Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 34)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Quản lý HĐGDNGLL ở trườngTHPT

1.4.5. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả

Bất cứ hoạt động nào cũng cần kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra để cải tiến thay đổi phương pháp, điều chỉnh kế hoạch. Ngồi ra việc kiểm tra cịn cho thấy được những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ cũng như của người lãnh đạo. Mục đích của kiểm tra đánh giá hoạt động GDNGLL là để động viên đồng nghiệp, tư vấn, thúc đẩy chứ khơng nặng nề về phê bình xếp loại. Đây là cơng việc thường xun của Hiệu trưởng trong mọi công tác quản lý nhà trường cũng như hoạt động GDNGLL. Do vậy, Hiệu trưởng cùng lãnh đạo nhà trường cần lưu ý một số vấn đề trong kiểm tra đánh giá hoạt động GDNGLL:

Cần xây dựng các tiêu chí chuẩn, ở đây cần có sự thống nhất trong toàn trường về các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của hoạt động GDNGLL. Muốn vậy hơn ai hết Hiệu trưởng cần phải nắm rõ mục tiêu yêu câu, nhiệm vụ, nguyên tăc tổ chức... của hoạt động này.

Tổ chức, bố trí, phân cơng lực lượng kiểm tra: Lực lượng kiểm tra chủ yếu là các thành viên của Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL.

Thực hiện công tác kiểm tra cần lưu ý kiểm tra nội dung các hoạt động đã đề ra theo kế hoạch, kiểm tra kết quả từng hoạt động cụ thể về nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục về các mặt nề nếp sinh hoạt, tham gia các hoạt động phong trào, thành tích. Mục đích kiểm tra chủ yếu là để tư vấir thúc đẩy, rút kinh nghiệm.

Về phương pháp kiểm tra, cần kiểm tra qua hồ sơ sổ sách, trao đổi tìm hiểu, nghe báo cáo hoặc có thể trực tiếp dự một vài hoạt động cụ thể.

Qua kiểm tra cần có biện pháp xử lý, cải thiện mọi điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL.

Tóm lại hoạt động GDNGLL là hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trọng, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện của mỗi nhà trường đặc biệt là trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, trong cơng tác quản lý, hiệu trưởng cần phải tổ chức chỉ đạo hoạt động này một cách cân đối, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường, của cấp học.

1.5. Các yếu tố ả ở đến quản lý, tổ chứ HĐGDNGLL ở tr ng trung h c phổ thông

1.5.1. Nhận thức của các lực lượng giáo dục

HĐGDNGLL diễn ra trong nhà trường và ngoài nhà trường, các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các đồn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường và ngoài nhà trường, phụ huynh, giáo viên, cán bộ quản lí và chủ thể học sinh.

Mối quan hệ giữa người tổ chức và chủ thể HĐGDNGLL là mối quan hệ hợp tác. Người tổ chức phải là người có uy tín, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng tổ chức điều hành và am hiểu về lĩnh vực tổ chức. Các lực lượng tham gia tổ chức ở vị trí khác nhau song đều phải có những hiểu biết chương trình HĐGDNGLL, năng lực tổ chức, kinh nghiệm, uy tín với tập thể giáo dục.

Đối với học sinh THPT lứa tuổi chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa cuộc sống, các em rất cần sự ủng hộ của thầy cơ và gia đình trong sự phát triển của cá nhân, nếu được tạo điều kiện khuyến khích hành động, khuyến khích sự giáo dục lẫn nhau trong tập thể thì hoạt động của các em dễ đạt được mục tiêu.

Nhận thức của các lực lượng giáo dục và chủ thể giáo dục sẽ trở thành yếu tố tích cực nếu nó phù hợp với mục tiêu hoạt động và ngược lại trở thành lực cản khi nhận thức lệch lạc.

Nhận thức của các lực lượng giáo dục tạo nên sự đồng thuận trong việc xác định vai trò, mục tiêu, sự cần thiết tổ chức HĐGDNGLL cũng như các biện pháp tổ chức thì hoạt động này sẽ đạt kết quả mong muốn.

Tóm lại: Để tổ chức có hiệu quả HĐGDNGLL cần thiết có sự hợp tác, sự đồng thuận của tất cả các lực lượng tham gia tổ chức. Nhận thức của các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng khơng nhỏ đến tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh THPT.

