Huy động các LLGD trong và ngoài nhà trường tham gia vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 86 - 88)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các trường trung học phổ thông

3.2.5. Huy động các LLGD trong và ngoài nhà trường tham gia vào

HĐGDNGLL

HĐGDNGLL là một hoạt động giáo dục đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều các LLGD, cho nên việc phối hợp giữa các LLGD là một điều kiện bắt buộc, không thể thiếu trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL. Trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL ở các trường THPT trên địa bàn huyện Lý Nhân hiện nay, việc phối hợp với các LLGD chưa đảm bảo chặt chẽ, thường xuyên và hiệu quả, do đó dẫn đến kết quả của HĐGDNGLL ở các trường còn nhiều hạn chế.

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Xây dựng mối quan hệ mật thiết, sự phối hợp chặt chẽ giữa các LLGD trong và ngoài nhà trường nhằm tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả HĐGDNGLL của nhà trường.

3.2.5.2. Biện pháp thực hiện

HĐGDNGLL có đặc điểm phức tạp đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức trong một số lĩnh vực hoạt động (như văn nghệ, nghệ thụât, các bộn môn thể thao....) Giáo viên là người tổ chức hoạt động, nhưng đơi khi năng lực cịn hạn chế về một số lĩnh vực phải tổ chức hoạt động, Vì vậy để đảm bảo tính đa dạng, phong

phú của nội dung và hình thức hoạt động, nhà trường phải liên kết, phối hợp với các lực lượng xã hội. Để làm tốt công tác này, cần thực hiện một số công việc sau:

Ban chỉ đạo HĐGDNGLL làm tốt nhiệm vụ phối hợp giữa các LLGD trong và ngồi nhà trường; phân cơng nhiệm vụ cụ thể và xác định r vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong BCĐ, phát huy được năng lực của từng cá nhân; xây dựng quy chế hoạt động của ban chỉ đạo.

Để việc phối hợp với các LLGD ngoài nhà trường đạt hiệu quả cao, trong các hoạt động phối hợp cần phân công thành viên BCĐ trực tiếp liên hệ với lực lượng phối hợp, trao đổi, thống nhất kế hoạch tổ chức hoạt động, xác định cụ thể mục đích, yêu cầu, nội dung và thời gian, địa điểm phối hợp.

Chỉ đạo GVCN xây dựng kế hoạch phối kết hợp giữa các lớp cùng khối, giữa lớp với BCH Đoàn trường trong việc tổ chức các HĐGDNGLL cho học sinh của lớp. Kế hoạch phối hợp giữa các GVCN trong cùng khối lớp cần đảm bảo sự thống nhất về nội dung, thời gian, địa điểm thực hiện. GVCN có trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Đồn trường phân cơng.

Chỉ đạo sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCN và GV bộ môn trong các HĐGDNGLL, tạo điều kiện về mặt thời gian để GV bộ môn tham gia HĐGDNGLL của các lớp, nhất là các hoạt động mang tính năng khiếu như: hát, múa, vẽ, thể thao... Yêu cầu GVCN phải thường xuyên liên hệ với ban chỉ đạo HĐGDNGLL để báo cáo tình hình lớp, nguyện vọng của HS và nêu ý kiến đề xuất các biện pháp tổ chức hiệu quả HĐGDNGLL.

GVCN cần phải liên hệ thường xuyên với Ban đại diện CMHS của các lớp và nhà trường, trao đổi về nội dung kế hoạch HĐGDNGLL, bàn bạc cụ thể những nội dung phối hợp, thống nhất nội dung tuyên truyền vận động sự tham gia và ủng hộ của CMHS. Nhà trường giao cho GV chủ nhiệm phối hợp với gia đình học sinh và đại diện phụ huynh học sinh ở khu dân cư theo d i, đánh giá việc rèn luyện đạo đức học sinh ở gia đình như: Thái độ tình cảm, quan hệ ứng xử với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Các mối quan hệ với mọi người trong thơn xóm, trong xã hội, tham gia các cơng việc trong gia đình, ý thức tự học tập ở nhà, ý thức tiết kiệm, siêng năng, trung thực,...

Các chương trình HĐGDNGLL mang tính chun mơn, chun ngành, nhà trường cần làm tốt cơng tác phối kết hợp với với chính quyền địa phương, các ban ngành đồn thể như: cơng an, hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, phịng văn hóa, huyện Đoàn Lý Nhân... Giao cho BCH Đoàn trường theo dõi ý thức của học sinh nơi dân cư như: Ý thức tôn trọng trật tự, nội qui nơi công cộng, tham gia các hoạt động chính trị xã hội, sẵn sàng giúp đỡ người khác...

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

Việc phối hợp tổ chức các HĐGDNGLL phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán giữa các LLGD, thực hiện theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, các ngành. Các lực lượng tham gia cơng tác phối hợp phải có sự đồng thuận, chân thành, cởi mở, chia sẻ, và hợp tác. Tránh sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, tránh tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại hoặc qua loa, đại khái.

BCĐ nhà trường, GVCN các lớp phải thường xuyên nắm bắt các thông tin liên quan đến học sinh thông qua các kênh khác nhau; thực hiện chế dộ thông tin hai chiều giữa GVCN với CMHS và cả với các lực lượng xã hội khác.

Khi thực hiện công tác phối hợp cần lựa chọn nội dung, hình thức, thời gian tổ chức phù hợp với đối tượng tham gia.

3.2.6. Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và lồng ghép các hoạt động có tính trải nghiệm, sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 86 - 88)