Mối quan hệ giữa Lý thuyết hiện đại và Lý thuyết cố điển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết khảo thí, xây dựng và sử dụng bộ công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lí lớp 12 (Trang 44 - 54)

Lý thuyết đánh giá cố điển

Lý thuyết hiện đại Đo năng lực Điểm thực t Tham biến năng

lực     n i i P t 1 ) (

Đo độ khó Mức độ khó Tham biến độ khó

Đo độ phân biệt

Point biserial Tham biến phân biệt

Đo độ chính xác

Phương sai của sai số độ tin cậy,var(x|t) Sai số chuẩn     n i i i P P t x 1 )] ( 1 )[ ( ) | var(  

Trong Lý thuyết đánh giá cố điển, điểm thực bị phụ thuộc vào các câu hỏi của bài test. Tham biến trong mơ hình Lý thuyết hiện đại là bất biến.

Tính khách quan đặc trưng: Việc so sánh hai đối tượng bất kỳ, đã được đo bằng một cơng cụ nào đó, sẽ khơng phụ thuộc vào cơng cụ đo. Trong khảo nghiệm tâm lý, sự so sánh hai cá thể được test sẽ chỉ phụ thuộc vào những câu hỏi được sử dụng trong bài test.

Lý thuyết khảo thí hiện đại là một tập hợp các mẫu để phân tích câu hỏi kiểm tra , lý thuyết hiện đại phân tích những chi tiết cụ thể, riêng lẻ của t ng câu hỏi và thí sinh nhưng ở đó việc đánh giá năng lực của thí sinh sẽ khơng phụ thuộc vào câu hỏi và tham biến của câu hỏi, mỗi thí sinh đứng trước câu hỏi sẽ đáp ứng như thế nào điều đó phụ thuộc vào năng lực tiềm ẩn của thí sinh và đặc trưng câu hỏi.

Hiện nay có ba mơ hình tốn phổ biến (mơ hình tham số) nhất trong IRT bao gồm mơ hình một tham số (mơ hình Rasch), mơ hình hai tham số và mơ hình ba tham số. Trong mơ hình tốn của IRT các tham số đặc trưng của câu hỏi (liên quan đến độ khó, độ phân biệt, mức độ đốn mị) khơng phụ thuộc mẫu thử để định cỡ câu hỏi và năng lực đo được của thí sinh khơng phụ thuộc vào bài trắc nghiệm cụ thể được lấy t ngân hàng câu hỏi đã được định cỡ.

Theo IRT, mỗi câu hỏi có các thuộc tính đặc trưng cho nó và mỗi thí sinh ở một trình dộ nào đó có một năng lực tiềm ẩn xác định, các thuộc tính và đặc trưng này không phụ thuộc vào phép đo, hoặc nói cách khác, chúng là các bất biến.

IRT cho phép các hàm thông tin của t ng câu hỏi và của cả đề trắc nghiệm và sai số chuẩn trung bình cho cả phép đo theo các mức như trắc nghiệm cổ điển. T đó có thể thiết kế một đề trắc nghiệm cho phép đo chính xác khoảng năng lực nào đó mà ta mong muốn.

IRT cho phép thiết kế các đề trắc nghiệm với mức độ tương đương rất cao

để đảm bảo các đề trắc nghiệm khác nhau có thể cho cùng một kết quả như nhau khi đánh giá năng lực của một thí sinh nào đó.

Các thành tựu quan trọng của IRT đã nâng độ chính xác của phép đo lường trong giáo dục lên một tầm cao mới về chất so với lý thuyết đo lường cổ điển. T thành tựu tổng quát đó, người ta có thể đưa ra các quy trình để

xây dựng bộ cơng cụ kiểm tra đánh giá, phân tích các kết quả để hiệu chỉnh bộ công cụ, chủ động thiết kế các bài kiểm tra theo các mục đích đặt ra.

1.3. Hoạt động kiểm tra đánh giá ở trƣờng THPT hiện nay

1.3.1. Những bất cập trong đo lường và đánh giá ở trường THPT.

Đã có rất nhiều bài báo khoa học, nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập và chỉ rõ những hạn chế và bất cập về kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở trường THPT hiện nay. Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, PGS.TS. Nguyên Công Khanh, TS.Vũ Thị Ngọc Anh, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.... Qua khảo sát thực tế chúng tơi có thể chỉ ra những hạn chế bất cụ chủ yếu như sau:

- Mục đích đánh giá khơng được giáo viên xác định rõ ràng, giáo chỉ hiểu đơn giản là việc cho điểm học sinh. Học sinh thường ít được phản hồi về kết quả học tập của mình để kịp thời điều chỉnh.

- Qúa trình đánh giá ở trường phổ thơng hiện nay thường chỉ d ng lại ở khâu lượng giá, ít khi đánh giá và ra quyết định.

- Giáo viên không hiểu một cách đầy đủ và tồn diện về cơng tác đo lường và đánh giá trong giáo dục.

- Các đề kiểm tra do giáo viên biên soạn khơng được phân tích, đánh giá nên có nhiều câu hỏi kém chất lượng, khơng đo lường được kiến thức học sinh.

- Đa phần các môn học giáo viên giáo viên thường chỉ cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận, ngại ra các đề trắc nghiệm khách quan. Mơn Vật lí, đề trắc nghiệm chủ yếu diễn ra tại các kỳ thi cuối khóa, tốt nghiệp THPT.

- Đề thi TNKQ đã được sử dụng nhiều trong các kỳ thi TNTHPT, thi ĐH – CĐ trong các năm qua ở một số mơn Lý, Hóa, Sinh, Anh. Giáo viên cũng đã bắt đầu sử dụng nhiều hơn đề kiểm tra TNKQ để kiểm tra kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên vì khơng có kinh nghiệm trong việc ra đề, sử dụng Công nghệ thông tin, cho nên các đề thi do giáo viên soạn sử dụng câu hỏi chưa được tốt, đa số là sao chép, chưa thỏa mãn các tiêu chuẩn về độ khó,

độ phân biệt và độ giá trị. Nhiều khi giáo viên phải điều chỉnh thang điểm cho học sinh.

- Phần lớn đề kiểm tra đánh giá môn học đều nhằm đánh giá ở mức nhận thức thấp, tức là kiểm tra thuộc kiến thức là chính (biết, hiểu, vận dụng) nên người học có thể học thuộc lịng, quay cóp mà khơng cần tư duy trả lời.

- Giáo viên chưa có kinh nghiệm ra đề thi, đặc biệt là đề thi TNKQ nên các đề thi do giáo viên biên soạn thường thiết kế trong thời gian rất ngắn, các câu hỏi khơng được phân tích, chỉnh sửa, thường được sử dụng luôn mà không được thử nghiệm.

- Giáo viên không biết sử dụng hợp lý cá dạng thức thi – kiểm tra, các đề TNKQ khi thiết kế thường mất rất nhiều thời gian, do đó phần lớn giáo viên ngại ra đề, chủ yếu sao chép, chỉnh sửa theo một vài đề nào đó trên mạng hoạc t đồng nghiệp.

- Giáo viên chấm và trả bài không đúng tiến độ, không thông tin kịp thời những điểm yếu kém của học sinh để giúp họ tiến bộ.

1.3.2. Thực trạng tại trường THPT Phương Sơn

Trường THPT Phương Sơn là một trường lớn của tỉnh Bắc Giang, năm học 2013-2014 nhà trường có 30 lớp học chương trình cơ bản. Đối với việc đánh giá kết quả học tập ở nhà trường hiện nay, qua khảo sát t giáo viên và học sinh cũng như thực tế giảng day tại trường trong những năm qua. Tôi chỉ ra một số ưu điểm, nhược điểm như sau:

* Ƣu điểm

Về nhận thức: Đa số cán bộ quản lý, giáo viên đã nhận thức được mục đích quan trọng nhất của hoạt động đánh giá vì sự tiến bộ của người học. Giáo viên đã nhận thức cần giảm áp lực của điểm số vì điểm số chỉ có tác dụng khi xếp loại học lực, đồng thời tăng cường nhận xét để giúp học sinh nhìn thấy rõ những yếu kém, sai lệch của mình trong học tập và tìm cách khắc phục.

Về phương thức đánh giá: Nhà trường đã và đang triển khai công hoạt động KTĐG kết quả học tập theo một tiến trình gồm ba cơng đoạn là thu thập thông tin đánh giá, xử lý và phân tích thơng tin đã thu thập, ra quyết định đánh giá.

