Đặc điểm nội dung kiến thức phần STH Sinh học 12 THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học phần sinh thái học sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 40 - 45)

1.3.1 .Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1. Phân tích cấu trúc nội dung kiến thức của phần STH Sinh học THPT

2.1.2. Đặc điểm nội dung kiến thức phần STH Sinh học 12 THPT

* Mục tiêu của phần STH Sinh học 12 THPT

Phần STH Sinh học 12 gồm 3 chương có mục tiêu tập trung vào 3 mục tiêu lớn: hình thành kiến thức, phát triển kỹ năng, hình thành thái độ.

Bảng 2.1. Mục tiêu của phần STH Sinh học 12 THPT

Hình

thành kiến thức

- Kiến thức về mối quan hệ qua lại giữa sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật và môi trường và những quy luật tác động.

- Kiến thức về sự biến đổi và cân bằng ở mức cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, từ đó hình thành kiến thức về nguyên nhân biến đổi và cân bằng trong tự nhiên, kiến thức về bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường và sự cân bằng tự nhiên.

Phát triển kỹ năng

- Phát triển năng lực quan sát: vận dụng những kiến thức mà HS đã quan sát và tích lũy được trong đời sống.

- Phát triển năng lực phân tích và tổng hợp: phân tích các đơn vị cấu trúc của các tổ chức sống, đồng thời, phải có năng lực tổng hợp để nghiên cứu các đặc tính của từng cấp độ tổ chức sống và mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống với môi trường.

- Phát triển năng lực khái qt hóa: Hình thành các quy luật sinh thái.

- Phát triển NLHT trong hoạt động nhóm.

Hình

thành thái độ

- Hình thành quan điểm hệ thống: Các cấp độ tổ chức sống tương tác với nhau và tương tác với mơi trường để hình thành các hệ thống sống với các đặc tính mới.

- Hình thành quan điểm biện chứng: Các yếu tố trong mơi trường ln có mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố khác (mối quan hệ nhiều nhân, một quả) và các cấp độ tổ chức sống đều có q trình biến đổi.

- Hình thành thái độ và hành vi bảo vệ mơi trường.

* Nội dung của phần STH Sinh học 12 THPT

Nội dung của phần STH Sinh học 12 THPT gồm các vấn đề sau:

Bảng 2.2. Cấu trúc nội dung phần STH Sinh học 12 THPT

Tên chƣơng Nội dung cơ bản

Chƣơng I. Cá thể và quần thể sinh vâ ̣t

- Nêu các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm). - Nêu một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: quy luật tác động tổng hợp, quy luật giới hạn.

- Nêu các khái niệm nơi ở và ổ sinh thái. - Nêu khái niệm quần thể (về mặt STH).

- Nêu các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể: quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. Nêu ý nghĩa sinh

thái của các quan hệ đó.

- Nêu một số đặc trưng cơ bản của quần thể.

- Nêu khái niệm kích thước quần thể và sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn và không bị giới hạn.

- Nêu khái niệm và các dạng biến động số lượng của quần thể: theo chu kì và khơng theo chu kì.

- Nêu cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

Chƣơng II . Quần xã sinh vâ ̣t

- Nêu định nghĩa và lấy ví dụ về quần xã sinh vật.

- Mô tả các đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy ví dụ minh hoạ cho các đặc trưng đó.

- Phân tích các mối quan hệ đối kháng và quan hệ hỗ trợ giữa các lồi trong quần xã. Lấy các ví dụ minh họa các mối quan hệ đó.

Chƣơng III . Hê ̣ sinh thái , sinh quyển và bảo vệ môi trƣờng

- Nêu định nghĩa hệ sinh thái.

- Nêu các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái (tự nhiên và nhân tạo).

- Nêu mối quan hệ dinh dưỡng: chuỗi và lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng.

- Nêu các tháp sinh thái, hiệu suất sinh thái.

- Nêu khái niệm chu trình vật chất và trình bày được các chu trình sinh địa hố: nước, cacbon, nitơ.

- Trình bày q trình chuyển hố năng lượng trong hệ sinh thái (dòng năng lượng).

- Nêu khái niệm sinh quyển và các khu sinh học chính trên Trái Đất (trên cạn và dưới nước).

- Trình bày cơ sở STH của việc khai thác tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên: các dạng tài nguyên và sự khai thác của con

người; tác động của việc khai thác tài nguyên lên sinh quyển; quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, những biện pháp cụ thể bảo vệ sự đa dạng sinh học, giáo dục bảo vệ môi trường.

- Nhận xét về cấu trúc nội dung và thành phần kiến thức phần STH

Sinh học 12 THPT

+ Về cấu trúc chung của các bài trong phần STH Sinh học 12 THPT (Bảng 2.3), hệ thống kiến thức của phần Sinh thái được sắp xếp theo một trình tự nhất định từ cấp tổ chức sống thấp đến cấp tổ chức sống cao bắt đầu là cấp cá thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái. Hầu hết các bài trong phần Sinh thái lớp 12 THPT đều được trình bày cả kênh chữ và kênh hình.

