Định hướng sử dụng ODA trong công tác quản lý vốn ODA trong thờ

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn vốn oda tại thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên giai đoạn 2016 2020 (Trang 63 - 67)

2.2 .Tình hình cam kết và ký kết ODA của thành phố Điện Biên

3.1. Định hướng sử dụng ODA trong công tác quản lý vốn ODA trong thờ

thời gian tới tại thành phố Điện Biên Phủ tính đến năm 2025.

3.1.1. Quan điểm cơ bản về công tác sử dụng ODA trong giai đoạn đến năm 2025 2025

Sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.

Phát triển kinh tế và đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống của nhân dân.

Tăng cường đầu tư hạ tầng cơng cộng cho các vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, đảm bảo cho người nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội.

Kết hợp phát triển kinh tế, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường bền vững và giảm nhẹ thiên tai.

Mục tiêu chung: Góp phần tăng trưởng kinh tế, tích cực đẩy nhanh cơng tác xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.

Mục tiêu cụ thể:

Thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế của các địa phương, tạo cơ hội cho đa số dân cư được hưởng lợi từ dự án, phù hợp về năng lực tài chính và khả năng quản lý của các đơn vị thực hiện. Tập trung vào các dự án có hiệu quả thiết thực về kinh tế xã hội góp phần tăng tích luỹ và có tác dụng đột phá để tạo đà cho thành phố đi lên.

Với mục tiêu đó, thành phố Điện Biên Phủ cũng cần phải xây dựng những bước đi cụ thể trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA.

3.1.2. Định hướng công tác sử dụng ODA của tỉnh Điện Biên trong thời gian 2021 - 2025.

3.1.2.1. Định hướng sử dụng vốn ODA vào xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng

Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA vào các dự án xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng kiên cố, bền vững, hiện đại đảm bảo hiệu quả lâu dài, đồng bộ. Đây là lĩnh vực quan trọng, tạo nền tảng cho việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Vì vậy, tích cực vận động thu hút nguồn vốn ODA cho lĩnh vực này, tập trung cụ thể như sau:

- Về giao thông: Ưu tiên các dự án phát triển các tuyến đường giao thông từ huyện đến phường xã.

- Về điện lưới: Sử dụng vốn ODA để phát triển lưới điện và trạm phân phối, nhất là cải tạo phát triển lưới điện bền vững để phát triển kinh tế toàn thành phố.

- Về cấp thốt nước và phát triển đơ thị: Ưu tiên sử dụng ODA để hỗ trợ, xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đơ thị, hồn thiện hệ thống cấp nước sinh hoạt các thị trấn, cấp đủ nước sạch cho đô thị. Tiếp tục thực hiện cải tạo và xây dựng mới hệ thống cấp nước sạch đủ cho toàn bộ gia đình trong thành phố. Thu hút ODA để đầu tư giải quyết vấn đề thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, rác thải đô thị.

3.1.2.2. Định hướng sử dụng nguồn vốn ODA để xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội

- Về lĩnh vực y tế, dân số ưu tiên sử dụng ODA:

+ Đầu tư nâng cấp và tăng cường trang thiết bị y tế cho bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, Khu điều trị Phong Nậm Din - Tuần Giáo, 46 Trạm Y tế xã; hỗ trợ thực hiện cơng tác chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ, trẻ em.

+ Đầu tư xây mới một số Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viên phục hồi chức năng, Bệnh viện phụ sản, bệnh viện huyện Mường Ảng, 11 phòng khám ĐKKV của các huyện và 66 trạm y tế xã.

- Về lĩnh vực giáo dục - đào tạo: Cần ưu tiên thu hút dự án ODA vào các lĩnh vực thiết bị dạy nghề, hiện đại hoá trường cao đẳng và ngành nghề đào tạo trọng điểm, xây dựng một số phịng thí nghiệm kết hợp nghiên cứu đào tạo ở trường CĐ KTKT, CĐSP. Hỗ trợ xây dựng các trường học và cơ sở vật chất trang thiết bị tại các vùng khó khăn.

