Cán uyên tắ đề xuất bện p áp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 76)

Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường THCS trên địa bàn huyện Cẩm Khê phải xuất phát từ cơ sở khoa học quản lý và giải quyết được những vấn đề mà thực tiễn tại các trường THCS trên địa bàn huyện đặt ra. Đó là những cơ sở lý luận và thực tiễn được nêu trong chương 1 và chương 2 của luận văn này, đồng thời căn cứ vào những định hướng phát triển của các nhà trường THCS trên địa bàn huyện trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Chính vì vậy biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường THCS trên địa bàn huyện Cẩm Khê phải dựa trên các nguyên tắc sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và kế thừa

Đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất các biện pháp quản lý mới. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải kế thừa các biện pháp quản lý đã và đang thực hiện. Có thể kế thừa tồn bộ các biện pháp, có thể kế thừa những điểm, hay điểm tối ưu của mỗi biện pháp, tránh phủ định sạch trơn toàn bộ và tạo hệ thống mới hồn tồn nhưng khơng dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp đã có. Kế thừa là sự tiếp nối giữa cái quá khứ (cái đã làm) – hiện tại (đang làm) và tương lai (sự vận động và phát triển của vấn đề quản lý).

3.1.2. Nguyên tắc phù hợp thực tiễn

Các biện pháp quản lý đề xuất phải xuất phát từ các yêu cầu của thực tiễn, thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn, từ những hạn chế, tồn đọng trong quá trình quản lý, tránh đề xuất các biện pháp đúng mà xa vời thực tiễn quản lý hoạt động tổ chuyên môn. Việc đề xuất các biện pháp quản lý phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của nhà trường, của địa phương. Đặc biệt phù hợp với điều kiện khó khăn và mang tính chất đặc thù của các trường THCS.

Tính thực tiễn của các biện pháp quản lý phải thể hiện và là sự cụ thể hóa mục tiêu đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước, nhà trường phù hợp với sự chế

định của ngành trong quản lý. Có như vậy, các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn được đề xuất mới đảm bảo được sự phù hợp của đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước đồng thời mang tính cụ thể, thực tiễn giáo dục đặt ra, làm cho các biện pháp tồn tại được và có ý nghĩa trong thực tiễn chỉ đạo giáo dục.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Việc đề xuất các biện pháp cần phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quy trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn như: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, tổ chức các hoạt động phát triển chuyên môn cho GV theo chuẩn nghề nghiệp, quản lý đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tăng cường các mối quan hệ trong hoạt động quản lý của tổ trưởng chuyên môn ở trường THCS, tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các TCM trong trường với các TCM ở các trường tiên tiến trong huyện. Đảm bảo tính đồng bộ với các biện pháp quản lý hoạt động khác trong nhà trường tạo sự thống nhất về định hướng trong quản lý để đạt mục tiêu giáo dục. Chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thì hiệu quả chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn mới được nâng cao.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn và tính kế thừa là những điều kiện cần thiết nhưng bên cạnh đó phải đảm bảo tính khả thi nếu khơng, tất cả các biện pháp quản lý hoạt động tổ chun mơn đề xuất ra đều khơng có giá trị và ý nghĩa trong thực tế quản lý.

Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện phát địi hỏi: biện pháp quản lý đề xuất phải sát thực tiễn giáo dục, quản lý giáo dục và phải phù hợp với hoàn cảnh điều kiện thực tế giáo dục tại cơ sở đó là các trường THCS trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

Khi đề xuất, xây dựng các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao, được áp dụng rộng rãi và tiếp tục được hồn thiện trong q trình thực hiện để ngày càng hoàn thiện.

tiễn quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ trở thành hiện thực và có hiệu quả cao trong các khâu, các chức năng quản lý.

3.2. Đề xuất á b ện p áp quản lý oạt độn tổ uyên môn á trƣờn THCS uyện Cẩm K ê, tỉn P ú T ọ

3.2.1. Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Nâng cao năng lực quản lí và năng lực chun mơn cho GV và CBQL;

Giúp cho CBQL, GV biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi mơn học và các chun đề tích hợp, liên mơn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh;

Đổi mới nhận thức về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng dạy học tích cực, hướng vào hoạt động học của học sinh. Đảm bảo cơ hội học tập, góp phần phát triển năng lực cho mọi học sinh;

Bồi dưỡng giúp giáo viên nắm vững quan điểm, phương pháp, kĩ thuật dạy học, chủ động điều chỉnh nội dung SGK, tài liệu hướng dẫn học tập/hướng dẫn hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh, vùng miền và quá trình tổ chức hoạt động học tập;

Xây dựng và phát triển quan hệ đồng nghiệp thân thiện, tôn trọng theo hướng hợp tác, hỗ trợ và dân chủ; đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên;

3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành

Nội dung sinh hoạt TCM tại các nhà trường bao gồm: SHCM thường xuyên và sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề.