* Nhƣợc điểm

Giáo viên trường THPT Phương Sơn đã được tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá, nhưng chưa liên tục và không đầy đủ, chỉ một số ít giáo viên tiếp nhận được. Do đó, kiến thức về khoa học đo lường đánh giá trong giáo dục không được tiếp thu một cách đầy đủ, không áp dụng được vào thực tế nên kết quả đánh giá học sinh chưa chính xác.

Các tổ chun mơn có đội ngũ giáo viên có trình độ chun mơn tốt, nhà trường có bộ phận chun trách về cơng tác thi cử. Nhưng chưa thành lập được ngân hàng câu hỏi cho mỗi môn học dùng cho việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Khi đến thời hạn kiểm tra/thi cử mới chuẩn bị ra đề, trong thời gian ngắn phải ra nhiều đề cho nhiều lớp khác nhau, cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau dẫn đến đề thi chưa có chất lượng.

Các đề kiểm tra do giáo viên biên soạn không được thử nghiệm, phân tích, đánh giá đã được sử dụng để kiểm tra kiến thức học sinh. Do vậy, đề kiểm tra mới chỉ thực hiện việc đánh giá học sinh theo điểm số, lấy điểm của bài kiểm tra đó để xét thành tích học tập.

CHƢƠNG II. XÂY DỰNG BỘ CƠNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MƠN VẬT LÍ LỚP 12 (HỌC KỲ I) THPT

2.1. Cấu trúc nội dung chƣơng trình Vật lí lớp 12 THPT

2.1.1. Tiêu chí đánh giá kết qủa học tập mơn vật lý học kì 1 lớp 12

Căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng hiện hành (phụ lục), chúng tôi đã tiến hành viết các tiêu chí đánh giá kết quả học tập chung cho cả học kì 1 như sau:  Về mặt kiến thức:

 Phát biểu được các định nghĩa dao động điều hồ, sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang, sóng âm, âm thanh, hạ âm, siêu âm, dòng điện xoay chiều.

 Nêu được các đại lượng: Li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu, tốc độ truyền sóng, bước sóng, chu kì, tần số sóng, biên độ sóng, và năng lượng sóng, cường độ âm và mức cường độ âm, giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện, của điện áp là gì?

 Nêu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hồ, chỉ ra được sự biến thiên động năng, thế năng và bảo toán cơ năng của con lắc lò xo, con lắc đơn.

 Nêu được các đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì; các đặc điểm của sóng cơ và sóng âm.

 Trình bày được sơ lược về âm cơ bản, các hoạ âm. Trình bày được các đặc trưng sinh lí (độ cao, độ to và âm sắc) và các đặc trưng vật lí (tần số, mức cường độ âm và các hoạ âm) của âm.

 Mô tả được các hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước, sóng d ng trên một sợi dây và nêu được các điều kiện để có sự giao thoa của hai sóng, điều kiện để khi đó có sóng d ng trên dây.

 Nêu được cách sử dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để tổng hợp hai dao động điều hoà cùng tần số và cùng phương dao động.

 Chỉ ra được sự biến đổi về pha giữa li độ, vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòa; Sự lệch pha dao động giứa dòng điện và điện áp trong các loại mạch điện xoay chiều.

 Vận dụng các kiến thức giải thích được hiện tượng giao thoa sóng, hiện tượng sóng d ng trên một sợi dây, hiện tượng cộng hưởng cơ, cộng hưởng điện. Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng.

 Giải thích được ngun tắc tạo ra dịng điện xoay chiều, nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều, động cơ điện xoay chiều ba pha và máy biến áp.

 Nêu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do, tác dụng của hộp cộng hưởng âm, ứng dụng của động cơ điện, máy phát điện, máy biến áp.

 Viết được các cơng thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hoà của con lắc lò xo và con lắc đơn. cường độ âm và mức cường độ âm, cảm kháng, dung kháng và tổng trở của đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp và nêu được đơn vị đo các đại lượng này. Viết được cơng thức tính cơng suất điện và cơng thức tính hệ số cơng suất của đoạn mạch RLC nối tiếp.

 Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hồ của con lắc lị xo và con lắc đơn; Viết được các phương trình sóng cơ, giao thoa sóng cơ; Viết được biểu thức t thông, suất điện động cảm ứng, cường độ dòng điện và điện áp tức thời trong các loại đoạn mạch xoay chiều.

