1.3.1 .Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trên góc độ tài chính
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA
1.4.1. Các vấn đề về thể chế liên quan đến sử dụng ODA
1.4.1.1. Chủ trương, quan điểm của nhà tài trợ trong xu thế hợp tác và phát triển
Các xu hướng hợp tác quốc tế đã dẫn đến một cái nhìn mới và tích cực hơn về viện trợ phát triển của các nhà tài trợ.ODA đã trở thành hạng mục chính thức trong cơ cấu chi tiêu ngân sách hàng năm của các nhà tài trợ. Tuỳ theo mục tiêu và phạm vi hoạt động, tỷ trọng chi tiêu dành cho ODA của mỗi nhà tài trợ là khác nhau. Với nhà tài trợ là các tổ chức Chính phủ, ODA sẽ chiếm một tỷ trọng nhất định trong kế hoạch ngân sách được xây dựng hàng năm của nước đó, tuỳ theo quy mơ, cơ cấu và mục tiêu kinh tế chính trị mà Chính phủ đề ra; với nhà tài trợ là các tổ chức đa phương hoặc các tổ chức phi Chính phủ, ODA trong các ngân sách sẽ chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên nếu xét về quy mơ, lượng vốn có thể sẽ không lớn hơn quy mô ODA của các tổ chức phi Chính phủ do sự chênh lệch tuyệt đối của quy mô ngân sách của các tổ chức tài trợ Chính phủ, tổ chức đa phương và tổ chức phi Chính phủ.
1.4.1.2. Sự phù hợp giữa các chương trình hỗ trợ quốc gia của các nhà tài trợ với chiến lược, kế hoạch và mục tiêu phát triển của nước tiếp nhận
Mỗi bên liên quan, khi tham gia vào quan hệ hợp tác dưới hình thức hỗ trợ phát triển, đều xác định cho mình những mục tiêu, mục đích và kết quả nhất định theo định hướng chung đặt ta trong từng giai đoạn. Điều kiện quan trọng
để thu hút và sử dụng có hiệu quả ODA. Do vậy, sự phù hợp giữa chương trình, hoạt động của các nhà tài trợ với mục tiêu và chiến lược phát triển của bên tiếp nhận. Thoả mãn các điều kiện này là tiền đề cho sự hợp tác ở các bước tiếp theo giữa bên tài trợ và bên tiếp nhận. Bản chất của ODA là hỗ trợ mang tính tạo tiền đề hoặc bổ sung, và vai trò then chốt vẫn là sự tự chủ, tự lực của bên tiếp nhận. Bên tài trợ dù vậy luôn cung ứng, bổ sung nguồn lực cho bên tiếp nhận trong việc huy động và sử dụng ODA. ODA chỉ là yếu tố cần - bên tài trợ, và yếu tố đủ - bên tiếp nhận có sự đồng thuận và phối hợp nhịp nhàng trong mọi giai đoạn của chu trình thu hút và sử dụng ODA.
1.4.1.3. Chính sách và thủ tục của Chính phủ nước tiếp nhận và nhà tài trợ
Chính sách và thủ tục là hai nội dung quan trọng trong quá trình luân chuyển và sử dụng ODA. Xét về phía nhà tài trợ, chính sách ODA được xác lập theo từng thời kỳ, từng năm với các quốc gia và theo từng chương trình cụ thể. Về phía nước tiếp nhận, vấn đề chính sách liên quan đến cơ chế quản lý và tiếp nhận ODA, định hướng lĩnh vực, chương trình, dự án ưu tiên thực hiện, cũng như tồn bộ vấn đề pháp lý liên quan tới quá trình triển khai và thực hiện các chương trình, dự án đó. Hệ thống chính sách ODA của các nước tiếp nhận tạo nên khn khổ tổng thể cho q trình tiếp nhận và sử dụng vốn, do vậy, có tác động trước tiên tới hiệu quả sử dụng ODA. Bên cạnh hệ thống chính sách, chính xác hơn là tiến độ giải ngân và thực hiện dự án lại phụ thuộc vào quy trình thực hiện các thủ tục có liên quan của các nhà tài trợ cũng như quy định hành chính của các Chính phủ bên tiếp nhận tài trợ. Tại nước tiếp nhận, ODA thường có sự phân cấp tách bạch giữa chủ thể tiếp nhận, chủ thể quản lý và đơn vị thực hiện chương trình, dự án nên để có thể rút ra được vốn, đơn vị thực hiện phải hoàn tất các hồ sơ, thủ tục yêu cầu của chủ thể quản lý, tiếp đến phải phối hợp với chủ thể quản lý (Chính phủ) để hoàn tất các bước thủ tục yêu cầu của bên tài trợ thì mới có thể rút được vốn. Vấn đề chính sách và thủ tục quyết định tới tiến độ giải ngân và rút vốn, do vậy ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng ODA. Hệ thống chính sách rõ ràng, thủ tục đơn giản và gọn nhẹ sẽ giúp cho
các đơn vị thực hiện có thể nhanh chóng hồn tất và đẩy nhanh tiến độ giải ngân và rút vốn, và tất yếu tiến độ sử dụng vốn sẽ được đảm bảo theo.
