Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch thực hiện HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 82 - 84)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các trường trung học phổ thông

3.2.3. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch thực hiện HĐGDNGLL

Thực trạng cơng tác quản lí HĐGDNGLL ở các trường THPT trên địa bàn huyện Lý Nhân cho thấy, việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL ở nhiều trường học thực hiện cịn sơ sài, mang nhiều tính hình thức, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động.

3.2.3.1 Mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch phải định hướng và giúp cho việc tổ chức hoạt động có chất lượng, hiệu quả, đảm bảo bám sát các yêu cầu đổi mới và thực tế trong việc tổ chức hoạt động.

3.2.3.2. Biện pháp thực hiện

Để việc xây dựng kế hoạch đáp ứng được các yêu cầu đã đề ra, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Ngay từ đầu năm học CBQL các nhà trường nghiên cứu chương trình HĐGDNGLL do Bộ GD&ĐT ban hành. Qua đó liên hệ tình hình thực tê của nhà trường, của địa phương để tập trung xây dựng nội dung, chương trình, hình thức hoạt động cho phù hơp.

Tổ chức điều tra, khảo sát tình hình thực tế của đơn vị về: nhận thức, năng lực tổ chức của GV, CSVC, kinh phí, thời gian tổ chức hoạt động, tình hình phối hợp giữa các LLGD, cơng tác xã hội hóa của nhà trường.

Dựa trên kết quả khảo sát xác định mục tiêu quản lí các HĐGDNGLL:

- Mục tiêu chung: phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo tinh thần Nghị quyết số 29 - NQ/TW, mục tiêu của HĐGDNGLL ở trường THPT… Mục tiêu này trong kế hoạch phải được trình bày dưới dạng các chỉ tiêu cụ thể như: 100% học sinh được tham gia các hoạt động văn, thể, mĩ, lao động, các sinh hoạt chủ điểm do trường, lớp, Đoàn tổ chức; 100% các lớp tổ chức tiết HĐGDNGLL tại lớp hàng tháng; 100% lớp tham gia đầy đủ các hoạt động, phong trào do nhà trường, Đoàn trường tổ chức…

- Mục tiêu xã hội: nhà trường cũng là một bộ phận của xã hội, vì vậy một mặt nhà trường phải phát huy vai trị là trung tâm văn hóa khoa học tại cộng đồng thông qua việc tham gia vào các hoạt động tại địa phương trên cơ sở phù hợp với chức năng nhiệm vụ của trường; mặt khác, xã hội có trách nhiệm đóng góp cho việc thực hiện nhiệm vụ và sự phát triển của nhà trường

- Mục tiêu điều kiện: nhận thức của GV và khả năng tham gia tổ chức hoạt động; sự phối hợp giữa các LLGD; CSVC, tài liệu tham khảo.

CBQL phải xây dựng chương trình hoạt động từng tháng, từng tuần bám sát theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chỉ đạo các tổ nhóm chun mơn thực hiện đầy đủ những nội dung giảng dạy tích hợp, lồng ghép theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

Xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL phải phân công trách nhiệm cụ thể cho các lực lượng tham gia. Xây dựng lịch hoạt động thành nếp theo thời gian, tạo sự ổn định trong việc tổ chức HĐGDNGLL.

Thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sao cho phù hợp với những thay đổi trong thực tiễn. Đồng thời, sau mỗi hoạt động đều rút kinh nghiệm

trong việc xây dựng kế hoạch nhằm giúp cho việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL tháng tới, năm học tới được cụ thể và hồn chỉnh hơn.

Tóm lại, xây dựng kế hoạch hoạt động một cách chi tiết sẽ giúp CBQL có cái nhìn bao quát về các hoạt động diễn ra trong một năm học. Trên cơ sở đó phân phối nguồn lực một cách hợp lí cho các hoạt động, các bộ phận để thực hiện. Các cá nhân căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ được phân công chủ động trong việc chuẩn bị cho các hoạt động.

3.2.3.3 Điều kiện thực hiện biện pháp

- Kế hoạch HĐGDNGLL ở mỗi trường phải được xây dựng dựa trên các điều kiện cụ thể, phải đáp ứng nhiệm vụ giáo dục trọng tâm của từng năm học và nhiệm vụ chính trị của địa phương.

- Kế hoạch HĐGDNGLL phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch năm học của nhà trường, phải đặt trong mối quan hệ với kế hoạch khác để cùng thực hiện nhiệm vụ, tránh chồng chéo, trùng lặp.

- Kế hoạch phải cụ thể hóa các vấn đề như kinh phí hoạt động, CSVC, lịch hoạt động hàng tháng, hàng tuần đều đặn, cân đối từ đầu năm cho đến cuối năm học đối với toàn trường, từng khối lớp, cho từng giai đoạn và ổn định thành nền nếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 82 - 84)