Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 88 - 92)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các trường trung học phổ thông

3.2.6. Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính

Từ thực trạng kết quả khảo sát ở chương 2, cho thấy nhiều nội dung hoạt động được đánh giá hiệu quả thực hiện chưa tốt. Điều đó thể hiện nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL còn đơn điệu, nhàm chán chưa đáp ứng yêu cầu, sở thích của học sinh.

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động theo các xu hướng phát huy tính tích cực của học sinh, xu hướng hoạt động có tính trải nghiệm - sáng tạo, phù hợp với lứa tuổi và điều kiện thực tế tại đơn vị nhằm thu hút sự hào hứng tham gia của đông đảo học sinh.

3.2.6.2. Biện pháp thực hiện

Để thực hiện tốt việc xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động theo hướng đổi mới cần phải thực hiện các biện pháp sau :

Xác định những chủ đề có thể tổ chức theo hướng hoạt động trải nghiệm - sáng tạo; nội dung và hình thức hoạt động phải phát huy tối đa tính tích cực, tự quản hoạt động của học sinh, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của học sinh.

Luôn làm mới các chủ đề và hình thức tổ chức hoạt động mỗi chủ đề. Đa dạng hố các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức để thu hút học sinh tích cực tham gia, khiến các em say mê khám phá. HĐGDNGLL tổ chức theo hướng hoạt động trải nghiệm có thể nhóm vào các nội dung lớn như: Hoạt động xã hội; hoạt động học tập; hoạt động văn hố thể thao; hoạt động vui chơi giải trí... GVCN tăng cường thiết kế và triển khai các hoạt động trong và ngồi nhà trường theo hướng tối đa hóa cơ hội trải nghiệm thực tiễn cho học sinh, gắn dạy học với thực tiễn cuộc sống hàng ngày, với văn hóa, hoạt động sản xuất - kinh doanh tại địa phương.

Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm có thể áp dụng như sau:

- Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác: diễn đàn; giao lưu; hội thảo; sân khấu hóa.

- Hình thức có tính khám phá bao gồm: Thực địa, thực tế; tham quan; cắm trại; trị chơi.

- Hình thức có tính tham gia lâu dài: dự án và nghiên cứu khoa học; câu lạc bộ. - Hình thức có tính cống hiến: thực hành lao động việc nhà, việc trường; hoạt động xã hội, tình nguyện.

Trên cơ sở các hình thức trải nghiệm đó, cần tổ chức các hoạt động như sau: - Tổ chức các diễn đàn, nói chuyện thời sự để giáo dục lý tưởng cho học sinh - Tổ chức thi ca khúc cách mạng để giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc.

- Tổ chức các cuộc thi viết, đóng kịch, sân khấu hóa để giáo dục sự hiểu biết pháp luật.

- Phát động thi đua, giữ vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây xanh, trình diễn thời trang với chủ đề môi trường để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

- Tổ chức các hoạt động cắm trại, tham quan du lịch giáo dục tính kỷ luật, tinh thần tương trợ, đồn kết, năng động, sáng tạo.

- Tổ chức các hình thức câu lạc bộ bộ mơn, sân chơi trí tuệ để củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh.

- Tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp để giáo dục tinh thần lập thân, lập nghiệp.

- Tổ chức thi sáng tác thơ ca, truyện ngắn để giáo dục tính nhân văn, truyền thống hiếu học, tơn sư trọng đạo...

- Tổ chức các hoạt động giao lưu để giáo dục lối sống lành mạnh, kỹ năng xử lý thơng qua những tình huống đời sống.

- Tổ chức các hoạt động từ thiện để giáo dục tinh thần tương thân, tương ái.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Các hoạt động được triển khai thực hiện phải phù hợp với đặc điểm về lứa tuổi, trình độ nhận thức, giới tính và sức khỏe của học sinh.

Nội dung và hình thức HĐGDNGLL phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng t r ư ờ n g . Trong quá trình tổ chức, quản lý các HĐGDNGLL cần chú ý các điều kiện đảm bảo về nguồn lực về cơ sở vật chất, kinh phí…, các ảnh hưởng của mơi trường bên ngồi lên hoạt động như các yếu tố khách quan của thời tiết, sự ủng hộ của hội CMHS và các ban ngành.

Các hình thức HĐGDNGLL phải đảm bảo hấp dẫn thu hút học sinh, phù hợp nội dung, phong phú về hình thức thể hiện.

