Giải pháp trong việc triển khai dự án ODA

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn vốn oda tại thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên giai đoạn 2016 2020 (Trang 73 - 76)

2.2 .Tình hình cam kết và ký kết ODA của thành phố Điện Biên

3.2. Giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng ODA của thành phố Điện Biên

3.2.3. Giải pháp trong việc triển khai dự án ODA

3.2.3.1. Lập đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết cho các dự án ODA cụ thể để làm việc với các nhà tài trợ, bộ, ngành Trung ương

- Cập nhật các thông tin, số liệu cơ bản của thành phố để phục vụ cho công tác xúc tiến ODA.

- Hàng năm sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban ngành chuyên môn lập đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết cho một số dự án tài trợ từ ODA thích hợp và chuẩn bị cho Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ tổ chức hàng năm.

- Đồng thời cần tăng cường quan hệ với các tổ chức song phương, đa phương và tiếp tục làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để tiếp nhận thông tin, được hỗ trợ, giúp đỡ kêu gọi ODA.

3.2.3.2. Giải pháp về tăng cường công tác theo dõi và đánh giá

Dù đã đạt được những kết quả nhất định, song công tác theo dõi, đánh giá và giám sát thời gian qua đã bị buông lỏng trong khi mới chỉ làm tốt khâu kêu gọi đầu tư, làm dự án, dẫn đến tình trạng tham nhũng tràn lan, lãng phí tiền của đi vay. Do vậy, cần phải làm tốt tất cả các khâu không thể coi nhẹ khâu nào cả trong việc thu hút và sử dụng ODA.

Để phục vụ tốt cho công tác theo dõi, đánh giá và phân tích, thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu chính thức về các chương trình, dự án ODA là hết sức cần thiết. Qua đó, các cơ quan chức năng có được những thơng tin và số liệu một cách có hệ thống khi cần thiết.

Trong công tác theo dõi, đánh giá chúng ta có thể cho phép cả cộng đồng tham gia vào q trình này. Vì khơng có việc gì có thể che mắt được nhân dân; nó cũng phù hợp với chủ trương, đường lối của Nhà nước “Dân biết, dân làm,

dân bàn, dân tự kiểm tra”.

Bên cạnh việc giám sát, thì việc quan trọng là phải đưa ra các chế tài cần thiết và đủ mạnh để răn đe và xử lý những trường hợp vi phạm, sử dụng kém

hoặc không hiệu quả ODA đồng thời nhằm khuyến khích những đơn vị sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.

3.2.3.3. Bố trí đủ vốn đối ứng

Vốn đối ứng hiện nay đang là vấn đề đau đầu nhất đối với các dự án ODA khơng chỉ tại thành phố Điện Biên Phủ mà cịn là vấn đề chung của cả nước. Vốn đối ứng mặc dù thường chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong mỗi chương trình, dự án, nhưng nó lại là một khó khăn rất lớn đối với thành phố nghèo như thành phố Điện Biên. Để giải quyết vấn đề này, thành phố Điện Biên Phủmột mặt cần phải phân bổ cụ thể các nguồn vốn do Trung ương phân bổ ngân sách hàng năm, mặt khác, đề nghị Nhà nước hỗ trợ nguồn kinh phí bổ trợ hàng năm nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng ODA của thành phố. Thành phố Điện Biên Phủcũng phải quán triệt quan điểm phải coi vốn đối ứng này là rất quan trọng và có thể là ưu tiên hàng đầu trong việc phân bổ ngân sách của thành phố. Có như vậy mới phát huy được hết hiệu quả sử dụng ODA.

- Tạo sự thay đổi căn bản trong nhận thức, phải coi ODA như các nguồn vốn đầu tư cơng khác để có cách nhìn tồn diện và tổng thể trong việc sử dụng nguồn vốn, đảm bảo tối đa hiệu quả và lợi ích của nguồn vốn đầu tư.

