Quản lý triển khai hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 29 - 31)

14 Nộ un quản lý oạt độn ủ tổ uyên môn tron trƣờn THCS

1.4.2. Quản lý triển khai hoạt động dạy học

(1) Quản lý thực hiện kế hoạch dạy học của GV

Việc xây dựng kế hoạch phải dựa vào chương trình dạy học quy định, kỹ năng sư phạm của GV,khả năng HS, kết quả học tập năm trước và điều kiện cụ thể của nhà trường đảm bảo cho dạy học để xây dựng kế hoạch các nhân, kế hoạch tổ bộ môn..

Quản lý lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thực chất là thiết kế chương trình dạy học chi tiết. Cơng đoạn này phải dựa trên kết quả đánh giá đầu vào về khả năng, nhu cầu năng lực, cách học và điều kiện học tập của học sinh. Việc thực hiện chương trình phải dựa vào sự lựa chọn của HS và của GV qua các mức độ khó,nhịp độ, hình thức học tập của HS một cách phù hợp. Các HS giỏi phải được học ngang tầm với khả năng để có thể phát triển tối đa tiềm năng, ngược lại học sinh yếu/kém phải được học phù hợp với khả năng sao cho có thể nâng cao trình độ, khơng có cảm giác sợ hoặc chán nản với việc học tập. Nhiệm vụ chủ yếu của nhà quản lý làm sao cho mọi thành viên biết và nghiên túc thực hiện kế hoạch đạt mục tiêu đề ra.

Để đảm bảo chất lượng dạy học, Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn phải chỉ đạo sát sao tổ chuyên môn chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục thông qua việc đối chiếu, rà sốt nội dung giữa các mơn học để điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

Trong khi giám sát kế hoạch hoạt động của giáo viên trong tổ chun mơn thì tổ trưởng phải phát hiện kịp thời những vấn đề chưa hợp lí để điều chỉnh, hỗ trợ cho Gv thực hiện tốt kế hoạch của mình. Khi kiểm tra giáo án cần xem xét việc đảm bảo dạy học theo chuẩn, chú ý đến mức độ hợp lý của chương trình; khi dự giờ cần quan sát tính phù hợp của PPDH với đặc thù bộ mơn.

Bên cạnh đó cũng phải quản lý giờ ra vào lớp, hồ sơ chuyên môn của giáo viên bởi vì các yếu tố đó sẽ đảm bảo cho việc thực hiện tốt kế hoạch dạy học.

Như vậy, quản lý thực hiện kế hoạch dạy học của GV cần chú ý các nội dung chính sau:

(1) Quản lý thực hiện chương trình dạy học; (2) Quản lý thực hiện soạn giáo án hàng tuần;

(3) Quản lý việc dự giờ, hội giảng, thao giảng của GV; (4) Quản lý chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên của GV; (5) Quản lý giờ lên lớp của GV;

(6) Quản lý hồ sơ CM của GV.

(2) Quản lý hoạt động ôn thi vào lớp 10 THPT

Việc thi đỗ vào lớp 10 THPT là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của nhà trường và là khẳng định chất lượng giáo dục của mỗi trường. Do vậy việc quản lý tốt hoạt động ôn thi vào lớp 10 THPT là nhiệm vụ quan trọng mà nhà trường đặc biệt quan tâm.

Nội dung quản lý hoạt động ôn thi vào lớp 10 THPT bao gồm: Xây dựng kế hoạch và lộ trình ơn tập cho HS lớp 9; xây dựng các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 THPT; phân loại HS lớp 9, phối hợp với gia đình học sinh và làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp; tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi kỳ thi vào lớp 10 THPT.

Nội dung quản lý hoạt động ôn thi vào lớp 10 THPT bao gồm: (1) Xây dựng kế hoạch và lộ trình ơn tập cho HS lớp 9;

(2) Phân loại học sinh lớp 9;

(3) Xây dựng các chuyên đề ôn thi vào lớp10 THPT;

(4) Phối hợp với gia đình học sinh và làm tốt cơng tác tư vấn hướng nghiệp; (5) Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi kỳ thi vào lớp 10 THPT.

(3) Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi; phụ đạo học sinh yếu, kém

Đối với mỗi nhà trường việc đánh giá nhà trường chủ yếu dựa trên chất lượng giáo dục của nhà trường do vậy công tác quản lý bồi dưỡng học siinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém được đặt lên hang đầu

Đối với quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi: phải chủ trì tổ chức xây dựng nội dung và kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, lựa chọn các giáo viên chuyên môn giỏi để bồi dưỡng, phải tổ chức triển khai, giám sát việc bồi dưỡng HS giỏi nhằm giúp các em hiểu rộng và sâu hơn về chương trình mơn học, tạo điều kiện cho các em phát huy được năng lực của mình. Các nhiệm vụ chính cần đạt được như sau:

(1) Xây dựng kế hoạch có lộ trình và kết quả thực hiện cụ thể

(2) Kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ đảm bảo phát huy thế mạnh của từng GV. (3) Quản lý chỉ đạo TCM kiểm tra phân loại HS.

(4) Giao chuyên đề cho từng thành viên.

(5) Tiếp thu ý kiến phản hồi từ HS, điều chỉnh kế hoạch

Đối với quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu, kém: TTCM phải tổ chức xây dựng nội dung và KH phụ đạo HS yếu, kém, tổ chức triển khai và giám sát việc thực hiện kế hoạch của các mơn học mình phụ trách nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng cơ bản trong chương trình.

Yêu cầu đối với quản lý hoạt động phụ đạo học sinh yếu, kém bao gồm: (1) Xây dựng kế hoạch có lộ trình và kết quả thực hiện cụ thể.

(2) Tìm hiểu nguyên nhân, đề ra biện pháp giúp đỡ đảm bảo khắc phục được nhược điểm của HS

(3) Quản lý chỉ đạo GV kiểm tra phân loại HS. (4) Giao chuyên đề cho từng thành viên.

(5) Chỉ đạo GV phụ trách HS yếu kém.

(6) Tiếp thu ý kiến phản hồi từ HS, rút kinh nghiệm điều chỉnh kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)