Ngồi ra, CBQL phải thường xun cập nhật các xu hướng mới trong việc tổ chức hoạt động phong trào, các định hướng về đổi mới hoạt động giáo dục của Bộ, Sở GD&ĐT, thay đổi thường xuyên các nội dung và hình thức hoạt động để tránh sự nhàm chán cho học sinh.

3.2.7. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về HĐGDNGLL

Qua kết quả khảo sát cho thấy, công tác kiểm tra, đánh giá đối với HĐGDNGLL ở các trường THPT huyện Lý Nhân còn nhiều bất cập, việc kiểm tra chủ yếu thông qua hồ sơ sổ sách, việc đánh giá hoạt động chủ yếu dựa trên việc có tổ chức hoạt động hay không mà chưa quan tâm đánh giá tính hiệu quả, đánh giá tác động của việc thực hiện đến quá trình hình thành nhân cách cho học sinh, chưa xây dựng cụ thể tiêu chí kiểm tra, đánh giá, chưa kiểm tra hoạt động cụ thể của GV và học sinh.

3.2.7.1. Mục tiêu biện pháp

Tổ chức cơng tác kiểm tra, đánh giá chính xác, khoa học, theo đúng quy định và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát huy tính tích cực của HS.

3.2.7.2. Biện pháp thực hiện

Thành lập Ban thi đua bố trí những CBQL, giáo viên có năng lực về HĐGDNGLL, công tâm khách quan để thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá. Phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp giữa các thành viên trong quá trình kiểm tra, đánh giá...

Thảo luận xây dựng các tiêu chuẩn thi đua công khai thống nhất trong toàn thể cơ quan ngay từ đầu năm học. Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của mỗi hoạt động để xây dựng chuẩn đánh giá hoạt động đó, làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm.

Đầu mỗi đợt thi đua, mỗi học kỳ, nhà trường tổ chức phát động, ký cam kết giao ước thi đua trong GVCN và tập thể lớp học sinh về tổ chức có hiệu quả các HĐGDNGLL.

Quy định các mức thưởng tinh thần, vật chất phù hợp cho cá nhân và tập thể về các danh hiệu đạt được trong HĐGDNGLL đồng thời có hình thức giáo dục nhắc nhở, kỷ luật thích đáng đối với những cá nhân cố tình sai phạm quy chế hoạt động giáo dục này.

Phải lấy kết quả tham gia HĐGDNGLL, CBQL nhà trường xem xét đánh giá năng lực của GVCN lớp sau mỗi năm học; GVCN xem xét đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh, xét điều kiện lên lớp, dự thi tốt nghiệp cuối mỗi học kỳ, năm học và cấp học.

HĐGDNGLL có nội dung rất phong phú, vì vậy cần có nhiều nội dung đánh

giá, thi đua, khen thưởng. Tuy nhiên, mỗi nội dung khen thưởng cần đảm bảo thể hiện được sự nổi bật, vượt trội của học sinh, tránh chia đều, khen thưởng tràn lan gây phản tác dụng. Bên cạnh việc khen thường bằng hiện vật, việc biểu dương khen ngợi thường xuyên trong buổi chào cờ, hoặc trong các buổi sinh hoạt tập thể cũng là nguồn khích lệ, động viên to lớn đối với HS khi tham gia HĐGDNGLL.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện

Phải có các tiêu chí cụ thể r ràng cả về định tính và định lượng, tránh đánh giá theo cảm tính.

Trong đánh giá cần đảm bảo tính tồn diện, tính hệ thống, sự trung thực, khách quan, cơng bằng, tránh tình trạng nể nang, định kiến.

Lực lượng kiểm tra phải là người có kinh nghiệm và nắm vững chun mơn về HĐGDNGLL, từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ thúc đẩy, tư vấn giúp giáo viên nâng cao nghiệp vụ trong HĐGDNGLL.

Công tác kiểm tra, đánh giá phải thực hiện thường xuyên, liên tục, đồng thời không ngừng cải tiến, đổi mới phương pháp. Sau mỗi lần kiểm tra cần tổng kết rút kinh nghiệm, giúp cho việc uốn nắn, điều chỉnh, bổ sung trong HĐGDNGLL. Qua đó có những hình thức xử lí đối với những cá nhân, tập thể thực hiện chưa đạt yêu cầu trong HĐGDNGLL.

Trong công tác thi đua, khen thưởng phải đảm bảo công khai, công bằng, dân chủ. Việc khen thưởng, động viên, khích lệ cần thực hiện kịp thời, thường xuyên và nhiều hình thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 88 - 92)