3.1.2.3. Định hướng sử dụng nguồn vốn ODA vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn (nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp xố đói giảm nghèo)

Đây là lĩnh vực cần sử dụng ODA để thực hiện các chương trình và dự án nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thơn mới, xây dựng các mơ hình cây trồng vật ni năng suất cao, phát triển làng nghề, mơ hình nơng lâm nghiệp kết hợp để nâng cao đời sống dân cư. Tập trung vào đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ thiết yếu như giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt nông thôn, đầu tư xây dựng các cơng trình kè, thuỷ lợi nhỏ kết hợp phịng chống và giảm nhẹ thiên tai cho vùng nghèo, người nghèo; tăng cường quản lý tài nguyên rừng và các tài nguyên thiên nhiên khác một cách bền vững; tạo việc làm kết hợp với xóa đói giảm nghèo; tăng cường năng lực cán bộ các cấp.

- Ưu tiên xây dựng các dự án tổng hợp phát triển kinh tế xã hội nơng thơn miền núi gắn với cơng tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm nhằm phát huy hiệu quả tổng hợp, nâng cao đời sống dân cư nơng thơn một cách đồng đều ở các vùng có dự án.

3.1.2.4. Định hướng sử dụng nguồn vốn ODA vào các dự án cải cách hành chính, phát triển nguồn nhân lực và các lĩnh vực xã hội khác.

- Ưu tiên quản lý và sử dụng ODA vốn vay ưu đãi khác của nhà tài trợ vào các lĩnh vực: Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế đi đôi với

tăng cường năng lực ở cơ sở, tăng cường năng lực cho các cơ quan dân cử, cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường năng lực quản lý toàn diện các chương trình, dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước, thực hiện quản lý nhà nước có sự tham gia của người dân

- Chú trọng thu hút để tạo việc làm, nâng tỷ lệ lao động nữ, tỷ lệ lao động qua đào tạo, bình đẳng giới, nâng cao vị thế cho phụ nữ, tăng số lượng phụ nữ trong các cơ quan dân cử ở các cấp, trong các cơ quan, các ngành. Phát triển mạng lưới an sinh xã hội giúp cho các đối tượng yếu thế và người nghèo.

3.1.2.5. Định hướng sử dụng ODA của nhà tài trợ theo nhà tài trợ

Các nhà tài trợ đều có chính sách, quy mơ tài trợ khác nhau và thế mạnh riêng trong việc cung cấp ODA cho Việt Nam. Vì vậy, các ngành các cấp cần có sự phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để khai thác tối đa thế mạnh của từng nhà tài trợ để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn viện trợ như sau:

- Đối với các tổ chức phát triển như Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng tái thiết Đức (KFW), thu hút và sử dụng ODA của các tổ chức này cho các cơng trình cơ sở hạ tầng kinh tế lớn, hạ tầng đơ thị trọng điểm, dự án xóa đói giảm nghèo, tăng cường năng lực con người.

- Đối với các nhà tài trợ song phương như Nhật Bản, Phần Lan, Nauy...và các tổ chức đa phương như Quỹ KUWAIT, Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thu hút nguồn vốn ODA vào các lĩnh vực: Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội có quy mơ nhỏ, khu vực nơng thơn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc, gắn với xóa đói giảm nghèo; hỗ trợ tăng cường năng lực con người; tham gia đồng tài trợ để tăng quy mô và hiệu quả cho các dự án nhỏ, riêng rẻ; cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để chuẩn bị dự án đầu tư, đơn giản hóa quy trình và thủ tục ODA để thúc đẩy giải ngân.

Như vậy, giai đoạn 2020-2025 với định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguốn vốn ODA và các khản vay khác của nhà tài trợ sẽ hướng đến cho doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ODA.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn vốn oda tại thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên giai đoạn 2016 2020 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)