Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Cổ Loa Quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay (Trang 73 - 74)

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng chuyên mô nở

2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn

Kết quả thống kê trình bày ở Bảng 2.10 cho thấy, các tổ khối đều xây dựng được kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kì và cả năm học (M=4,24, SD=0,68). Kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém (M=3,7, SD=0,88) mặc dù được xếp thứ 2 và kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình (M=3,65, SD=0,98) xếp thứ 3 nhưng 2 tiêu chí này bị vướng mắc ở điểm sau: GV lập được kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, có kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình nhưng kế hoạch dạy chuyên đề chưa được quan tâm đầu tư cũng như kiểm tra đôn đốc thực hiện của tổ khối. Các kế hoạch mang tính đối phó nhiều hơn là thực hiện thực tế. Việc triển khai các chuyên đề trong thực tế hiện nay tại trường vẫn còn thụ động, chủ yếu dựa vào lịch của phòng GD. TTCM là người lĩnh hội và triển khai lại tại tổ khối của mình. Chính vì thế mà giữa việc lập kế hoạch và thực tế đôi khi không trùng khớp. Tiêu chí thứ 4 (Hướng dẫn giáo viên xây dựng các kế hoạch tương ứng với nhiệm vụ của họ (M=3,62, SD=0,89) và tiêu chí 5 (Xác định những mục tiêu cho các lĩnh vực hoạt động của tổ chuyên môn trong năm học tới: mục tiêu hoạt động dạy, hoạt động học, mục tiêu phát triển đội ngũ về chuyên môn, nghiệp vụ (M=3,54, SD=0,90)

được đánh giá không cao do việc hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch chưa được các TTCM đầu tư và chỉ dẫn tận tình, cặn kẽ. GV chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân và kế hoạch các năm cũ để chỉnh sửa và bổ sung mà khơng có sự đầu tư, nghiên cứu kế hoạch của trường, của tổ khối làm cơ sở xây dựng kế hoạch cá nhân của mình.Việc xác định mục tiêu của tổ chun mơn cịn hời hợt và chưa đi vào thực chất, chủ yếu dựa trên kế hoạch chung của tồn trường mà khơng có sự đột phá mang dấu ấn riêng của tổ khối và TTCM.

Bảng 2.10: Đánh giá thực trạng của việc xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn tại Trường Tiểu học Cổ Loa qua phân tích điểm trung bình (M) và độ lệch chuẩn (SD)

Tiêu chí đánh giá M SD

Có kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kì và cả năm học

4.24 0.68

Kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém

3.70 0.88

Kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình

3.65 0.98

Hướng dẫn giáo viên xây dựng các kế hoạch tương ứng với nhiệm vụ của họ.

3.62 0.89

Xác định những mục tiêu cho các lĩnh vực hoạt động của tổ chuyên môn trong năm học tới: mục tiêu hoạt động dạy, hoạt động học, mục tiêu phát triển đội ngũ về chuyên môn, nghiệp vụ

3.54 0.90

(Nguồn: Số liệu điều tra CBQL và GV tại Trường TH Cổ Loa quận Phú Nhuận, tháng 10/2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Cổ Loa Quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)