1.5.2. Năng lực của người tổ chức HĐGDNGLL

Nhân lực là yếu tố quan trọng cho thành công của mỗi công việc: nguồn nhân lực quản lý, tổ chức HĐGDNGLL chính là năng lực quản lý, tổ chức của giáo viên, học sinh.

HĐGDNGLL đa dạng, phong phú với nhiều chủ đề khác nhau và luôn ở trạng thái động từ kiến thức đến hình thức. Do đó địi hỏi người tổ chức phải có những năng lực đặc trưng, đáp ứng yêu cầu hoạt động đó là năng lực tổ chức, năng lực nhận thức trên nhiều lĩnh vực, năng lực thu thập thông tin, khả năng diễn đạt tốt, năng động sáng tạo, ln có ý thức tìm tịi cái mới, biết huy động các thành viên tham gia hoạt động, có năng khiếu trên một số lĩnh vực nhất định.

Với đặc trưng HĐGDNGLL là các “giờ học lồng ghép” nhưng lại khó “ép” các

thành viên tham gia, nên năng lực kinh nghiệm và uy tín người tổ chức là yếu tố quan trọng để huy động các thành viên tham gia tích cực và đạt hiệu quả. Nếu năng lực và uy tín với tập thể của người tổ chức hạn chế thì khó có thể thu hút các thành viên vào hoạt động chưa nói gì đến hoạt động có kết quả.

1.5.3. Nội dung chương trình của HĐGDNGLL

Hiện nay tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật tăng theo cấp số nhân, sách giáo khoa, tài liệu không kịp cập nhật nên việc mở rộng kiến thức phù hợp với lứa tuổi sẽ làm cho học sinh hào hứng, có tác dụng bổ trợ kịp thời cho giờ học trên lớp và giáo dục tư tưởng đạo đức, kỹ năng sống.

Tư duy của học sinh THPT đã phát triển ở mức độ cao, các em có khả năng thu thập thơng tin từ các nguồn khác nhau, làm giàu kiến thức cho bản thân. HĐGDNGLL nếu khơi dậy nhu cầu ham học hỏi, tự tìm tịi kiến thức thích khám phá cái mới của lứa tuổi học sinh THPT thì nội dung kiến thức sẽ được mở rộng phong phú, cập nhật. Ngoài việc cập nhật nội dung phải đảm bảo liên quan đến thực tiễn học tập, rèn luyện hàng ngày của học sinh từng khối, lớp và nhà trường, phải đảm bảo cân đối kiến thức chun mơn, kiến thức văn hố, phù hợp với lứa tuổi, bám sát từng chủ đề trên các mặt của thực tiễn xã hội, có như vậy HĐGDNGLL

mới đáp ứng mục tiêu của từng hoạt động và mục tiêu chung của giáo dục, nội dung nghèo nàn, đơn điệu khơng phù hợp với lứa tuổi sẽ khó thu hút được các thành viên tham gia hoạt động, kết quả hạn chế.

Về thời gian tổ chức: Chương trình HĐGDNGLL phải đảm bảo cân đối, phù hợp trong các hoạt động của nhà trường, nếu thời lượng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến học văn hố, ngược lại q ít sẽ khó có được kết quả: hình thành được những phẩm chất đạo đức và kỹ năng cần thiết.

1.5.4. Hình thức tổ chức HĐGDNGLL

Hình thức tổ chức có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả HĐGDNGLL, nó mang lại sự hấp dẫn của hoạt động, thu hút được nhiều học sinh tham gia nhiệt tình và có kết quả.

Ngày càng có nhiều hình thức tổ chức HĐGDNGLL tiếp thu được từ trên truyền hình và chính các trường sáng tạo nên. Song đối với học sinh THPT còn gánh nặng học văn hoá, thời gian tham gia HĐGDNGLL bị hạn chế nên mỗi chủ đề cần lựa chọn hình thức tổ chức thích hợp với quy mô cấp lớp, cấp trường và thời gian hợp lí có thể đan xen các hình thức tổ chức cho một chủ đề. Chẳng hạn cùng một chủ đề về văn hố hồ bình có thể chơi dưới hình thức chiếc nón kỳ diệu, hái hoa dân chủ, hoặc đưa câu hỏi vào cuộc thi đường lên đỉnh Olympia ...

Thời gian tổ chức các hình thức hoạt động phải hợp lý. Nếu hình thức tổ chức đơn điệu hoặc lặp lại nhàm chán sẽ không gây hứng thú cho học sinh, hoạt động khó hiệu quả.

