Tổ chức các hoạt động phát triển chuyên môn cho GV theo chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 84 - 86)

32 Đề xuấ tá bện p áp quản lý oạt độn tổ uyên môn á trƣờn

3.2.3. Tổ chức các hoạt động phát triển chuyên môn cho GV theo chuẩn

nghề nghiệp

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Nâng cao năng lực chun mơn cho mỗi giáo viên, đó là động lực để phát triển bộ môn nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

1) Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức chức học tập

Thực hiện tốt việc chia sẻ, truyền thông, cung cấp, trao đổi thông tin giữa các giáo viên để mọi người có cơ hội lựa chọn những thơng tin cần thiết cho cơng việc của mình. Tổ chức học tập phải sử dụng sự truyền thông tin công khai để mọi giáo viên được trao đổi trực tiếp và lắng nghe.

Tổ trưởng chuyên môn phải là tấm gương sáng về sự tự học, tự bồi dưỡng 2) Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng định kì

Để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Gv một cách thiết thực, TTCM cần đánh giá đúng thực trạng trình độ năng lực chun mơn từng các nhân trong tổ. Việc xác định thực trạng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nhu cầu bồi dưỡng là rất quan trọng, bởi từ thực trạng và nhu cầu TTCM mới xác định được đối tượng, nội dung, hình thức, thời gian tổ chức bồi dưỡng phù hợp.

Xác định và lựa chọn nội dung bồi dưỡng GV:

Kiến thức: BD kiến thức: cơ bản, chủ yếu chuyên môn; tin học, ngoại ngữ; tâm lý lứa tuổi; PPDH, KTĐG.

Kỹ năng: lập KH dạy môn học, kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục học sinh, kỹ năng tự học tự nghiên cứu, kỹ năng giao tiếp..

Triển khai bồi dưỡng GV định kì: TTCM tổ chức sinh hoạt chun mơn định

kì một cách nghiêm túc. Các nội dung sinh hoạt TCM cần phong phú, thiết thực phục vụ cho công tác cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy của GV, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của GV, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. Đẩy mạnh sinh hoạt tổ chuyên môn theo các chuyên đề, đặc biệt là các chuyên đề nâng cao mở rộng kiến thức bộ môn, chuyên đề bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, kém, chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới PPDH, chuyên đề về sử dụng thiết bị dạy học, trao đổi về dạy các bài dài, khó, chuyên đề về xây dựng ác chủ đề dạy học...

Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV: Động viên, tạo

điều kiện thuận lợi để giáo viên tự học, tự nghiên cứu nhằm biến quá trình bồi dưỡng, đào tạo thành quá trình tự bồi dưỡng, tự đào tạo. Động viên, khuyến khích GV nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Lãnh đạo nhà trường có chế độ hỗ trợ thỏa đáng về vật chất lẫn tinh thần nhằm tạo động lực để giáo viên phấn đấu nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

Các hoạt động hỗ trợ phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho GV:

- Phân công kèm cặp, hỗ trợ giáo viên: Phải quan tâm và có sự hỗ trợ đặc

biệt đến giáo viên mới, giáo viên có nhiều khó khăn, hạn chế trong năng lực chuyên môn để giúp họ phát triển về chun mơn, nghiệp vụ đạt chuẩn nghề nghiệp, có khả năng thực hiện nhiệm vụ phân cơng một cách tốt nhất. Khi phân công kèm cặp phải chọn người biết cách hỗ trợ GV trong chuyên môn.

- Hỗ trợ GV trong đổi mới hoạt động dạy học:

Bồi dưỡng cho GV về PPDH phải chú trọng huấn luyện các kĩ thuật dạy học tích cực và cách thức vận dụng chúng trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau; giúp GV biết lựa chọn các PPDH và tổ chức giờ học tích cực. Tiếp đó cần hướng dẫn GV soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp, giúp GV xác định rõ đặc điểm học tập của học sinh là một trong những điều cần quan tâm để giúp GV có thể thực hiện dạy học tích cực và có chất lượng.

Cùng với hướng dẫn GV đổi mới PPDH phải thực hiện đổi mới hoạt động KTĐG kết quả học tập của người học. Đa dạng hóa các hình thức đánh giá, hướng dẫn để GV biết sử dụng kết hợp các hình thức và phương pháp đánh giá: trong giờ, ngoài giờ, qua sản phẩm báo cáo, kết hợp định tính và định lượng...... Biết phối hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đáng giá của nhà trường với đánh giá của gia đình, cộng đồng...

- Hỗ trợ GV trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học và bồi dưỡng phát triển Hướng dẫn GV thực hiện các bài giảng điện tử, giúp GV biết truy cập và khai thác thơng tin hữu ích trên INTERNET để phục vụ việc dạy học cũng như để trao đổi nâng cao trình độ của mình

nhau như: dự giờ báo trước, dự giờ đột xuất, dự giờ thao giảng.... Sau mỗi tiết dự TTCM phải tổ chức góp ý giờ dạy một cách nghiêm túc, thẳng thắn, dân chủ nhằm trao đổi kinh nghiệm cho nhau, học hỏi lẫn nhau góp phần nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 84 - 86)