đơn giản; kĩ năng bảo quản một số mẫu vật thật [29]

1.2.2.2. Lý thuyết về năng lực hợp tác * Khái niệm về năng lực hợp tác

Hợp tác là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống lao động của con người; nó diễn ra thường xun trong gia đình, trong xã hội; do vậy "hợp tác mang bản chất sinh học tự nhiên của mỗi con người trong xã hội". Hợp tác là cùng chung sức giúp nhau trong một công việc, trong một lĩnh vực hoạt động nào đó nhằm đạt được mục đích chung. Hợp tác là hai hay nhiều bộ phận trong một nhóm làm việc theo cùng một cách thức để tạo ra một kết quả chung.

NLHT là một dạng năng lực cho phép cá nhân kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức giữa tri thức cần thiết cho sự hợp tác, kỹ năng và thái độ, giá trị, động cơ cá nhân nhằm đáp ứng hiệu quả yêu cầu của hoạt động hợp tác trong bối cảnh cụ thể. Trong đó mỗi cá nhân thể hiện sự tích cực, tự giác, sự tương tác và trách nhiệm cao trên cơ sở huy động những tri thức, kỹ năng của bản thân nhằm giải quyết có hiệu quả hoạt động hợp tác. Trong chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể (tháng 7 năm 2015), NLHT là một trong 8 năng lực cốt lõi cần phát triển cho người học.

Người có NLHT phải có kiến thức, kĩ năng và thái độ hợp tác như sau: - Kiến thức hợp tác: Người có kiến thức hợp tác là người nêu được khái niệm, mục đích, ý nghĩa hợp tác; phân tích được quy trình hợp tác, các hình thức hợp tác; Trình bày được các cách tạo nhóm, kĩ thuật hoạt động nhóm, vai trị của từng vị trí trong nhóm...

- Các kĩ năng hợp tác: Người có kỹ năng hợp tác là người có kỹ năng tổ chức nhóm hợp tác, kỹ năng lập kế hoạch hợp tác, kỹ năng tạo môi trường hợp tác, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng diễn đạt ý kiến, kỹ năng lắng nghe và phản hồi, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng tự đánh giá, kỹ năng đánh giá lẫn nhau. Đây là thành tố biểu hiện cao nhất của NLHT.

+ Tích cực hoạt động nhóm: Các thành viên trong nhóm tích cực tham gia hoạt động nhóm và động viên nhau cùng tham gia.

+ Chung sức hồn thành nhiệm vụ: Các thành viên trong nhóm đồng tâm, hợp lực hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm, có trách nhiệm với sự thành cơng của nhóm

+ Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau: Các thành viên trong nhóm tơn trọng, chia sẻ, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.

* Vai trò của năng lực hợp tác trong học tập và đời sống

NLHT giúp cho HS:

- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và những người khác đề xuất; biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mơ phù hợp với u cầu và nhiệm vụ; biết phân tích các cơng việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng hồn thành cơng việc của từng thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác; biết theo dõi tiến độ hồn thành cơng việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hồ hoạt động phối hợp; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.

- Đánh giá được mức độ đạt mục đích của cá nhân và của nhóm; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý được cho từng người trong nhóm.

- Biết chủ động, tự tin trong giao tiếp với bạn bè quốc tế; biết chủ động, tích cực tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế phù hợp với bản thân và đặc điểm của nhà trường, địa phương; biết tìm đọc tài liệu nước ngồi phục vụ công việc học tập và định hướng nghề nghiệp của mình và bạn bè.

Như vậy, NLHT giúp cho HS có được thành tích học tập tốt hơn nhờ sự cố gắng, tích cực của bản thân cũng như sự chia sẻ, giúp đỡ của bạn bè; đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và quan hệ xã hội, trưởng thành về nhân cách và hành vi xã hội. Đây chính là điều kiện tiên quyết dẫn đến sự thành đạt của mỗi cá nhân trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học phần sinh thái học sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)