Biện pháp 3: Thường xuyên kiểm tra, quản lý giáoviên thựchiện quy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Cổ Loa Quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay (Trang 96 - 100)

3.2. Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở

3.2.3. Biện pháp 3: Thường xuyên kiểm tra, quản lý giáoviên thựchiện quy

hoạt động chuyên môn

3.2.3.1. Mục tiêu

- Kiểm tra là một trong các chức năng quan trọng của quản lý, là phương thức thu nhận thơng tin về tình hình hoạt động cũng như chất lượng hoạt động của TCM thông qua việc kiểm tra cá nhân GV và toàn bộ tổ khối. Hoạt động này giúp TTCM nâng cao chất lượng về quản lý chun mơn, có thơng tin chính xác về việc thực hiện của GV trong cơng tác dạy học nói riêng và cơng tác chun mơn nói chung. Kiểm tra là tác động đến hành vi của GV, nhằm nâng

TTCM xây dựng dự thảo kế hoạch TCM TTCM điều chỉnh kế hoạch TCM TTCM hồn thiện kế hoạch TCM Thơng qua, lấy ý kiến của tập thể TCM Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch của TCM TTCM công bố và triển khai thực hiện KH TCM Đạt Chưa đạt

cao tinh thần trách nhiệm của GV, trên cơ sở đó kịp thời khuyến khích động viên, nhắc nhở sai sót của GV để kịp thời sửa chữa, đánh giá xếp loại GV chính xác, phân cơng hợp lý và bồi dưỡng có hiệu quả.

- Đó là một hệ thống những quan sát và so sánh xem lao động dạy học thực tế có phù hợp với kế hoạch, tiêu chuẩn quy tắc… đã dự kiến trước hay không; kịp thời điều chỉnh sai lệch làm cho quá trình hoạt động đạt hiệu quả, mục đích đã đặt ra.

- TTCM cần duy trì chế độ kiểm tra nhằm thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý hoạt động TCM, nhằm nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục của nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng nhà trường phải chỉ đạo cho các TCM học tập lại những văn bản quy định về hoạt động chuyên môn để tất cả các GV trong nhà trường nắm vững những công việc cụ thể của người GV trong hoạt động chuyên môn.

- TTCM dựa vào kế hoạch kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo của nhà trường, có kế hoạch triển khai và quản lý GV thực hiện quy chế chuyên môn, thống nhất trong tổ khối.

- Việc thực hiện quy chế CM gồm có:

+ Bảo đảm các hồ sơ CM theo quy định của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT. + Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, GD theo quy định của Bộ GD&ĐT và chuẩn kiến thức kỹ năng.

+ Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, lên lớp theo quy định của ngành và quy chế của trường.

+ Kiểm tra đánh giá HS theo quyết định 30/2005/QĐ-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về đánh giá xếp loại HS tiểu học.

- Những quy định để thực hiện tốt quy chế CM là:

+ 100% GV phải có bài soạn mới trước khi lên lớp, bài soạn phải ghi rõ ngày tháng soạn, phải có chữ ký của tổ trưởng CM trước khi lên lớp 1 tuần.

+ TCM cũng như tất cả các GV phải lên lịch báo giảng trước 1 tuần và để lịch báo giảng tại phòng hội đồng GV để Ban giám hiệu kiểm tra thường xuyên.

+ Lên lớp đúng thời khóa biểu, đúng thứ tự mơn học, không tự ý đổi bài học hoặc cắt xén nội dung bài khi chưa được hiệu trưởng cho phép và chưa thông qua TTCM. Lên lớp mang theo hồ sơ giảng dạy (giáo án, sổ điểm...).

+ Kiểm tra đánh giá HS theo đúng quy định về nội dung, cách thức và thời gian. + Mỗi GV phải dự giờ đồng nghiệp ít nhất 1 tiết/tháng.

- TTCM phân công các thành viên trong tổ kiểm tra chéo hồ sơ, quy chế chuyên môn, dự giờ, đánh giá tiết dạy, thực hiện quy định ra đề, bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém.

- Phối hợp cùng BGH kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình, dự giờ đột xuất, dự giờ báo trước, lịch báo giảng, sổ ghi đầu bài. Thực hiện các chuyên đề, viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN), khuyến khích GV tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.

- TTCM cùng bộ phận thư viện thiết bị nhà trường kiểm tra, theo dõi và đôn đốc việc sử dụng hiệu quả trang thiết bị đồ dùng dạy học của GV.

- TTCM phát huy vai trị trong cơng tác tham mưu với BGH có thái độ kiên quyết phê bình những GV khơng thực hiện tốt các quy chế chuyên môn hoặc cố ý làm sai hoặc khơng chịu sửa chữa. TTCM có thái độ động viên đề nghị cấp trên khen thưởng những GV thực hiện tốt quy chế chuyên môn, khắc phục và sửa chữa tốt khuyết điểm.

- Việc thường xuyên kiểm tra, quản lý GV thực hiện quy chế chuyên mơn, xây dựng tiêu chí đánh giá xếp loại GV trong hoạt động dạy học giúp TTCM có sự đánh giá, phân loại chính xác trình độ năng lực và chất lượng của GV. Trên cơ sở đó, kịp thời điều chỉnh, tổ chức khắc phục những bất cập, từ đó, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV về các mặt trong hoạt động chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học trong tổ khối.

- TTCM cùng với tổ khối thực hiện đánh giá xếp loại GV dựa trên các tiêu chí của bộ Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học và các tiêu chí đánh giá xếp loại cơng

chức, viên chức hàng năm. Ngoài ra cũng lưu trữ các minh chứng hỗ trợ cho việc xét đánh giá xếp loại GV theo quy định.

- TTCM quản lý GV thực hiện quy chế chuyên môn thông qua: a) Quản lý hồ sơ chuyên môn:

- Quản lý kế hoạch bài giảng (giáo án) của GV: TTCM duyệt giáo án 1 tháng 2 lần vào ngày sinh hoạt chuyên môn. Giáo án phải có rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy, thể hiện chuẩn kiến thức kỹ năng, có nội dung giáo dục tích hợp theo quy định và phải thể hiện rõ nội dung phù hợp cho từng loại đối tượng HS. - Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học: Việc sử dụng thiết bị phản ánh tình hình thực hiện chương trình mơn học, đáp ứng được u cầu sử dụng thiết bị và yêu cầu tổ chức cho HS hoạt động tích cực trong giờ lên lớp. Kiểm tra bài soạn có thể thấy được dự kiến sử dụng thiết bị dạy học của GV. Song điều đó chưa phản ánh thực tế sử dụng thiết bị của GV. TTCM cần theo dõi việc sử dụng thiết bị qua sổ ghi chép mượn thiết bị, qua cán bộ thiết bị và qua việc sử dụng thiết bị trong các giờ được dự. Kiểm tra hiện trạng thiết bị cũng cho thấy được tình trạng sử dụng của GV đồng thời có thể phát hiện hỏng hóc, thiếu hụt thiết bị để có kế hoạch sửa chữa, bổ sung kịp thời.

- Quản lý chuyên môn qua việc kiểm tra hồ sơ lưu đề kiểm tra, lưu kết quả kiểm tra và trả bài của GV 2 lần trong năm học. Quản lý việc thực hiện tiến độ cho điểm vào sổ điểm của GV 2 lần trong năm học (kiểm tra định kỳ cuối học kỳ). TTCM quản lý việc GV nhận xét thường xuyên theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về quy định đánh giá HS tiểu học do Bộ GD&ĐT ban hành, kiểm tra việc ghi sổ theo dõi chất lượng giáo dục hàng tháng theo hướng dẫn của Thông tư 30.

b) Dự giờ thăm lớp

- Dự giờ thăm lớp nhằm giúp TTCM biết được việc chuẩn bị và thực hiện kế hoạch bài dạy của GV, qua đó biết trình độ GV, những thuận lợi và khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ của GV trong giờ lên lớp; biết được mức độ thực hiện chuẩn kiến thức- kỹ năng trong CT của GV, mức độ đổi mới PPDH và việc sử dụng thiết bị dạy học của GV. Quan sát mức độ tham gia của HS vào quá trình dạy học người dự giờ cịn nhận biết được trình độ của HS và hiệu

quả việc vận dụng PPDH tích cực của GV. Sau buổi dự giờ thăm lớp sẽ có cuộc trao đổi, góp ý cho GV đứng lớp. Những nhận xét, góp ý của người dự giờ giúp GV biết được ưu điểm và hạn chế về nội dung, PPDH của mình từ đó đúc kết những kinh nghiệm cho chính bản thân. Vì vậy việc dự giờ thăm lớp thực chất là nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và qua đó cải thiện kết quả học tập của HS.

- Việc dự giờ có thể tiến hành hẹp giữa các GV trong tổ khối hoặc mở rộng cho các GV tồn trường thơng qua các tiết thao giảng, hội giảng. Trong hội giảng, thao giảng, GV thường đầu tư nhiều cho việc sử dụng các phương tiện dạy học, nhất là các phương tiện có sự trợ giúp của cơng nghệ thơng tin. Việc làm đó một mặt giúp GV tự học hỏi và tăng cường được năng lực sư phạm của cá nhân, mặt khác giúp các GV khác học hỏi thêm kinh nghiệm trong chuẩn bị bài dạy, trong quá trình tiến hành bài dạy.

- Trong các khâu của quá trình dạy học, khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS có vai trị quyết định đến chất lượng dạy học. Vì vậy các hoạt động phục vụ cho việc đánh giá của GV đối với HS cần được quan tâm, đảm bảo kết quả đánh giá khách quan, đủ độ tin cậy, công khai, công bằng và minh bạch. Để đảm bảo các yêu cầu đó, TTCM cần quan tâm, chỉ đạo từ bước hướng dẫn HS ôn luyện, soạn đề kiểm tra (câu hỏi và đáp án, điểm), tổ chức kiểm tra, thi học kỳ, cuối năm học, chấm bài và lên bảng điểm theo đúng những văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT. - Kế hoạch dự giờ cần được thực hiện trong kế hoạch công tác của mỗi GV và của nhóm/ tổ chun mơn và cụ thể hóa trong từng học kỳ để từng cá nhân có thể chủ động thực hiện và tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Cổ Loa Quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)