CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. Một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các trường trung học phổ thông
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên trong trường và các LLGD
ngồi nhà trường về vai trị của HĐGDNGLL trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh
Từ kết quả khảo sát ở chương 2 cho thấy phần lớn CBQL, giáo viên và học
sinh trong các nhà trường THPT đều nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, một bộ phận giáo viên, học sinh và CMHS còn xem nhẹ sự cần thiết của HĐGDNGLL trong q trình giáo dục học sinh. Điều đó dẫn đến việc chưa nhiệt tình tham gia, chưa thực sự quan tâm tìm hiểu đối với hoạt động này.
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp:
Tuyên truyền nhằm làm cho CBQL, giáo viên, công nhân viên, học sinh, CMHS và các cấp chính quyền, cộng đồng xã hội, thống nhất tư tưởng, nhận thức đúng đắn mục tiêu, vai trị, vị trí, nhiệm vụ, sự cần thiết phải thực hiện chương trình HĐGDNGLL có hiệu quả tại các nhà trường là yêu cầu cốt lõi của giáo dục phổ thông, là điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Từ đó ý
thức được trách nhiệm của mình, tạo sự đồng thuận và nhiệt tình ủng hộ, tham gia tổ chức hoạt động quan trọng này:
3.2.1.2. Cách thức thực hiện:
Muốn quản lý tổ chức HĐGDNGLL cần phải tổ chức tuyên truyền, giáo dục, giải thích cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường và lực lượng cộng đồng xã hội, hiểu một cách sâu sắc về HĐGDNGLL. Cần phải làm cho họ hiểu rằng, việc tổ chức hoạt động là cần thiết, hiệu quả, có giá trị đối với việc giáo dục học sinh.
- Đối với đội ngũ giáo viên:
Nhận thức của đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tổ chức và thực hiện các HĐGDNGLL. Do vậy CBQL các nhà trường phải thường xuyên, liên tục quan tâm chỉ đạo việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên nhằm tổ chức thành công hoạt động này trong nhà trường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, cần quan tâm thực hiện đầy đủ những nội dung sau:
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến toàn bộ giáo viên trong các nhà trường, giúp họ có cái nhìn tồn diện, đầy đủ về vai trị, tác dụng của hoạt động này trong việc giáo dục học sinh. Phải giúp họ thấy được tầm quan trọng của HĐGDNGLL, từ đó tích cực quan tâm và tổ chức tốt các hoạt động này.
Tuyên truyền, giải thích và định hướng giúp giáo viên hiểu được mục đích của việc tổ chức HĐGDNGLL là nhằm hình thành tính tích cực, độc lập và sáng tạo của học sinh, khả năng tự quản các hoạt động tập thể.
- Đối với học sinh
Học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL. Việc nâng cao hiểu biết, giúp các em nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong việc tổ chức hoạt động là một nhiệm vụ cấp bách và phải được tiến hành thường xun, tren cơ sở đó phát huy tính tích cực, chủ động và tự quản khi tham gia hoạt động. Đây được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất của HĐGDNGLL. Để làm tốt nhiệm vụ này cần tiến hành thực hiện những biện pháp sau:
Phải giáo dục, tuyên truyền cho học sinh hiểu được vai trị của mình trong việc tổ chức HĐGDNGLL; làm cho học sinh phát huy tính tích cực, tính tự quản của bản thân thông qua các hoạt động.
Chỉ đạo GVCN, GVBM, Bí thư Đồn trường thơng qua các tiết sinh hoạt chủ điểm của từng lớp, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các giờ học cần định hướng cho học sinh nhận thức được vai trò của bản thân trong việc tổ chức hoạt động.
Thường xuyên theo d i, động viên kịp thời những cá nhân, tập thể hồn thành tốt cơng tác tun truyền cũng như nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời những cá nhân, tập thể chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Đối với CMHS
Tiếp tục thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền đến CMHS về vai trò quan trọng của HĐGDNGLL thông qua các buổi họp với ban đại diện CMHS, CMHS các lớp trong năm học để CMHS đóng góp ý kiến và cùng tham gia vào việc tổ chức hoạt động.
Chỉ đạo GVCN cần thường xuyên trao đổi, phối hợp với ban đại diện CMHS của lớp mình về việc đóng góp ý kiến và tổ chức hoạt động, thông báo kết quả hoạt động của học sinh, kịp thời thông tin cho CMHS về những tiến bộ trong quá trình rèn luyện, phấn đấu củahọc sinh.
- Đối với các LLGD khác
Ngoài lực lượng CMHS trong nhà trường trong quá trình tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL rất cần sự hỗ trợ của các ban ngành đồn thể như: Huyện đồn, Phịng văn hóa huyện, công an, y tế, hội cựu chiến binh… Việc tham gia của các lực lượng trên sẽ tạo nên sự phong phú, đa dạng trong việc tổ chức hoạt động tại nhà trường. Do đó, việc nâng cao nhận thức cho các lực lượng trên sẽ góp phần giúp cho HĐGDNGLL thuận lợi, dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện:
Để nâng cao nhận thức về HĐGDNGLL cho các LLGD phải có những điều kiện sau:
Phải tiến hành khảo sát về suy nghĩ, hiểu biết của các LLGD, học sinh về tầm quan trọng của HĐGDNGLL ở trường trung học phổ thông.
Dựa vào kết quả khảo sát cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho từng LLGD trong và ngoài nhà trường ngay từ đầu năm học, kế hoạch phải đảm bảo phù hợp với đối tượng và thời gian tuyên truyền.
thực tế tại đơn vị...
CBQL, GVCN, Bí thư Đồn trường làm cơng tác tun truyền phải có các kĩ năng như: kĩ năng truyền đạt, lắng nghe, chia sẻ, biết nắm bắt tâm tư nguyện vọng... Phải đổi mới hình thức và phương pháp tuyên truyền cho phù hợp; kết hợp sử dụng các phương tiện tuyên truyền để đạt hiệu quả cao nhất.
Công tác tuyên truyền phải đi đôi với việc tổ chức, thực hiện có hiệu quả HĐGDNGLL mới có tác động thiết thực và tạo được lòng tin nơi LLGD.