Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi các biện pháp đã đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 93)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi các biện pháp đã đề xuất

Để kiểm chứng cho các biện pháp đã đề ra, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của đội ngũ cán bộ chủ chốt và các GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp này.

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Đánh giá mức độ cần thiết của từng biện pháp quản lý HĐGDNGLL thông qua ý kiến đánh giá của các đối tượng được khảo sát.

Tìm hiểu tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động GDNGLL.

3.4.2. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm

Để khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tơi tiến hành khảo sát lấy ý kiến đánh giá qua phiếu hỏi đối với tổng 84 người trong đó: 12 CBQL, 76 GV.

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của bảy biện pháp sau:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên trong trường và các LLGD ngoài nhà trường về vai trò của HĐGDNGLL trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh

- Bồi dưỡng về kỹ năng, kiến thức tổ chức hoạt động GDNGLL cho lực lượng giáo viên và học sinh

- Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch thực hiện HĐGDNGLL - Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ HĐGDNGLL

- Huy động các LLGD trong và ngoài nhà trường tham gia vào HĐGDNGLL - Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và lồng ghép các hoạt động có tính trải nghiệm, sáng tạo

- Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về HĐGDNGLL

Khi tiến hành khảo sát các nội dung trên chúng tôi chia mức độ đánh giá ra thành 3 mức:

- Nhận thức về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL đã đề ra: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết.

- Nhận thức về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL đã đề ra: rất khả thi, khả thi, ít khả thi.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Từ các kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3. 1: Kết quả khảo sát mức độ cần thiết các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về HĐGDNGLL B ệ p áp Đố t ợ Rất ầ t ết Cầ t ết Không cầ thiết SL % SL % SL %

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên trong trường và các LLGD ngồi nhà trường về vai trị của HĐGDNGLL trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh

CBQL 9 75,0 3 25,0

GV 49 64,4 25 32,9 2 2,6

Bồi dưỡng về kỹ năng, kiến thức tổ chức hoạt động GDNGLL cho lực lượng giáo viên và học sinh

CBQL 10 83,3 2 17,7 GV 53 69,7 23 30,3 Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch

thực hiện HĐGDNGLL

CBQL 8 66,6 4 33,3

GV 48 63,1 27 35,5 2 2,6 Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết

bị hỗ trợ HĐGDNGLL

CBQL 6 50,0 6 50,0

GV 41 53,9 32 42,1 3 3,9 Huy động các LLGD trong và ngoài nhà

trường tham gia vào HĐGDNGLL

CBQL 7 58,3 5 41,6

GV 43 56,5 30 39,4 3 3,9 Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức

hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và lồng ghép các hoạt động có tính trải nghiệm, sáng tạo

CBQL 8 66,6 4 33,3

GV 46 60,5 28 36,8 2 2,6

Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về HĐGDNGLL

CBQL 7 58,3 5 41,6

Về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL, trên 95% các ý kiến được hỏi đã đánh giá là cần thiết và rất cần thiết. Trong số đó phần lớn cho rằng các biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết (trên 50%) tuy nhiên có biện pháp chỉ có 50,0% CBQL và 53,9% GV được hỏi cho rằng rất cần thiết phần lớn cho rằng biện pháp này chỉ được đánh giá ở mức cần thiết. Có thể mơ hình hóa chúng bằng biểu đồ như sau:

Trong 7 biện pháp thì biện pháp “Bồi dưỡng về kỹ năng, kiến thức tổ chức

hoạt động GDNGLL cho lực lượng giáo viên và học sinh” được cho là biện pháp quan trọng nhất. Qua kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp cho thấy biện pháp này được đánh giá rất cao, hầu hết ý kiến được hỏi cho rằng nếu thực hiện tốt công tác bồi dưỡng về kỹ năng, kiến thức tổ chức hoạt động cho lực lượng giáo viên và học sinh sẽ nâng cao được chất lượng HĐGDNGLL ở nhà trường. Tiếp sau đó là biện pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên trong

trường và các LLGD ngồi nhà trường về vai trị của HĐGDNGLL trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh.” Đây là một nhiệm vụ rất cần thiết trong

cơng tác quản lí chỉ đạo HĐGDNGLL. Lãnh đạo nhà trường cần phải hết sức quan tâm nhiệm vụ này, nếu thực hiện tốt sẽ thu hút được đông đảo CB, GV, HS và các LLGD khác cùng tham gia, tạo được nguồn sức mạnh tổng hợp cho việc tổ chức HĐGDNGLL. Biện pháp “Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch thực hiện

HĐGDNGLL” được đánh giá xếp vị trí thứ 3, biện pháp “Xây dựng nội dung và

hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và lồng ghép các hoạt động có tính trải nghiệm, sáng tạo” được đánh giá xếp vị trí thứ 4, “Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về HĐGDNGLL” được xếp ở vị trí thứ 5,” Huy động các LLGD trong và ngoài nhà trường tham gia vào HĐGDNGLL xếp ở vị trí thứ 6 “và cuối cùng là biện pháp,”

“Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ HĐGDNGLL.”

Tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được đánh giá rất cao, được thể hiện ở bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

Biện pháp Đối

t ợng

Rất khả

thi Khả thi Ít khả thi SL % SL % SL %

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên trong trường và các LLGD ngoài nhà trường về vai trò của HĐGDNGLL trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh

CBQL 8 66,6 3 25,0 1 8,3

GV 45 59,2 26 34,2 5 6,5

Bồi dưỡng về kỹ năng, kiến thức tổ chức hoạt động GDNGLL cho lực lượng giáo viên và học sinh

CBQL 9 75,0 2 16,6 1 8,3

GV 47 61,8 25 32,9 4 5,2

Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch thực hiện HĐGDNGLL

CBQL 7 58,3 3 25,0 2 16,6 GV 41 53,9 28 36,8 7 9,2

Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ HĐGDNGLL

CBQL 6 50,0 4 33,3 2 16,6 GV 39 51,3 30 39,4 7 9,2

Huy động các LLGD trong và ngoài nhà trường tham gia vào HĐGDNGLL

CBQL 5 41,6 5 41,6 2 16,6

GV 31 40,7 33 43,4 12 15,7 Xây dựng nội dung và hình thức tổ

chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và lồng ghép các hoạt động có tính trải nghiệm, sáng tạo

CBQL 7 58,3 3 25,0 2 16,6

GV 40 52,6 27 35,5 9 11,8

Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về HĐGDNGLL

CBQL 7 58,3 3 25,0 2 16,6

Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL qua kết quả khảo sát cho thấy 90% ý kiến được hỏi cho rằng các biện pháp này đều khả thi và rất khả thi. Trong số 7 biện pháp được đề xuất, các đối tượng khảo sát đều đồng nhất tính khả thi cao, đó là: Biện pháp Bồi dưỡng về kỹ năng, kiến thức tổ chức hoạt động cho lực lượng giáo viên và học sinh (CBQL: 75,0 %; GV: 61,8%.) Biện pháp Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và phụ huynh về vai trò HĐGDNGL được cho rằng rất khả thi với tỷ lệ: (CBQL: 66,6%; GV: 59,2%.) Bên cạnh đó biện pháp “Huy động các LLGD trong và ngoài nhà trường tham gia vào

HĐGDNGLL” được đánh giá thấp hơn cả với mức độ đánh giá với tỉ lệ (CBQL: 41,6; GV 40,7.) Điều đó cũng đã được phân tích bởi lẽ, việc huy động các lực lượng bên ngoài tham gia cùng nhà trường khơng phải là điều đơn giản. Cịn các biện pháp khác cũng đều được đánh giá ở mức độ tương đương nhau, đều ở mức độ cao, trên 50% đánh giá là rất khả thi.

Kết quả khảo nghiệm cũng cịn cho thấy có sự đồng pha trong việc đầu tư tổ chức quản lý các HĐGDNGLL với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Điều đó chứng minh tính khả thi hiệu quả của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL đã đề xuất và có thể áp dụng chung cho các trường THPT trong huyện Lý Nhân - Hà Nam. Khơng có biện pháp nào được đánh giá rất cần thiết nhưng không khả thi.

Như vậy, kết quả khảo nghiệm đối với các cán bộ quản lý và GV các trường THPT đều phản ánh ý nghĩa rất thiết thực của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL. Kết quả này cũng đã nói lên sự nhận thức theo chiều hướng tốt đối với môn học. Việc quản lý hoạt động theo 7 biện pháp quản lý về HĐGDNGLL là cần thiết và khả thi.

Kết luận chương 3

Dựa vào cơ sở lý luận đã nêu ở chương 1, cùng với cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và kết quả, phân tích, đánh giá khoa học đúng thực trạng cơng tác quản lý các họạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong THPT huyện Lý Nhân - Hà Nam ở chương 2. Luận văn đề xuất được 7 biện pháp ở chương 3. Các biện pháp tập trung giải quyết các vấn đề đổi mới như:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV trong trường và các LLGD ngồi nhà trường về vai trị của HĐGDNGLL trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS.

- Bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức tổ chức HĐGDNGLL cho lực lượng GV và HS.

- Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch thực hiện HĐGDNGLL - Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ HĐGDNGLL

- Huy động các LLGD trong và ngoài nhà trường tham gia vào HĐGDNGLL - Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và lồng ghép các hoạt động có tính trải nghiệm, sáng tạo

- Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về HĐGDNGLL

Qua hệ thống phiếu trưng cầu ý kiến với các trường THPT trong huyện chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm trên các đối tượng là CBQL và GV của 4 trường về tính cần thiết và khả thi hiệu quả của các biện pháp đề xuất. Kết quả khảo nghiệm cho phép chúng tôi mạnh dạn đi đến kết luận: Các biện pháp nêu trên tuy chưa phải là một hệ thống đầy đủ tồn diện, song đó là những biện pháp chủ yếu cơ bản có tính cấp thiết, làm nền tảng cho cho hệ thống các biện pháp, nhằm tăng cường chất lượng quản lý các hoạt động giáo dục giờ lên lớp trong trường THPT huyện Lý Nhân - Hà Nam. Nếu nhà trường biết vận dụng linh hoạt mềm dẻo các biện pháp mà chúng tơi đã đề xuất trên, thì tin tưởng chắc chắn rằng, cơng tác quản lý các HĐGDNGLL sẽ đạt hiệu quả cao, đáp ứng thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện bền vững nhân cách - sức lao động cho học sinh, góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục THPT trong lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông đang diễn ra hỉện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

HĐGDNGLL là một bộ phận của q trình giáo dục tồn diện trong nhà trường THPT, là con đường quan trọng để hình thành, phát triển nhân cách học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện.

HĐGDNGLL cùng với các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường nhằm gắn kết quá trình giáo dục với cuộc sống xã hội, hướng cho học sinh tạo lập năng lực thích ứng cao, hình thành kĩ năng sống chuẩn bị bước vào cuộc sống đa dạng và ln biến đổi.

HĐGDNGLL có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đổi mới giáo dục, đào tạo nên những con người đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế tri thức, bổ trợ cho hoạt động dạy trên lớp, giúp học sinh mở rộng kiến thức, tạo điều kiện phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, tạo cơ hội phát triển các kĩ năng và năng lực cho học sinh, góp phần giáo dục tinh thần hợp tác vì mục đích chung, đưa học sinh vào hoạt động bổ ích, giảm thiểu tình trạng yếu kém đạo đức của học sinh, giúp các nhà giáo dục sớm phát hiện năng khiếu học sinh, là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục của nhà trường với thực tiễn xã hội.

Quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường phổ thông là một cơng việc rất khó khăn vất vả. Nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề có tính cấp thiết đối với mỗi cơ sở giáo dục. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường người cán bộ quản lý cần sử dụng rất nhiều biện pháp, kết hợp sử dụng các biện pháp để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý. Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL đã đóng góp một phần khơng nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Với nhận thức đó, luận văn đã có những đóng góp cụ thể như sau:

Về lí luận: Luận văn đã nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về quản lý, quản

lý giáo dục và HĐGDNGLL... Đồng thời tập trung nghiên cứu sâu lí luận, nghiệp vụ, nội dung phương pháp tổ chức, quản lí HĐGDNGLL của các trường THPT, làm cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác tổ chức, quản lí HĐGDNGLL ở các trường học.

Về thực tiễn: Luận văn đã đi sâu khảo sát trung thực, phân tích, đánh giá đúng, khoa học, khách quan và nêu lên bức tranh tồn cảnh về thực trạng chất lượng cơng tác quản lí HĐGDNGLL của các trường THPT. Cụ thể:

Luận văn tập trung khảo sát thực trạng HĐGDNGLL và công tác quản lí HĐGDNGLL ở các trường THPT trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Dựa trên cơ sở lí luận, luận văn đã đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và tập trung phân tích nguyên nhân yếu kém của cơng tác quản lí HĐGDNGLL của hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Qua đó, luận văn đã đề xuất 7 biện pháp quản lí HĐGDNGLL ở các trường THPT trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu thực hiện mục tiêu của HĐGDNGLL ở trường THPT với thực tiễn yếu kém trong cơng tác quản lí HĐGDNGLL ở các nhà trường. Bảy biện pháp cụ thể đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên trong trường và các

LLGD ngoài nhà trường về vai trị của HĐGDNGLL trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh

Biện pháp 2: Bồi dưỡng về kỹ năng, kiến thức tổ chức hoạt động GDNGLL

cho lực lượng giáo viên và học sinh

Biện pháp 3: Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch thực hiện HĐGDNGLL Biện pháp 4: Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ HĐGDNGLL Biện pháp 5: Huy động các LLGD trong và ngoài nhà trường tham gia vào

HĐGDNGLL

Biện pháp 6: Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát

huy tính tích cực của học sinh và lồng ghép các hoạt động có tính trải nghiệm, sáng tạo

Biện pháp 7: Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, kiểm tra, đánh giá, rút

kinh nghiệm về HĐGDNGLL

Những biện pháp trên đã được khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi thơng qua các đối tượng là CBQL và giáo viên các trường. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi được đánh giá cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 93)