Ngồi ra bản thân chính sách kinh tế của Chính phủ cũng có thể thúc đẩy hoặc hạn chế các chương trình, dự án ODA phát huy các tác dụng đáng có.
1.4.2. Các vấn đề về cơ chế quản lý và thực hiện các dự án ODA 1.4.2.1. Cơ chế và năng lực quản lý 1.4.2.1. Cơ chế và năng lực quản lý
Trong mọi hoạt động, quản lý luôn là nhân tố then chốt quyết định tới chất lượng và hiệu quả của kết quả đạt được. Trong các dự án, chương trình sử dụng ODA, do quy mô của các dự án, phạm vi địa bàn thực hiện rộng và mang tính lan toả, cơ chế và năng lực quản lý có thể làm thay đổi hồn tồn về bức tranh hiệu quả sử dụng vốn. Cơ chế và năng lực quản lý thể hiện ở phương thức phối hợp và phân bổ tối ưu mọi nguồn lực, đồng thời nhận biết và xử lý linh hoạt mọi tình huống bất thường để đạt tới mục tiêu và kết quả yêu cầu. Một cơ chế và năng lực quản lý tốt thì dù với khối lượng viện trợ ít nhưng lại được hiệu quả cao, thể hiện thông qua mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng GDP cao.
1.4.2.2. Sự tham gia và tham vấn của các bên trong quá trình sử dụng vốn
Các bên đề cập ở đây bao gồm: nhà tài trợ, Chính phủ và các đối tượng trực tiếp tham gia và thụ hưởng dự án. Sự tham gia và hợp tác của các bên trong suốt các giai đoạn của quá trình thực hiện sẽ giúp tối ưu được năng lực quản lý và thực hiện của các bên; đồng thời với sự tham gia sát sao của cả Chính phủ và các nhà tài trợ sẽ làm cho việc sử dụng đồng vốn đảm bảo tính minh bạch, đồng vốn được sử dụng đúng mục đích, mục tiêu xác lập; sự tham vấn của các bên liên quan; các nhà tài trợ, các chuyên gia, các cơ quan ban ngành liên quan sẽ là thiết thực và có ý nghĩa trong việc giải quyết các vướng mắc và khó khăn trong q trình thực hiện; từ đó hướng dự án khơng bị trệch mục tiêu và đảm bảo tốt hơn khả năng đạt tới hiệu quả cần thiết. Ngoài ra, sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng cũng có là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện của chương trình, dự án nói riêng, hiệu quả sử dụng ODA nói chung. Bởi lẽ, sự tham gia của người thụ hưởng trong quá trình thực hiện sẽ giúp nhà tài
trợ và Chính phủ hiểu rõ hơn nhu cầu và mong muốn của người dân, đồng thời tạo ra tính tự chủ, tính tự chịu trách nhiệm của họ trong cơng việc hiện tại, cũng như trong việc nhân rộng tác động và duy trì tính bền vững hiệu quả sử dụng vốn.
1.4.2.3. Chất lượng của hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá
Hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá được tiến hành trong suốt quá trình thực hiện chương trình, dự án có sử dụng ODA: từ khâu rút vốn, giải ngân; phân bổ và sử dụng vốn; quyết toán và đánh giá. Hệ thống này phản ánh một cách tổng quát và có hệ thống các vấn đề có liên quan đến sự luân chuyển của dòng ODA. Khối lượng, tiến độ vốn thực hiện phản ánh khối lượng, tiến độ dự án, chương trình; các vấn đề nảy sinh và vướng mắc cũng sẽ thể hiện thông qua hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá. Các bên tham gia: nhà tài trợ, Chính phủ nước tiếp nhận, cơ quan đơn vị quản lý và thực hiện dự án nắm bắt tình hình thực tiễn từ nguồn thông tin và dữ liệu được phản ánh qua hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá; từ đó có được những điều chỉnh linh hoạt khi có sự không trùng khớp giữa thực tiễn và kế hoạch. Hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá nếu đảm bảo phản ánh trung thực, khách quan, chính xác và kịp thời các nội dung liên quan tới sự luân chuyển và sử dụng ODA sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng vốn nhờ những giải pháp xử lý linh hoạt và nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong q trình thực hiện.
Các bên tham gia có thể sử dụng các hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá khác nhau tuỳ theo mục đích quản lý và mục tiêu sử dụng vốn khác nhau, nhưng về cơ bản vẫn bao gồm các nội dung chủ yếu: nội dung, tiến độ, công việc thực hiện được tương ứng với khối lượng và tiến độ giải ngân vốn và so sánh tình hình thực tế với kế hoạch. Sự đơn giản, rõ ràng và thống nhất giữa các bên theo một hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá sẽ giúp giảm bớt khối lượng cơng việc, thời gian và chi phí trong cơng tác báo cáo của đơn vị thực hiện và quản lý dự án. Đây cũng là một nội dung nhằm giảm bớt chi phí giao
dịch, giảm bớt sự cản trở trong tiến độ thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các dự án chương trình.
CHƯƠNG 2
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN