Nhận thức của SV về các hình thức NCKH của SV

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 48 - 51)

Bảng 2 .5 Nhận thức của CBQLGV và SV về ý nghĩa của hoạt động NCKH

Bảng 2.6 Nhận thức của SV về các hình thức NCKH của SV

STT Hình thức NCKH Đúng (%) Khơng đúng (%) Không rõ (%)

1 Viết tiểu luận/bài điều kiện 68,57 29,38 2,04

2 Kiểm tra giữa kì 24,49 57,96 17,55

3 Thi hết môn 26,12 70,61 3,27

4 Xê-mi-na 68,98 26,53 4,49

5 Viết luận văn 99,18 0,82 0

6 Tham gia hội nghị khoa học 82,45 17,55 0

7 Tham gia một phần đề tài của thầy/cô 82,04 16,74 1,22

8 Tham gia cuộc thi SV NCKH 100 0 0

9 Viết bài gửi đăng trên tạp chí khoa học 97,95 0 2,05

Qua số liệu phân tích ở Bảng 2.6 cho thấy: phần lớn SV nắm đƣợc các hình thức khác nhau của hoạt động NCKH của SV ở trƣờng ĐH: Tham gia cuộc thi SV

NCKH đƣợc cho là rõ nhất với 100 ý kiến tán thành; Viết luận văn tốt nghiệp

(99,18%); Tham gia hội nghị khoa học (82,45%); Tham gia một phần đề tài của thầy/cô (82,04%). Kết quả khảo sát cũng cho thấy, một bộ phận SV (29,38%) chƣa

coi Viết tiểu luận là một hình thức của NCKH (vì việc viết tiểu luận cịn tùy thuộc vào từng GV và lịch trình đào tạo của mỡi khoa, hoạt động này thƣờng đƣợc thực hiện vào cuối năm thứ hai đầu năm thứ ba). Rất đông SV không coi hoạt động Thực

tế và kiến tập sư phạm là hình thức của NCKH (52,25%).

Hoạt động NCKH trƣớc hết phải bắt đầu từ cái cơ bản, cần có cái nhìn khái qt về vấn đề nghiên cứu, biết đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó và quan trọng nhất là phải xác định đƣợc các bƣớc thực hiện cho một đề tài nghiên cứu. Vì vậy, ngƣời NCKH cần phải nắm rõ quy trình nghiên cứu, sử dụng thành thạo các phƣơng tiện kĩ thuật để thu thập xử lí thơng tin và đặc biệt phải biết trình bày kết quả nghiên cứu.

Theo Vũ Cao Đàm, một nghiên cứu thƣờng đƣợc thực hiện theo quy trình nhất định sau: [16]

1. Xác định vấn đề nghiên cứu và chính xác hóa tên đề tài nghiên cứu 2. Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu

3. Nghiên cứu sách, tài liệu, văn bản có liên quan để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài

4. Xây dựng bảng hỏi

5. Triển khai nghiên cứu (xây dựng cơ sở lí luận; triển khai nghiên cứu thực tế) 6. Xử lí số liệu

7. Viết trình bày kết quả nghiên cứu 8. Rút ra kết luận và đề xuất kiến nghị.

Để tìm hiểu kiến thức của SV về quy trình NCKH SV nhƣ thế nào, chúng tôi đã đảo lộn thứ tự các bƣớc nêu trên và đề nghị SV sắp xếp theo trình tự nếu bản thân tiến hành NCKH.

Kết quả điều tra ở Biểu đồ 2.2 cho thấy chỉ có 28,6% SV sắp xếp đúng trình tự cần làm khi tiến hành NCKH. Điều này chứng tỏ SV còn lúng túng trong việc xây dựng một quy trình đúng. Ngun nhân có thể do SV nhận thức chƣa đúng tầm quan trọng của việc xây dựng quy trình nghiên cứu, cái nào trƣớc cái nào mà chỉ cần hồn thành cơng trình nghiên cứu; và cũng có thể do SV chƣa nắm vững phƣơng pháp luận NCKH.

28.6

71.4

Đúng

Chưa đúng

Biểu đồ 2.2. Nhận thức của SV về quy trình NCKH của SV

Thực tế trên đây là những điểm tồn tại trong hoạt động NCKH hiện nay ở các trƣờng ĐH nói chung và ở Trƣờng ĐHSP TPHCM nói riêng. Xuất phát từ nhận thức rằng NCKH SV mang tính thời vụ (mỡi năm 1 lần) dành riêng cho SV năm thứ 3 &4 (có thể SV năm thứ 2) và chỉ gói gọn trong khn khổ thực hiện một đề tài, nộp cho Phòng KHCN&MT-TCKH hoặc báo cáo trƣớc Hội đồng khoa học. Hoạt động NCKH cần phải đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn bao gồm những cơng việc tìm tịi nghiên cứu nhƣ việc chuẩn bị một báo cáo cho buổi thảo luận, tóm tắt một bài báo; nhận xét khoa học; bài báo khoa học và cũng có thể ở cấp độ cao hơn là một cơng trình nghiên cứu, tiểu luận, khóa luận... Ngồi việc học mơn Phƣơng pháp luận NCKH theo học phần quy định, SV cần đƣợc trau dồi phƣơng pháp NCKH thông qua các giờ học trên lớp, qua các bài tập lớn, để SV nắm đƣợc quy trình cần thiết khi thực hiện NCKH.

Do vậy, hoạt động NCKH SV cần phải xác định là hoạt động thƣờng xuyên, liên tục, xuyên suốt và gắn liền với nhiệm vụ học tập của mỗi SV. Tùy vào khả

năng điều kiện của mỡi SV mà có các hình thức tham gia thích hợp. NCKH SV có chất lƣợng, hiệu quả không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ của riêng của Trƣờng, Phòng KHCN&MT-TCKH mà cịn là cơng việc của từng Khoa, Bộ môn, và từng GV.

2.2.1.3. Kĩ năng nghiên cứu khoa học của SV

Để có thể đánh giá một cách khách quan và chính xác về kĩ năng NCKH của SV, ngoài việc SV tự đánh giá về kĩ năng NCKH của bản thân, chúng tơi cịn tiến hành điều tra sự đánh giá của CBQL và GV về vấn đề này, kết quả thể hiện ở Bảng 2.7 dƣới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 48 - 51)