1.2.1. Vai trò của ODA đối với các nước tài trợ
Theo nghị quyết của liên hợp quốc, các nước phát triển cần trích 0,7% tổng sản phẩm quốc nội của mình để thực hiện nghĩa vụ đối với các nước nghèo vì một mục tiêu đẩy mạnh sự phát triển chung trên toàn cầu. Các nước tài trợ sẽ căn cứ vào tình hình phát triển hàng năm của mình để điều chỉnh lượng hỗ trợ phát triển. Thực tế, các khoản hỗ trợ này đều là viện trợ khơng hồn lại hoặc tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp hoặc thậm chí khơng có lãi suất. Rõ ràng, mục đích chính của các nhà tài trợ quốc tế thực tế khơng nhằm thu được một món lời từ các khoản tài trợ trong tương lai. Mục đích đằng sau các khoản viện trợ đó là:
Thứ nhất, do động cơ chính trị. Các quốc gia tài trợ muốn phát huy uy tín, nâng cao ảnh hưởng và vị thế của mình trên thị trường quốc tế, củng cố khối đồng minh của mình trước các đối nghịch khác.
Thứ hai, các quốc gia cung cấp viện trợ mong muốn giành ưu thế kinh tế. Đây là mục tiêu có tính chất tổng hợp mà nhiều nước theo đuổi khi thực hiện các khoản tài trợ quốc tế. Thể hiện:
- Các quốc gia thực hiện tài trợ khơng để chịu thiệt thịi mà cịn tranh thủ nguồn lợi cho nước mình thơng qua các điều kiện bắt buộc các nước nhận tài trợ phải mua hàng hoá, thuê dịch vụ, chuyên gia với giá rất cao của nước tài trợ , thậm chí cịn có quốc gia yêu cầu dùng lao động của họ.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ của nước tài trợ: Các nước kém phát triển có nhu cầu mua hàng hố rất lớn, nhưng vì những thiếu hụt trong điều kiện phát triển nên cầu về hàng hóa cũng bị ảnh hưởng. Đây là một trường béo bở đối với các nước lớn đi tài trợ.
- Mở rộng thị trường đầu tư: Có những khoản tài trợ cho phát triển cơ sở hạ tầng, các nước kém phát triển lúc này tạo điều kiện cho môi trường đầu tư thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho các dòng chảy vốn đầu tư sang các nước này ngày càng mở rộng và quy mô ngày càng lớn. Khi môi trường đầu tư phát triển,
các nguồn lợi trước đây mà nhà đầu tư nhận được lại càng được tăng lên, thông qua tài trợ ODA để nâng cao hiệu quả nguồn vốn FDI của mình vào nước tiếp nhận ODA,… tạo cho sản phẩm của họ có tính cạnh tranh cao.
- Góp phần tiêu thụ hàng hố dư thừa của nước tài trợ. Do được đầu tư mà hàng hoá các nước kém phát triển được tăng lên, các nước tài trợ bán được nhiều hàng hoá hơn, giảm được kho hàng hố dư thừa, nâng cao tính hiệu quả của sản xuất trong nước, cũng là tạo điều kiện cạnh tranh phát triển cho nước tiếp nhận đầu tư. Nhiều khi khoản tài trợ thậm chí cịn được thực hiện bằng các hàng hoá dư thừa mà vẫn được các nước nhận tài trợ hoan nghênh do chất lượng hàng hố vẫn cịn giá trị cao. Hơn nữa, các nước tài trợ còn đưa ra điều kiện cho các nước nhận tài trợ phải bán các nguyên liệu, tài nguyên quý, dành môi trường đầu tư thuận lợi nhất cho mình,...
- Tham vọng quốc tế hố đồng tiền của nước tài trợ. Nếu đồng tiền của một nước tài trợ được quốc tế hố thì nước đó sẽ giành được những ưu thế lớn trong việc chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ hàng hoá lẫn thị trường đầu tư vốn. Cũng vì lẽ đó, các nước phát triển đã tìm cách thực hiện những khoản tài trợ bằng đồng tiền của quốc gia mình, tạo ra sự phụ thuộc nhất định của các quốc gia nhận tài trợ. Đến hạn trả nợ, các quốc gia này cũng yêu cầu nước tiếp nhận tài trợ phải trả bằng đồng tiền của quốc gia họ, ví dụ như Nhật Bản .
1.2.2. Đối với quốc gia tiếp nhận ODA
Tầm quan trọng của ODA đối với các quốc gia đang và chậm phát triển là không thể phủ nhận. Điều này thể hiện rõ qua những thành công mà các nước tiếp nhận ODA đã đạt được.
1.2.2.1. Bổ sung nguồn vốn trong nước để phát triển kinh tế
Tầm quan trọng của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế xã hội của các nước đang và chậm phát triển là không thể phủ nhận. Vốn đầu tư trong q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố (CNH-HĐH) tạo ra cơ sở vật chất nhằm nâng cấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Đây là một vấn đề lớn được đặt ra đối với những nước này. Các nước này không
hề dễ dàng thực hiện những mục tiêu phát triển của mình vì những lí do như nguồn lực trong nước còn nhiều hạn chế.
Kinh nghiệm của các nước công nghiệp mới (NICs) cho thấy trong thời kỳ đầu của quá trình CNH-HĐH cần có sự trợ giúp từ các nguồn vốn bên ngồi. Sự phụ thuộc này sẽ giảm đi, tỉ lệ nghịch với sự tăng trưởng của nền kinh tế và của nguồn vốn tích luỹ trong nước. Khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, ODA là nguồn bổ sung lớn và kịp thời giúp các quốc gia nhận tài trợ khơi phục lại nền kinh tế. Ví dụ điển hình của việc do có các khoản tín dụng của IMF, WB các nước như Thái Lan, Hàn Quốc đã nhanh chóng phục hồi được nền kinh tế.
1.2.2.2. ODA mang lại nguồn lực thơng qua những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội
ODA tác động trực tiếp tích cực đến q trình thúc đẩy kinh tế xã hội tại các địa phương và vùng lãnh thổ, đặc biệt là tại các thành phố lớn, nguồn vốn này trực tiếp cải thiện điều kiện về vệ sinh, y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời ODA cũng góp phần tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thơn, phát triển nơng nghiệp, xố đói giảm nghèo. Những cơng trình cơ sở hạ tầng về giao thơng nơng thơn, điện khí hố nơng thơn, mở rộng mạng lưới điện thoại về nông thôn,... là những dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế nhưng mang lại ý nghĩa phát triển xã hội một cách sâu sắc thông qia nguồn vốn hỗ trợ từ ODA.
1.2.2.3. ODA giúp các nước đang và chậm phát triển xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý
Sự bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho kinh tế của nhiều nước kém phát triển. Quy trình chuyển đổi nền kinh tế cần thực hiện hàng loạt các động thái điều chỉnh cơ cấu thơng qua các chính sách trên nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, cải cách doanh nghiệp Nhà nước, ... Trong tình cảnh sự hạn hẹp về ngân sách, các nước đang và chậm phát triển thực hiện điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế theo các chương trình hợp tác
với quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB), và các tổ chức quốc tế khác.
Thực tế cho thấy sự cần thiết của loại hình viện trợ này đối với các nước đang phát triển. Các khoản vay điều chỉnh cơ cấu của Ngân hàng thế giới tăng nhanh và có những lúc chiếm tỷ lệ đến 39% trong tổng vốn tín dụng của ngân hàng.
1.2.2.4. ODA giúp các nước nghèo có điều kiện phát triển
ODA đến từ các quốc gia tài trợ giúp nước nhận viện trợ có điều kiện để xây dựng những cơng trình địi hỏi vốn lớn, mức sinh lời thấp nhưng lại mang lợi ích kinh tế xã hội lớn như đường sá, cầu, cảng, sân bay, đặt nền móng cho sự phát triển về lâu dài thông qua lĩnh vực đầu tư tài chính là xây dựng - nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, tạo ra sức hấp dẫn mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm đồng thời cùng thu hút ODA và FDI trong công cuộc phát triển kinh tế.
1.2.2.5. ODA giúp tăng nguồn nhân lực, tăng khả năng ứng dụng các thành tựu cao của khoa học và công nghệ cho nước tiếp nhận
Các cơng trình, dự án sử dụng vốn ODA thường được xây dựng và hoạt động dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế đã giúp cho những người bản xứ ở các nước tiếp nhận dự án có cơ hội tiếp thu các cơng nghệ, kỹ thuật mới, phong cách quản lý tiên tiến hiện đại. Với sự trợ giúp về vốn và cơng nghệ, ODA đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời giải quyết vấn đề việc làm cho một số lượng lao động lớn tại địa phương thụ thưởng ODA.
Các nước nhận viện trợ cịn có thêm nhiều cơ hội mới để tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được sự giúp đỡ lớn hơn về vốn từ các tổ chức này. Nước viện trợ ODA đóng vai trị là chiếc cầu nối giữa các nước cần vốn đối với các tổ chức quốc tế.
1.2.2.6. ODA làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư FDI
Khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư cũng như chi phí cơ hội của đầu tư là điều mà các nhà đầu tư nước ngồi quan tâm, vì khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nước mục tiêu chính của họ là lợi nhuận.
Sự hồn chỉnh và đồng bộ của cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, thể chế pháp luật là các yếu tố làm ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư, ... Tuy nhiên, vốn đầu tư để thực hiện điều này rất lớn, vậy nên nếu chỉ dựa vào nguồn vốn hạn chế của Nhà nước thì khơng thể đáp ứng được. Bởi vậy, ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng để xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút nguồn vốn FDI.