2.2 .Tình hình cam kết và ký kết ODA của thành phố Điện Biên
2.5. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA
2.5.1. Hạn chế và tồn tại trong thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016 - 2020 và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016 - 2020
- Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, công tác giải ngân vốn ODA trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ vẫn còn một số tồn tại và hạn chế, chưa đảm bảo theo yêu cầu của Nhà tài trợ và của dự án, dẫn đến phải cắt giảm hoặc chuyền nguồn sang năm sau.
- Trên địa bàn thành phố đã có nhiều dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ nhiều nguồn vốn và các Nhà tài trợ. Tuy nhiên, chất lượng sử dụng nguồn vốn ODA quy mô nhỏ còn nhiều hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu cho đầu tư phát triển.
- Một số chương trình, dự án ODA do Bộ, ngành trung ương là cơ quan chủ quản, việc phê duyệt kế hoạch hàng năm thường xuyên chậm, dẫn đến việc triển khai ở địa phương gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
2.5.2. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại những hạn chế
- Tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài trên địa bàn thành phố đạt thấp do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Chính Phủ. Vì vậy các Chủ đầu tư, các nhà thầu tư vấn,
xây dựng tạm dừng triển khai thực hiện cũng như hồn thiện các hồ sơ thanh tốn vốn cho các dự án. Mặt khác, một số dự án, cơng trình khởi cơng mới được bố trí vốn năm 2020 đang trong thời gian hoàn thiện thủ tục, hồ sơ chuẩn bị đầu tư nên chưa có khối lượng thực hiện.
Thứ hai: Công tác lựa chọn nhà thầu, khảo sát, thiết kế và nghiên cứu khả thi của đơn vị tư vấn ở một số chương trình, dự án ODA chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng thấp. Điều này gây nên trong quá trình thực hiện phải điều
chỉnh, bổ sung nhiều lần dẫn đến chậm tiến độ; công tác chuẩn bị hồ sơ, thủ tục một số dự án chưa đáp ứng yêu cầu của Nhà tài trợ dẫn đến chậm trễ làm kéo dài thời gian thẩm định, phê duyệt dự án đã làm phát sinh tăng, giảm quy mơ và tăng kinh phí giải phóng mặt bằng dẫn đến phải điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Thứ ba: Một số dự án có cơ chế giải ngân dựa trên kết quả. Dự án đã
có giá trị khối lượng hồn thành nhưng vẫn chưa tiến hành giải ngân được do thành phố Điện Biên Phủ đã rút vốn vượt quá chỉ số DLI, hiện khơng rút được kế hoạch vốn năm 2020 (ví dụ như dự án “Chương trình mở rộng quy mơ vệ sinh và nước sạch nông thôn”.
- Chất lượng sử dụng vốn ODA cịn hạn chế, quy mơ nhỏ nên chưa đáp ứng được nhu cầu cho đầu tư phát triển là do:
Thứ nhất, Kinh nghiệm sử dụng ODA: Điện Biên Phủ là một trong các
thành phố miền núi khó khăn, kinh nghiệm sử dụng ODA cịn hạn chế. Có thể nhận thấy là ODA chỉ được sử dụng ở thành phố từ giai đoạn 2000 trở lại đây, trong khi cả nước đã được tiếp cận và sử dụng từ năm 1993.
Thứ hai, Chiến lược sử dụng ODA: Sau hơn 20 năm sử dụng ODA
cách đầy đủ nhất, chỉ có danh mục các chương trình, dự án đề nghị thu hút ODA và các nhà tài trợ. Đây có thể được coi là một hạn chế rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng ODA của thành phố Điện Biên Phủ.
Thứ ba, Vị trí địa lý: Địa bàn đầu tư rộng, địa hình miền núi, giao thơng
khó khăn, thời tiết khơng thuận lợi, dân cư phân tán nên việc thực hiện dự án gặp rất nhiều khó khăn, đây là những nguyên nhân chính dẫn đến suất đầu tư cao hơn nhiều so với những địa bàn khác
- Việc triển khai dự án cịn nhiều khó khăn là do:
Thứ nhất, Thủ tục chuẩn bị dự án, chương trình ODA: Dự án ODA
thủ tục triển khai còn phức tạp và thời gian kéo dài, đến khi dự án được chấp nhận thường phải duyệt bổ sung tổng mức đầu tư do giá cả vật liệu có nhiều biến động, nên phần phát sinh khơng được bố trí vốn ODA nên rất khó khăn trong việc bố trí vốn đối ứng.
Thứ hai, Cơng tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra: Trong việc theo dõi,
đánh giá tiến độ thực hiện, tổng kết rút kinh nghiệm các dự án sử dụng ODA là không tốt. Đặc biệt việc theo dõi, báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án làm chưa thật tốt. Chính vì vậy làm cho việc đánh giá đúng, kịp thời về hiệu quả sử dụng ODA là chưa cao, chưa có những chỉ đạo kịp thời điều chỉnh hiệu quả sử dụng ODA, chưa thực sự rút được những kinh nghiệm quý báu từ các chương trình, dự án đã hồn thành để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA cho thành phố.
Thứ ba, Vướng mắc trong thiếu vốn đối ứng:
Việc thiếu vốn đối ứng, đặc biệt ở thành phố Điện Biên Phủ được hỗ trợ 90% vốn đối ứng thuộc diện được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương. Việc thiếu vốn đối ứng đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các chương trình, dự án ODA, đặc biệt trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư và thực hiện các cơng trình xây dựng thuộc phần đóng góp của phía Việt Nam.
Ở thành phố Điện Biên Phủ, là một thành phố nghèo, ngân sách chủ yếu là địa phương cấp nên việc bố trí vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA
cịn chưa thực sự kịp thời, chưa bố trí đầy đủ theo nhu cầu thực hiện của các chương trình, dự án đó. Điều này ảnh hưởng nhiều đến kết quả thực hiện của dự án.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN,
GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025