Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của TTCM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Cổ Loa Quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay (Trang 74 - 76)

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng chuyên mô nở

2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của TTCM

Kết quả qua thống kê về thực trạng quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng chuyên môn đã thể hiện được 2 nhóm hoạt động, có thứ tự điểm trung bình M giảm dần từ 4.24 đến 3.73 đã được phân tích theo thang đo 5 điểm-Likert Scale về mức độ thực hiện (1: Yếu, 2: Trung bình, 3: Khá, 4: Tốt, 5: Rất tốt). Nhóm hoạt động thứ nhất được đánh giá từ tốt (M=4) đến rất tốt (M=5), gồm các hoạt động 1, 2 và 3. Nhóm hoạt động thứ hai được đánh giá từ khá (M=3) đến tốt (M=4), gồm các hoạt động còn lại là 4, 5, 6, 7 và 8 (xem Bảng 2.11).

Bảng 2.11: Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng chuyên môn tại Trường Tiểu học Cổ Loa qua phân tích điểm trung bình (M) và độ lệch chuẩn (SD)

Quản lý hoạt động dạy học của tổ trƣởng chuyên môn: M SD

Tổ chức dạy học và đánh giá theo chuẩn kiến thức- kỹ năng của chương trình mơn học

4.24 0.64

Quản lý việc lập kế hoạch thực hiện chương trình mơn học theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐTvà Sở GD&ĐT

4.19 0.62

Quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy của giáo viên 4.03 0.76

Quản lý việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy của giáo viên 3.86 0.86

Quản lý việc đổi mới PPDH của giáo viên 3.78 0.89

Tổ chức thực hiện đổi mới PPDH và tiến hành dạy học chuyên đề, dạy học tự chọn có hiệu quả

3.78 0.82

Tổ chức việc sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình.

3.76 0.83

Tổ chức xây dựng và thực hiện được kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi

3.73 0.90

(Nguồn: Số liệu điều tra CBQL và GV tại Trường TH Cổ Loa quận Phú Nhuận, tháng 10/2015)

Từ bảng trên có thể rút ra nhận xét sau:

Trên thực tế, TTCM sẽ kiểm tra và ký giáo án (kế hoạch bài dạy) cho GV trong tổ khối trước 1 tuần. Việc kiểm tra này nhằm đảm bảo GV dạy đúng phân phối chương trình, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, có lồng ghép dạy tích hợp, GV có rút kịnh nghiệm sau mỗi bài dạy và GV thực hiện đầy đủ hồ sơ sổ sách theo quy định. Việc kiểm tra về mặt hành chính sự vụ này khơng đảm bảo được thực tế trên lớp học GV có tiến hành đúng như vậy hay khơng. Về việc sử dụng đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học cũng như việc đổi mới PPDH chỉ được kiểm chứng qua các tiết dự giờ, hội giảng, thao giảng. Tất cả các tiêu chí của việc quản lý hoạt động dạy học chưa thúc đẩy được người GV chủ động và có ý thức cao trong hoạt động chun mơn của mình. Điều này giải thích tại sao hiệu quả giảng dạy ở một số GV chưa đạt kết quả như mong muốn. Người GV bên cạnh việc dạy học cịn phải hồn thành rất nhiều nhiệm

vụ khác nhau, do đó họ dễ nảy sinh tâm lý làm việc để đối phó và thiếu sự đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Cổ Loa Quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)