2.2 .Tình hình cam kết và ký kết ODA của thành phố Điện Biên
2.3.1. Cơ cấu sử dụng ODA theo ngành và lĩnh vực
Bảng 2.4: Phân bổ số lượng chương trình, dự án theo ngành, lĩnh vực và quy mô vốn từ 2016 đến năm 2020
Ngành/lĩnh vực
Giá trị vốn đã ký kết/được cam kết tài trợ giai đoạn
2016-2020 (triệu USD)
Tỷ lệ%
Nơng nghiệp và PTNT, xóa đói giảm
nghèo 23,70 29
Giao thông vận tải 9,92 12
Năng lượng 4,17 5
Môi trường 9,95 12
Phát triển đô thị 18,67 23
Giáo dục và Đào tạo 3,76 5
Y tế 10,36 13 Quốc phòng, An ninh Quản lý nhà nước, thể chế, chính sách Các ngành khác Tổng số 81,53 100
Tính đến hết năm 2020, ODA đã được sử dụng và trong các ngành, lĩnh vực sau:
- Nông nghiệp và phát triển nơng thơn kết hợp với xố đói, giảm nghèo: Số vốn ký kết đạt trên 23,7 triệu USD (chiếm 29% ODA thành phố đã ký kết, thụ hưởng). Lĩnh vực này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các ngành, lĩnh vực sử dụng ODA của thành phố. Trong lĩnh vực này quy mơ của các chương trình, dự án là đa dạng với những dự án có thời gian hoạt động dài và quy mô lớn như: Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thành phố Điện Biên, giai đoạn 2018 - 2020 - EU tài trợ; Dự án Giảm nghèo các thành phố miền núi phía bắc giai đoạn 2, thành phố Điện Biên Phủdo WB tài trợ. Nhìn chung, các chương trình dự án thuộc lĩnh vực này thực sự đã là các dự án xố đói, giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng cho người dân các vùng đặc biệt khó khăn của thành phố và thực sự đã đem lại lợi ích trực tiếp cho người dân nghèo, cải thiện đời sống vật chất, phương thức làm việc và tinh thần cho người dân.
- Cấp thoát nước và phát triển đô thị cũng là lĩnh vực thu hút được nhiều ODA thứ hai tồn thành phố (chiếm 23%). Các chương trình, dự án ODA đã cải thiện nước sinh hoạt của toàn thành phố, một số thị trấn và một số vùng nơng thơn khác. Ví dụ như “Cấp nước TT Điện Biên Phủ” do JICA tài trợ.
- Lĩnh vực y tế là lĩnh vực thu hút được ODA nhiều ( chiếm 13%), các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực này ODA đều là viện trợ của các tổ chức quốc tế, và đều là các chương trình dự án do Bộ y tế vận động giao về thực hiện tại thành phố Điện Biên. Ví dụ như Dự án “Cải tạo, nâng cấp Trung tâm y tế huyện Điện Biên Phủ và trung tâm y tế huyện Mường Chà thuộc dự án hỗ trợ y tế các thành phố miền núi phía bắc thành phố Điện Biên Phủsử dụng vốn vay ngân hàng thế giới” do JICA tài trợ. Mặc dù vậy nhưng thật sự các chương trình, dự án này đã mang lại cho nhân dân thành phố Điện Biên Phủ được tiếp cận với những dịch vụ y tế mới, người dân nghèo được tham gia khám chữa bệnh,...
- Lĩnh vực giao thông vận tải (chiếm 12%) sử dụng ODA của thành phố thu hút là các dự án xây dựng đường giao thơng cho các xã khó khăn của thành phố, chưa có đường giao thơng. Ưu tiên thu hút ODA cho giao thơng, vì Điện Biên Phủlà một thành phố có vị trí địa lý, địa bàn hiểm trở, giao thơng đi lại vơ cùng khó khăn, khoảng cách giữa các xã trong huyện xa nhau. Ví dụ như “Đường giao thơng Trung Sua - Háng Lìa - Phìn Sua, xã Keo Lơm, huyện Điện Biên Phủ”, Dự án “Đường Nà Tấu - Pa Khoang”, “Đường Rạng Đơng - Ta Ma”, “Đường Ma Thì Hồ - Chà Tở” do JICA tài trợ ; “Nâng cấp đường Mường Thín - Mường Mùn”, “Nâng cấp đường Pú Nhung - Phình Sáng” do ADB tài trợ.
- Về lĩnh vực giáo dục đào tạo, các chương trình, dự án ODA đã được triển khai tại thành phố là do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa về giải ngân theo chương trình triển khai trên tồn quốc. Thực sự ODA đã giúp cho thành phố Điện Biên Phủxây dựng được cơ sở vật chất cho các trường Trung học phổ thơng, giúp tăng cường trình độ chun mơn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh giúp nâng cao trình độ cho sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hố. Điển hình như dự án “Dự án Phát triển giao dục THCS khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2”, Chương trình Phát triển giáo dục trung học, giai đoạn 2”, Dự án phát triển Giáo dục THPT khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2” do ADB tài trợ.
- Lĩnh vực điện, năng lượng là lĩnh vực có nhiều chương trình, dự án sử dụng ODA. Tính đến thời điểm này ODA đã ký kết dành cho lĩnh vực này của tồn thành phố khoảng 6,5%. Các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào việc xây dựng hệ thống điện lưới nơng thơn góp phần tích cực vào việc điện khí hố nơng thơn của tồn thành phố, giúp cho nhân dân thành phố Điện Biên Phủ nhanh chóng được sử dụng điện, tăng số lượng người dân được sử dụng điện của thành phố lên cao. Ví dụ như “Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thành phố Điện Biên, giai đoạn 2018 - 2020 - EU tài trợ”.