Quản lý hoạt động tham gia sinh hoạt chuyên môncủa GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 34 - 36)

14 Nộ un quản lý oạt độn ủ tổ uyên môn tron trƣờn THCS

1.4.6. Quản lý hoạt động tham gia sinh hoạt chuyên môncủa GV

(1) Quản lý thực hiện ngày giờ công lao động của GV

Ngày giờ công lao động của giáo viên quyết định chất lượng dạy học, giáo viên là người trực tiếp điều khiển, hướng dẫn HS học tập đạt kết quả. Người quản lý tác động gián tiếp đến hiệu quả giờ lên lớp, cho nên để quản lý tốt ngày giờ công lao động cần tập trung vào vấn đề sau:

+ Phải xây dựng nề nếp lên lớp của GV và có tác động tích cực để nâng cao chất lượng DH. Thực hiện nghiêm túc quy chế CM.

+ Quy định rõ chế độ thực hiện và kiểm tra, sử dụng thời khóa biểu nhằm kiểm sốt các giờ lên lớp, duy trì nền nếp DH.

(1) Quản lý việc thực hiện ngày công giờ công;

(3) Quản lý việc học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ CM, nâng cao chất lượng giảng dạy;

(2) Quản lý sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, hội giảng của GV

Việc dự giờ, thăm lớp, tham gia các giờ hội giảng, thao giảng là các tiết dạy thể nghiệm, rất cần thiết để GV nâng cao phương pháp giảng dạy, học tập kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp. Hiệu trưởng phải quản lý việc xây dựng kế hoạch dự giờ, hội giảng, thao giảng; góp ý, xây dựng bài dạy theo hướng nghiên cứu bài học về mục tiêu, phương pháp, nội dung kiến thức cần đạt trước giờ dạy.

Tổ trưởng chun mơn có trách nhiệm tổ chức và hỗ trợ việc dạy học các chuyên đề theo những hướng dẫn dạy học tự chọn và theo nhu cầu của HS và theo các điều kiện của nhà trường. Khi dạy học chuyên đề Gv cần quan tâm:

+ Xác định tên và nội dung các chuyên đề theo nhu cầu HS, trên cơ sở đó lựa chọn những kiến thức HS cần được hệ thống hóa hoặc bổ xung, mở rộng. Lượng kiến thức mỗi chuyên đề cần phù hợp.

+ Chuẩn bị bài giảng chuyên đề: cần trình bày rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, các hoạt động cần triển khai, các hoạt động dự kiến sau bài giảng chuyên đề.

+ Trao đổi về bài giảng chuyên đề với GV cùng chuyên môn và với TTCM + Xác định thời điểm và địa điểm thực hiện chuyên đề

+ GV dạy chuyên đề với sự trợ giúp của đồng nghiệp

+ Trao đổi trong TCM về kết quả và rút kinh nghiệm việc dạy học chuyên đề

(3) Quản lý học tập nâng cao trình độ của GV

Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên phải xây dựng kế hoạch và đăng kí nội dung bồi dưỡng thường xuyên, trong năm học căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của GV để Hiệu trưởng kiểm tra tiến độ thực hiện nội dung bồi dưỡng có đúng kế hoạch không, chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng đến đâu.

Bên cạnh việc giáo viên tự bồi dưỡng chun mơn dưới hình thức bồi dưỡng thường xuyên thì tổ chun mơn cũng cần xây dựng các chun đề dạy học, chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học... nhằm giúp giáo viên trau dồi thêm kiến thức chuyên môn.

Quản lý việc tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáo viên, đối với các đợt tập huấn thì phải tổ chức ngayviệc trao đổi giữa giáo viên được tham gia tập huấn

với các giáo viên không được đi tập huấn nhằm giúp giáo viên không đi tập huấn nắm được những nội dung tập huấn.

Sau mỗi kỳ và năm học cần phải tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)