Bảng 2.3. Cấu trúc chung của các bài trong phần STH, Sinh học 12

Cấu trúc Nội dung

Kênh chữ Kênh chữ bao gồm các nội dung kiến thức. + Tên bài học.

+ Nội dung bài học được trình bày theo các đề mục.

+ Đầu, giữa hoặc cuối mỗi mục thường có các lệnh để HS làm việc được kí hiệu bởi ∇.

+ Phần tóm tắt những nội dung chính của bài học là những kiến thức HS phải ghi nhớ, lĩnh hội được trình bày trong khung chữ in nghiêng.

+ Phần củng cố và vận dụng kiến thức tồn bài được trình bày dưới dạng câu hỏi, bài tập ở cuối bài có phân hóa trình độ HS. + Hầu hết các bài đều có phần kiến thức bổ sung ngắn gọn, súc tích qua mục "Em có biết" giúp HS mở rộng kiến thức.

Kênh hình Kênh hình vừa là công cụ minh họa cho kiến thức bài học, vừa là nguồn tư liệu quan trọng giúp HS tìm tịi, khám phá,

lĩnh hội kiến thức.

+ Một số hình đóng vai trị là minh họa cho kênh chữ: Hình 35.1, 35.2, 36.1, 36.2, 37.3, 38.1, 38.2, 38.3, 39.2, 39.3, 40.1, 40.2, 40.3, 40.4, 41.1, 41.3, 42.2, 43.1, 43.3, 44.4, 45.3. + Một số hình đóng vai trị phát huy tính tích cực tìm tịi kiến thức của HS: Hình 36.3, 36.4, 36.5, 37.1, 37.2, 38.4, 39.1, 41.2, 42.1, 42.3, 43.2, 44.1, 44.2, 44.3, 45.1, 45.2, 45.4.

+ Về thành phần kiến thức của phần STH Sinh học 12 được trình bày theo trình tự: từ kiến thức khái niệm Sinh học → Kiến thức về cơ chế, quá trình sinh học → Kiến thức về quy luật sinh học → Những kiến thức ứng dụng (Bảng 2.4).

Bảng 2.4. Trình tự thành phần kiến thức của phần STH Sinh học 12

Thành phần kiến thức

Nội dung kiến thức

Kiến thức khái niệm Sinh học

Khái niệm về: môi trường sống, nhân tố sinh thái, nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, giới hạn sinh thái, khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu, nơi ở, giới hạn sinh thái, quần thể sinh vật, quan hệ hỗ trợ trong quần thể, quan hệ cạnh tranh trong quần thể, tỉ lệ giới tính, tuổi sinh lý, tuổi sinh thái, tuổi quần thể, mật độ cá thể của quần thể, kích thước tối thiểu, kích thước tối đa, mức sinh sản, mức tử vong, xuất cư, nhập cư.

Khái niệm về: quần xã sinh vật, loài ưu thế, loài đặc trưng; cộng sinh, hội sinh, hợp tác; cạnh tranh, ức chế - cảm nhiễm, vật ăn thịt-con mồi, ký sinh; khống chế sinh học; diễn thế sinh thái; diễn thế nguyên sinh; diễn thế thứ sinh; hệ sinh thái, chuỗi thức ăn; lưới thức ăn; bậc dinh dưỡng; tháp sinh thái; chu trình sinh địa hóa; sinh quyển; hiệu suất sinh thái.

thức về chế, quá trình sinh học

sinh vật; tăng trưởng của quần thể người; diễn thế sinh thái ở đầm nước nơng; diễn thế ngun sinh hình thành rừng cây gỗ lớn; diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng (Lạng Sơn); chu trình sinh địa hóa; chu trình: cacbon, nitơ, nước; con đường vận chuyển của dòng năng lượng trong hệ sinh thái.

Cơ chế: thích nghi của sinh vật với ánh sáng, nhiệt độ; các nhân tố ảnh hưởng tới kích thước quần thể; tăng trưởng của quần thể theo tiềm năng sinh học; tăng trưởng thực tế; sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể; phân bố năng lượng trên Trái Đất.

Kiến thức về quy luật sinh học

Quy luật về giới hạn sinh thái, hai quy tắc thể hiện sự thích nghi về mặt hình thái của sinh vật với nhiệt độ mơi trường: quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman), qui tắc về kích thước các bộ phận tai, đi, chi...của cơ thể (quy tắc Anlen).

Những kiến thức ứng dụng

Ứng dụng các kiến thức về các cơ chế, quá trình và các quy luật như: giới hạn sinh thái, mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, khống chế sinh học, chu trình trao đổi vật chất trong hệ sinh thái, các chu trình sinh địa hóa, hiệu suất sinh thái... vào việc chăm sóc, ni dưỡng vật ni và cây trồng. Đồng thời, có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học phần sinh thái học sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)