* Sinh oạt chuyên mơn t ƣờn xun: Được tổ chức định kì 2 lần/tháng,

bao gồm các nội dung sau:

Thảo luận các nội dung chun mơn có liên quan giữa 2 lần SHCM định kì

(nội dung SHCM phải cụ thể, thiết thực do giáo viên, CBQL đề xuất, thống nhất và thực hiện).

Thảo luận các bài học trong SGK, tài liệu hướng dẫn học, hướng dẫn hoạt động giáo dục, thống nhất nội dung cần điều chỉnh, làm cho bài học trong SGK, tài liệu học tập cập nhật, phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với vùng miền, nâng cao năng lực sư phạm, năng lực nghề nghiệp cho GV;

Thảo luận về việc hướng dẫn học sinh sắp xếp các dụng cụ học tập (có sẵn/tự làm) để bổ sung hoặc thay thế các dụng cụ học tập; trang trí sắp xếp các góc học tập (nếu có);

Trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh;

Trao đổi kinh nghiệm đánh giá quá trình và kết quả của học sinh; Các hoạt động hành chính, sự vụ khác trong nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn theo quy định của điều lệ/ quy chế của nhà trường.

* Sinh oạt chuyên môn theo ủ đề

+ Nội dung sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề

Thảo luận việc xây dựng các chuyên đề dạy học (căn cứ vào chương trình,

SGK hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng PPDH tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường).

Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị bài dạy; tổ chức dạy học và dự giờ; phân tích thảo luận và đánh giá bài dạy minh họa của giáo viên theo hướng phân tích hoạt động học tập của học sinh; cùng suy ngẫm và vận dụng để hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh; thảo luận và biên soạn các phiếu đánh giá, hồ sơ kiểm tra đánh giá học sinh; xây dựng các ma trận đề kiểm tra, đề kiểm tra; mô tả các câu hỏi và bài tập theo 4 mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Thảo luận trao đổi về SKKN, kết quả NCKHSP ứng dụng của GV và CBQL. Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể về các chủ đề liên quan tới chuyên mơn nghiệp vụ.

+ Quy trình triển khai sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề: 3 bước

- Bƣớ 1: Công tác chuẩn bị (dự kiến nội dung công việc, tiến trình hoạt

động, phương tiện cần cho hoạt động, giao cho ai làm, thời gian hoàn thành là bao lâu, trao đổi, kết nối thơng tin như thế nào, TT/nhóm trưởng làm gì)

- Bƣớ 2: Điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề + Lựa chọn thời gian và tiến hành đúng thời gian đã chọn;

+ Tổ trưởng nêu mục tiêu buổi SH, cơng bố chương trình, cách triển khai, định hướng thảo luận rõ ràng; nêu rõ nguyên tắc làm việc.

+ Các thành viên được phân công viết các chủ đề báo cáo nội dung.

+ TTCM tổ chức cho các thành viên thảo luận (TTCM phải biết khêu gợi các

ý kiến phát biểu, biết chẻ nhỏ các vấn đề thảo luận, biết lắng nghe, tôn trọng các ý kiến phát biểu).

- Bƣớ 3: Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề

+ Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ để phải đưa ra được các kết luận cần thiết, phương hướng triển khai vận dụng kết quả của chủ đề trong thực tế giảng dạy.

+ Đối với các trường quy mô nhỏ, giáo viên mỗi bộ mơn ít nên đẩy mạnh hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề với quy mô cụm trường để trao đổi học thuật, nâng cao năng lực chun mơn theo u cầu.

+ Hình thức sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề

Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề có thể thực hiện theo các hình thức khác nhau như: sinh hoạt theo mơn học, theo nhóm mơn học, sinh hoạt trong nhà trường; sinh hoạt theo cụm trường; sinh hoạt trên "Trƣờn ọ ết nố " tại địa chỉ website: http://truongtructuyen.edu.vn.

* S n oạt uyên môn t eo ƣớn n ên ứu bà ọ

Sinh hoạt chuyên mơn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh là tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: Học sinh học như thế

nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? Nội dung và phương pháp dạy có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh khơng? Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện khơng? Cần điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?

Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh khơng tập trung vào quan sát việc giảng dạy của giáo viên để đánh giá giờ học, xếp loại GV mà khuyến khích giáo viên tìm ra ngun nhân vì sao học sinh học chưa đạt kết quả như mong muốn, đặt biệt đối với những học sinh có khó khăn về học. Từ đó giúp giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung, tìm phương pháp dạy học phù hợp tạo cơ hội cho mọi học sinh tham gia vào quá trình học tập để nâng cao chất lượng dạy học.