- Rà sốt tồn diện việc bố trí và sử dụng vốn đối ứng ODA hiện nay để có giải pháp tổng thể và lâu dài cho việc cân đối nguồn vốn này.

- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan ra quyết định đầu tư trong việc xác định rõ nguồn, mức vốn, cơ chế và khả năng cân đối vốn đối ứng đối với các chương trình, dự án ODA; đảm bảo việc bố trí vốn theo các nguyên tắc được quy định trong Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ.

- Đàm phán với nhà tài trợ để có thể tài trợ 100% vốn ODA cho các chương trình, dự án thay vì cơ cấu vốn như hiện nay.

KẾT LUẬN

ODA trong cả nước nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng cho dù có những biến động qua những thời kỳ, song nhìn chung vẫn có xu hướng tiếp tục tăng lên. Mức tăng lên này là điều kiện thuận lợi cho thành phố Điện Biên Phủ trong những năm tới trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn quan trọng này để phát triển kinh tế xã hội, hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2021. Qua phân tích các vấn đề nghin cứu và đối chiếu với mục đích nghin cứu, luận văn đã thực hiện được những kết quả như sau:

Về mặt lý luận, đã hệ thống hoá tổng hợp cơ sở lý luận chung về ODA như khái niệm, cơ sở hình thành nguồn vốn ODA, đặc điểm cơ bản, vai trò của ODA, tác động của ODA đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Về mặt thực tiễn tại thành phố Điện Biên Phủ, khố luận đã tìm hiểu nghiên cứu tồn bộ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Điện Biên Phủ. Dựa trên tình hình phát triển kinh tế xã hội hàng năm, 5 năm của thành phố. Qua phân tích số liệu tổng hợp về tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, về GDP, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu ngành.... của thành phố Điện Biên Phủ nói chung và số liệu tổng hợp về ODA nói riêng. Trên cơ sở số liệu thu thập được, luận văn đã đi sâu phân tích những mặt đạt được và những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA trên địa bàn thành phố, sự đóng góp của ODA vào tình hình phát triển kinh tế xã hội tại thành phố. Em đã phân tích rõ những ngun nhân thành cơng và những hạn chế, trên cơ sở đó nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc thu hút và sử dụng hiệu qủa ODA trong thời gian tới.

Trên cơ sở quan điểm về công tác quản lý, thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA tại thành phố Điện Biên, đưa ra được các định hướng thu hút ODA, các giải pháp chi tiết nhằm nâng cao hiệu quả việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS.Đỗ Đức Bình (2019) - Giáo trình Kinh tế quốc tế - NXB Trường đại học Kinh tế quốc dân

2. TS.Bùi Thuý Vân (2017) - Giáo trình Đầu tư quốc tế - Giáo trình nội bộ Học viện Chính sách và phát trỉển.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), “Chương trình Nâng cao năng lực tồn diện

quản lý ODA-CCBP”.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ

trợ phát triển chính thức ODA thời kỳ 2006-2010”.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), “Tình hình vận động thu hút và sử dụng ODA

thời kỳ 2006-2010 và những bài học rút ra”.

6. Chính phủ (2012), “ Đề án thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác của nhà tài trợ giai đoạn 2011-2015”.

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư Lai Châu, “Quản lý nguồn vốn ODA giai đoạn 2006-

2010 ”.

8. Sở Kế hoạch và Đầu tư Điện Biên, “Tình hình thu hút, quản lý và sử dụng

nguồn vốn ODA,vốn vay ưu đãi khác của nhà tài trợ thời kỳ 2016-2020; Định hướng 2021-2025 trên địa bàn thành phố Điện Biên”

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư Điện Biên, “Tình hình vận động, quản lý và sử dụng

nguồn vốn ODA,vốn vay ưu đãi năm 2021 trên địa bàn thành phố Điện Biên”

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn vốn oda tại thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên giai đoạn 2016 2020 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)