 Viết được các hệ thức liên hệ giữ chu kỳ, tần số; các công thức độc lập với thời gian của biên độ, li độ, vận tốc; hệ thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch RLC nối tiếp (đối với giá trị hiệu dụng và độ lệch pha). Liên hệ về điện áp tức thời, điện áp hiệu dụng của các đại lượng trong mạch RLC mắc nối tiếp.

Về mặt kĩ năng:

 Áp dụng kiến thức về dao động cơ để giải quyết các bài toán ở mức độ đơn giản:

 Xác định được các đại lượng: Chu kỳ, tần số của vật dao động điều hòa, của con lắc lò xo và con lắc đơn dao động điều hòa.

 Xác định được trạng thái của vật dao động điều hịa, tính được li độ x, vận tốc v, gia tốc a ở thời điểm bất kỳ.

 Tính được các giá trị cực đại của vận tốc, gia tốc, lực đàn hồi, chiều dài dây treo con lắc đơn trong quá trình dao động điều hịa

 Xác định được quãng đường, thời gian vật dao động điều hịa trong những thời gian và qua những vị trí đặc biệt.

 Viết được phương trình dao động điều hòa của con lắc lò xo, con lắc đơn.

 Áp dụng kiến thức về sóng cơ và sóng âm để giải quyết các bài tốn ở mức độ đơn giản:

 Xác định được chu kỳ, tần số, bước sóng, tốc độ truyền sóng của sóng cơ và sóng âm.

 Lập được biểu thức sóng cơ tại một điểm theo thời gian ta và khoảng cách x.

 Xác định được tính chất của một điểm dao động (cực đại, cực tiểu, nút hày là bụng) trong giao thoa sóng, sóng d ng t điều kiện cực đại, cực tiểu giao thoa, điều kiện để có sóng d ng trên dây.

 Tính được cường độ âm và mức cường độ âm tại một điểm

 Áp dụng kiến thức về điện xoay chiều để giải quyết các bài toán ở mức độ đơn giản:

 Xác định được các giá trị hiệu dụng, cực đại của điện áp, dòng điện trong dao động điều hịa.

 Tính được dung kháng, cảm kháng, tổng trong trong mạch RLC, độ lệch pha của u và i, công suất và hệ số công suất trong các loại đoạn mạch xoay chiều.

 Tính được số vịng dây, hiệu điện thế, cường độ trong các cuộn dây của máy biến áp. Giải được một số bài toán đơn giản về truyền tải điện năng.

 Viết được biểu thức của điện áp u, dòng điện i trong các loại mạch điện xoay chiều.

 Vận dụng kiến thức về dao động cơ, sóng cơ, sóng âm, điện xoay chiều và kĩ năng toán học để giải quyết các bài toán nâng cao:

 Bài toán xác định quãng đường vật đi được trong dao động điều hòa, khoảng thời gian vật qua vị trí có li độ x và đạt vận tốc v, tính được vận tốc trung bình trong các khoảng thời gian đó

 Bài tốn thời gian lị xo nén dãn, biến thiên động năng và thế năng; bài toán biến thiên chu kỳ dao động của con lắc đơn.

 Xác định được cực đại và cực tiểu giao thoa trên một đoạn, 1 hình bất kỳ trong vùng giao thoa khi hai nguồn . Tìm điểm xa nhất, gần nhất trong vùng giao thoa là cực đại, cực tiểu, cùng pha hoặc ngược pha với nguồn.

 Xác định được cường độ và mức cường độ âm tại một điểm khi có độ chênh lệch so với một điểm khác hoặc liên hệ về khoảng cách.  Bài toán cực trị của hiệu điện thế, công suất tiêu thụ trong mạch

RLC mắc nối tiết để xác định I, U, P.

 Bài toán giản đồ véc tơ, bài toán hộp đen để tìm thành phần cịn thiếu trong mạch RLC, tìm R, L, C.

2.1.2. Nội dung chương trình

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sách giáo khoa Vật lí 12 được sử dụng là bộ sách giáo khoa phân ban t năm học 2006 - 2007. Cũng theo quy định này, chương trình Vật lí 12 THPT sẽ được chia thành ba ban:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết khảo thí, xây dựng và sử dụng bộ công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lí lớp 12 (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)