Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 97 - 98)

32 Đề xuấ tá bện p áp quản lý oạt độn tổ uyên môn á trƣờn

3.2.6. Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Làm cho GV thấy việc trao đổi kinh nghiệm DH, quản lý là hoạt động cần thiết. Trao đổi chuyên giúp cho giáo viên được học hỏi, bổ xung kiến thức, phương pháp giảng dạy còn hạn chế, tạo tinh thần học hỏi, ý chí vươn lên của đội ngũ GV. Giao lưu, trao đổi kinh nghiệm quản lý tổ chuyên môn giúp các tổ trưởng chuyên môn của các nhà trường được học hỏi, bổ xung lẫn nhau về kiến thức quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức tiến hành

* Về hoạt động trao đổi CM giữa các TCM trong nhà trường

Việc trao đổi giữa các tổ chuyên môn tạo ra sự phối hợp chuyên môn bổ sung cho nhau tạo sự phát triển nhanh về đội ngũ GV của các bộ môn.

Ban giám hiệu chỉ đạo tổ trưởng tổ chuyên môn trong các nhà trường thường xuyên có những trao đổi về nội thực hiện các chuyên đề như: đổi mới PPDH, đổi mới

kiểm tra đánh giá, phụ đạo học sinh yếu, kém... để các tổ chuyên môn cùng thống nhất thực hiện.

Ban giám hiệu nhà trường cần tổ chức những buổi trao đổi chuyên môn của hai tổ. Nội dung các buổi này phải nêu được những ưu điểm, tồn tại trong việc thực hiện các chuyên đề, để giáo viên của các tổ thấy được những ưu, nhược trong việc thực hiện các chuyên đề của tổ mình và cùng bổ xung lẫn nhau để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

Các tổ trưởng chuyên môn thường xuyên trao đổi về cách thức quản lý tổ chuyên môn, kiểm tra, đánh giá thi đua của giáo viên để đảm bảo công bằng giữa các thành viên trong các tổ, traanhs những trường hợp tổ này đánh giá năng, tổ kia đánh giá nhệ gây mất công bằng cho giáo viên trong trường

* Về nội dung hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm với các TCM trường trung học có chất lượng trong và ngồi huyện

Lãnh đạo nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch, phát động phong trào học tập, trao đổi CM với các trường trong và ngồi huyện. Tổ chức có hiệu quả sinh hoạt cụm CM liên trường.

Tăng cường hoạt động sinh hoạt chuyên môn liên trường, hằng năm có kế hoạch thay đổi cụm sinh hoạt chuyên môn liên trường để giáo viên được thay đổi môi trường học tập chuyên môn, giáo viên được mở rộng cơ hội giao lưu chuyên môn rộng hơn. Đối với sinh hoạt chuyên môn liên huyện cần tăng cường số buổi nhiều hơn nhằm giúp giáo viên các huyên có cơ hội giao lưu trao đổi về chuyên môn được nhiều hơn

Khi thực hiện các buổi giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chun mơn trong huyện và ngồi huyện cần xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, cách thức tổ chức thật cụ thể, chu đáo để buổi giao lưu đạt hiệu quả cao nhất.

Thực hiện việc trao đổi đề kiểm tra, thi khảo sát, thi HSG giữa các trường. Cần tổ chức thi GV giỏi cấp cụm trường để GV học hỏi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Các trường phải xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học

Nhà trường có một khoản kinh phí nhất định cho việc giao lưu, sinh hoạt CM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 97 - 98)