2.2 .Tình hình cam kết và ký kết ODA của thành phố Điện Biên
2.4. Hiệu quả sử dụng ODA của một số chương trình, dự án trên địa bàn
2.4.2. Hiệu quả kinh tế xã hội của một số chương trình, dự án ODA trên địa
địa bàn tỉnh Điện Biên
2.4.2.1. Kết quả thực hiện các mục tiêu đề ra
Như đã phân tích ở chương 1 để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án nói chung, dự án ODA nói riêng thì phải khẳng định đây là các chỉ tiêu mang tính định tính và lại phụ thuộc vào mục tiêu của các bên tham gia. Nên với mỗi chương trình, dự án thì chỉ tiêu này được thể hiện khác nhau, được phân tích cụ thể, được đánh giá chi tiết tuỳ từng chỉ tiêu sao cho phù hợp nhất với các bên tham gia. Đối với các chương trình, dự án ODA thì đánh giá hiệu quả sử dụng có thể xem xét chủ yếu ở các chỉ tiêu này chứ không quá quan trọng các chỉ tiêu tài chính. Vì thế, trong giai đoạn chuẩn bị, hay kết thúc dự án đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội cần phải được phân tích cụ thể nhất, chi tiết nhất, đầy đủ nhất có như vậy sẽ thoả mãn được mọi yêu cầu của nhà tài trợ hay phù hợp với mục tiêu của bên thụ hưởng.
2.4.2.2. Tác động lan toả và tính bền vững của các kết quả và hiệu quả của dự án
Phần lớn ODA được sử dụng vào các dự án đầu tư công hoặc các chương trình phát triển mang tính cộng đồng. Do đó, kết quả và hiệu quả của dự án thường mang tính tiềm ẩn và chỉ được phát huy dần theo thời gian. Cùng với sự tham gia của cộng đồng, các kết quả và tác động của chúng sẽ lan toả và nhân rộng dần ra, xét vả cả phạm vị khơng gian, thời gian.
Ví dụ một số chương trình ODA, dự án cho nơng nghiệp và phát triển nông thơn kết hợp xóa đói giảm nghèo đã lồng ghép cùng với Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn mới các xã trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến, tinh thần đồn kết, chung sức xây dựng nơng thơn mới của nhân dân ngày càng được nâng cao. Đối với mơ hình xã điểm Thanh Chăn đã có nhiều khởi sắc, cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện, đời sống của người dân trong xã được nâng cao, đưa thực trạng từ xã đạt 02/19 tiêu chí (gồm tiêu chí về y tế và tiêu chí về giáo dục) theo quy định tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới lên đạt 11/19 tiêu chí, góp phần hồn thiện cơ sở hạ tầng của các xã, hồn thành các tiêu chí quốc gia về xây dựng nơng thơn mới.
2.4.2.3. Đóng góp và sự phát triển kinh tế xã hội
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản của tỉnh Điện Biên từ năm 2009-2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu xã hội Đơn vị 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng số lao động
được tạo việc làm trong năm người 3.950 4.279 4.334 4.225 4.237 Tỷ lệ hộ đói nghèo % 25,66 25,01 22,64 19,12 17,61 Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch % 42,0 42,5 47,23 47,77 48,10 Tỷ lệ phường có đường ơ tơ đến trung tâm % 70 72 72 76 78 Tỷ lệ hộ được sử dụng điện % 74,3 75,5 76,50 78,00 79,89
Đối với các dự án sử dụng vốn ODA thường mang lại hiệu quả kinh tế gắn liền với xã hội bằng cách giải quyét các vấn đề như: nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, lao động việc làm, giảm đói nghèo, nước sạch và vệ sinh,… Trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng số việc làm đã tăng lên nhờ có các dự án nâng cao chất lượng giáo dục, hướng nghiệp; tỷ lệ hộ đói nghèo giảm 8,05% do các dự án như Dự án xố đói giảm nghèo giai đoạn 2 (2016 - 2020), Dự án Khu đơ thị miền núi phía Bắc,.. Cơ sở hạ tầng tại thành phố Điện Biên Phủ cũng rất được chú trọng nằm cải thiện đời sống nhân dân , làm tiền đề cho phát triển kinh tế tồn thành phố bền vững. Từ đó tỷ lệ dân cư được dùng nước sạch cũng tăng lên, chạm mốc 78%. Tuy các yếu tố xã hội này không phải là yếu tố then chốt tạo ra giá trị kinh tế nhưng lại là điều kiện cần thiết để duy trì và tính hữu ích của hiệu quả kinh tế, tạo nên sự phát triển bền vững cho dự án.