1.5.5. Sự đánh giá HĐGDNGLL

Đánh giá HĐGDNGLL là việc làm rất khó khăn so với việc đánh giá giờ dạy trên lớp, song việc đánh giá đúng sẽ động viên, thúc đẩy hoạt động và ngược lại. Đánh giá HĐGDNGLL rất khó vì có rất nhiều hoạt động và kết quả không rõ ràng ngay được. Khi đánh giá phải chú ý đảm bảo tính trung thực, khách quan, công bằng và tạo được niềm tin và cảm hứng cho các học sinh tham gia các hoạt động tiếp theo.

- Đánh giá mức độ đạt được của học sinh về khối lượng công việc, số lượng học sinh tham gia hoạt động, các sản phẩm hoạt động, tinh thần trách nhiệm của học sinh, sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động, ý thức thái độ tham gia hoạt

động (tính kỷ luật, tính tích cực, tính chủ động sáng tạo,) hứng thú của học sinh đối với hoạt động (mức độ ham thích đối với hoạt động) với đặc trưng của HĐGDNGLL, có những sản phẩm khơng đo bằng phương pháp kiểm tra hoặc phiếu hỏi mà phải chủ động quan sát, trò chuyện, lấy ý kiến chuyên gia.

- Đánh giá cần so sánh với mục tiêu đề ra ban đầu, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; cần nêu đề xuất, kiến nghị để lần sau làm tốt hơn.

Cần kích thích học sinh, giáo viên tích cực tham gia HĐGDNGLL bằng cách: Đưa thi đua vào từng hoạt động. Thi đua là biện pháp thúc đẩy sự phát triển, bất kỳ hoạt động nào muốn có hiệu quả cao hơn đều gắn với thi đua. HĐGDNGLL cần phải được gắn với thi đua và được đánh giá đúng vị trí của nó trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Cần phải đưa tiêu chí HĐGDNGLL thành một trong những tiêu chí xếp loại hạnh kiểm. Muốn vậy, cần phải xây dựng tiêu chí thi đua cho hoạt động này về: độ chuyên cần, thái độ khi tham gia, hiệu quả, số lượng thành viên của tập thể khi tham gia HĐGDNGLL ... giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp cũng ghi sổ đầu bài và xếp loại như giờ học. Cần xây dựng các danh hiệu thi đua cho HĐGDNGLL,

Mỗi hoạt động phải tổng kết đánh giá kịp thời, khen thưởng đúng mức nhằm động viên các cá nhân, tập thể hoạt động tốt, đồng thời kích thích lịng tự trọng của những tập thể, cá nhân hoạt động còn hạn chế cũng khiến họ hăng hái tham gia hoạt động tiếp theo.

Đánh giá không chỉ nhận xét chung về tinh thần, thái độ tham gia mà đánh giá phải được ghi nhận bằng giấy khen, bằng khen, ghi học bạ, đánh giá hạnh kiểm hoặc động viên kịp thời, thường xuyên. Để động viên kịp thời sự đánh giá còn được thể hiện bằng vật chất tương xứng với thành tích về văn hoá, đặc biệt nên đánh giá động viên được cả tập thể thì sẽ mang lại sinh khí và sức mạnh cho tập thể tham gia HĐGDNGLL có hiệu quả.

1.5.6. Các điều kiện để tổ chức HĐGDNGLL có hiệu quả

Điều kiện tổ chức, phương tiện sẽ làm tăng tính hấp dẫn để hoạt động có hiệu quả. Chẳng hạn trong các buổi chào cờ, sinh hoạt tập thể không thể thiếu được các phương tiện loa, âm ly hay tài liệu, băng hình, tranh ảnh ... cho các dạng hoạt động thi viết thư và sân chơi trí tuệ, kinh phí cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình tổ

chức HĐGDNGLL. Nếu khơng huy động được kinh phí thì hoạt động khó đạt được kết quả theo ý muốn. Thực tiễn các trường THPT nói chung và các trường THPT ở nơng thơn nói riêng, kinh phí cho hoạt động này quá ít ỏi nên sự sáng tạo của tổ chức trong việc huy động sức mạnh của các lực lượng giáo dục sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động đạt kết quả. Việc tạo điều kiện về môi trường giáo dục sẽ giúp cho HĐGDNGLL đạt kết quả cao.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

1. HĐGDNGLL là bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, là sự tiếp nối hoạt động dạy trên lớp, có vai trị quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng thời kỳ. Đặc biệt ngày nay trước xu thế hội nhập, giáo dục phải đào tạo nên những con người mới có được những phẩm chất đáp ứng với nền kinh tế tri thức.

2. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về HĐGDNGLL, song cịn ít tác giả nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động này, làm thế nào để quản lý tổ chức nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này, phát huy tác dụng, tạo nên sản phẩm con người đáp ứng với công cuộc đổi mới .

3. Học sinh THPT lứa tuổi đầu thanh niên, các em đã trưởng thành về nhiều mặt: nhu cầu hoạt động xã hội, giao tiếp; học tập được phát triển. HĐGDNGLL có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này, nên để đáp ứng được mục tiêu giáo dục, người cán bộ quản lý phải có những biện pháp quản lý phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động giáo dục này.

4. HĐGDNGLL ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: yêu cầu đổi mới giáo dục THPT; nhận thức của các lực lượng giáo dục; năng lực người tổ chức quản lý; nội dung chương trình; hình thức; sự đánh giá và các điều kiện để tổ chức HĐGDNGLL. Bởi vậy phải có các biện pháp quản lý hợp lý, hiệu quả thì HĐGDNGLL sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THPT.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGỒI GIỜ LÊN LỚP TẠI CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN LÝ NHÂN TỈNH HÀ NAM

2.1. Khái quát giáo dục huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

Lý Nhân là một huyện thuần nông và là một trong 06 đơn vị hành chính của tỉnh Hà Nam phía bắc giáp huyện Duy Tiên, phía đơng giáp tỉnh Hưng n và Thái Bình (danh giới là dịng sơng Hồng,) phía tây giáp huyện Bình Lục và huyện Duy Tiên, phía Nam giáp tỉnh Nam Định và huyện Bình Lục, với tổng diện tích là 167,045 km2, vốn là đất hình thành tại chỗ và do phù sa sông Hồng bồi đắp trong toạ độ 20035’ độ vĩ Bắc, 10605’ độ kinh Đông. Hai con sông dọc theo huyện là sơng Hồng và sơng Châu có tổng chiều dài 78km với diện tích lưu vực khoảng 1.084 ha. Lý Nhân có 22 xã và 01 thị trấn, với 195.800 nhân khẩu. Lao động của huyện chủ yếu sống bằng nghề nông kết hợp với một số ngành nghề truyền thống như: dệt, sản xuất đồ mộc, làm bánh đa nem...

Lý Nhân là vùng đất hình thành sớm, cư dân sinh sống từ thuở các thời vua Hùng mở nước, người Lý Nhân đã từng phụ thuộc Đông Đô, Hà Nội, tiếp thu những tinh hoa của nền văn minh Thăng Long. Huyện có một số đình, đền đã được cơng nhận là di tích lịch sử - văn hố - kiến trúc. Mạng lưới giao thông nông thôn phát triển mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để huyện phát triển kinh tế nông thôn. Là điểm gần trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh và tỉnh bạn như: thành phố Phủ Lý (Hà Nam,) thành phố Hưng Yên (Hưng Yên,) thành phố Nam Định (Nam Định,) giao thông thuận tiện cho cả đường bộ, đường thuỷ. Tất cả tạo ra sự liên kết các thị trường và sự hội nhập của kinh tế Lý Nhân vào thị trường trong vùng và cả nước; sự phát triển và kết nối các hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại hóa và đồng bộ hóa; tạo nên sự giao lưu văn hóa, xã hội thúc đẩy nâng cao dân trí, văn hóa, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực xã hội khác; mở ra khả năng và xu hướng chuyển dịch các dòng vốn đầu tư, sự phát triển lan toả của các trung tâm kinh tế, thương mại với sự chuyển dịch của các cơ sở công nghiệp đến các vùng ngoại vi. Với xu hướng chuyển giao công nghệ kỹ thuật, thu hút lao động nông nghiệp ở các vùng nông

thôn sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và mở rộng khả năng khai thác các tài nguyên, nguồn lực trên toàn huyện.

Những tác động trên sẽ tạo cho Lý Nhân có khả năng, cơ hội và nguồn lực lớn hơn trong việc khai thác, phát huy các nguồn lực nội tại cũng như khai thác, thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 34)