Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 40 - 41)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Khái quát giáo dục huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

Lý Nhân là một huyện thuần nông và là một trong 06 đơn vị hành chính của tỉnh Hà Nam phía bắc giáp huyện Duy Tiên, phía đơng giáp tỉnh Hưng n và Thái Bình (danh giới là dịng sơng Hồng,) phía tây giáp huyện Bình Lục và huyện Duy Tiên, phía Nam giáp tỉnh Nam Định và huyện Bình Lục, với tổng diện tích là 167,045 km2, vốn là đất hình thành tại chỗ và do phù sa sông Hồng bồi đắp trong toạ độ 20035’ độ vĩ Bắc, 10605’ độ kinh Đông. Hai con sông dọc theo huyện là sông Hồng và sông Châu có tổng chiều dài 78km với diện tích lưu vực khoảng 1.084 ha. Lý Nhân có 22 xã và 01 thị trấn, với 195.800 nhân khẩu. Lao động của huyện chủ yếu sống bằng nghề nông kết hợp với một số ngành nghề truyền thống như: dệt, sản xuất đồ mộc, làm bánh đa nem...

Lý Nhân là vùng đất hình thành sớm, cư dân sinh sống từ thuở các thời vua Hùng mở nước, người Lý Nhân đã từng phụ thuộc Đông Đô, Hà Nội, tiếp thu những tinh hoa của nền văn minh Thăng Long. Huyện có một số đình, đền đã được cơng nhận là di tích lịch sử - văn hố - kiến trúc. Mạng lưới giao thông nông thôn phát triển mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để huyện phát triển kinh tế nông thôn. Là điểm gần trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh và tỉnh bạn như: thành phố Phủ Lý (Hà Nam,) thành phố Hưng Yên (Hưng Yên,) thành phố Nam Định (Nam Định,) giao thông thuận tiện cho cả đường bộ, đường thuỷ. Tất cả tạo ra sự liên kết các thị trường và sự hội nhập của kinh tế Lý Nhân vào thị trường trong vùng và cả nước; sự phát triển và kết nối các hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại hóa và đồng bộ hóa; tạo nên sự giao lưu văn hóa, xã hội thúc đẩy nâng cao dân trí, văn hóa, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực xã hội khác; mở ra khả năng và xu hướng chuyển dịch các dòng vốn đầu tư, sự phát triển lan toả của các trung tâm kinh tế, thương mại với sự chuyển dịch của các cơ sở công nghiệp đến các vùng ngoại vi. Với xu hướng chuyển giao công nghệ kỹ thuật, thu hút lao động nông nghiệp ở các vùng nông

thôn sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và mở rộng khả năng khai thác các tài nguyên, nguồn lực trên toàn huyện.

Những tác động trên sẽ tạo cho Lý Nhân có khả năng, cơ hội và nguồn lực lớn hơn trong việc khai thác, phát huy các nguồn lực nội tại cũng như khai thác, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng cơng nghiệp hóa và đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 40 - 41)