+ Cách thức thực hiện sinh hoạt chuyên mơn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh

- Các bước thực hiện một buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu

bài học

Tổ, nhóm chun mơn trao đổi, thảo luận, thống nhất để xây dựng các chủ đề dạy học, xác định nội dung dạy học

Lựa chọn các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để thực hiện bài học, chủ đề sao cho hiệu quả

Cử giáo viên dạy minh họa; bố trí người dự. Người dự thay đổi vị trí, chú ý vào hoạt động học sinh, ghi hình làm tư liệu...

Bố trí các cuộc họp, thảo luận, rút kinh nghiệm giờ dạy để làm tư liệu chia sẻ cho đơng đảo giáo viên trong và ngồi nhà trường. Lưu ý: Khi thảo luận cần lưu ý 3 vấn đề:

+ Mối quan hệ giữa GV - HS; giữa HS- HS. + HS học được gì qua hoạt động đó.

+ Hoạt động đó tác động đến quá trình lĩnh hội kiến thức, sự tham gia của học sinh như thế nào?

- Đổi mới nội dung dự giờ và tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ dạy:

Việc đánh giá, xếp loại giờ dạy và tiêu chí đánh giá xếp loại giờ dạy có sự thay đổi (theo văn bản 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014, văn bản 141/BGDĐT- GDTrH ngày 12/1/2015): chủ yếu là phân tích, rút kinh nghiệm bài học, không nhất thiết phải cho điểm, xếp loại giờ dạy...giảm áp lực, căng thẳng cho giáo viên.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

- Đội ngũ nhiệt tình, trách nhiệm là người có lương tâm, nhiệt huyết với nghề, làm việc với cái tâm trong sáng.

- Hiệu trưởng cần có kế hoạch sử dụng kinh phí mua tài liệu học tập, đầu tư cơ sở vật chất như: máy chiếu, phòng bộ mơn...

- Động viên, khích lệ kịp thời để giáo viên có ý chí phấn đấu, tạo điều kiện giáo viên có thời gian tập trung cho đổi mới hoạt động tổ chuyên môn.

3.2.2. Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn của tổ chuyên môn

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Xây dựng và chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn đáp ứng được các quy định hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế.

Các TCM xây dựng được kế hoạch của tổ có tính khả thi cao dựa trên kế hoạch của nhà trường và các cá nhân.

3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành

Kế hoạch tổ chuyên mơn thể hiện tầm nhìn của tổ trưởng chun mơn về phương hướng phát triển các mặt hoạt động của TCM trong năm học, thể hiện qua các mục tiêu, yêu cầu, các biện pháp và nguồn lực để thực hiện mục tiêu. Kế hoạch TCM thể hiện thống nhất ý chí, nguyện vọng và khả năng phấn đấu vươn lên của tập thể giáo viên trong tổ. Trong hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS có nhiều loại kế hoạch được xây dựng và thực hiện trong đó có 2 loại kế hoạch cơ bản và phổ biến đó là:

- Kế hoạch năm học của TCM;

- Kế hoạch hoạt động trong năm của giáo viên; Bên cạnh 2 KH trên cịn có:

Kế hoạch học kỳ; Kế hoạch hàng tháng là sự cụ thể hóa của kế hoạch năm

học cho từng khoảng thời gian nhất định

Kế hoạch cho từng loại hoạt động: Các kế hoạch được xác lập trước khi

tiến hành một hoạt động để triển khai nhiệm vụ theo kế hoạch năm học: Kế hoạch thực hiện các chuyên đề cải tiến phương pháp dạy học; Kế hoạch hội giảng; Kế hoạch dự giờ; Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi - phụ đạo học sinh yếu, kém; Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa; Kế hoạch nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong tổ; Kế hoạch sử dụng thiết bị; Kế hoạch ôn thi tốt nghiệp; ….

Để quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học của tổ chun mơn có hiệu quả, Hiệu trưởng phải chỉ đạo những vấn đề sau:

1) Thống nhất quy trình, các bước, nội dung, biện pháp xây dựng kế hoạch năm học cùng với các tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng bộ mơn.Quy trình xây dựng kế hoạch tổ chun mơn là:

B1: Tổ trưởng chuyên môn lập dự thảo KH năm học gồm:

Thu thập, xử lý thông tin: Thông tin về những định hướng lớn của nhà

trường, thông tin từ văn bản pháp luật..., thông tin về quản lý dạy học, thông tin về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 76)