Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 84 - 86)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các trường trung học phổ thông

3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ HĐGDNGLL

Qua khảo sát thực trạng về CSVC phục vụ cho HĐGDNGLL ở các trường THPT trên địa bàn huyện Lý Nhân, cho thấy, CSVC ở nhiều trường học chưa đáp ứng được yêu cầu, việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, dẫn đến tình trạng xuống cấp nhanh, từ đó ảnh hưởng nhiều đến kết quả chất lượng của hoạt động này.

Khảo sát phần kinh phí tổ chức hoạt động chủ yếu là sự đóng góp của học sinh các lớp. Phần kinh phí chi ra từ ngân sách để tổ chức hoạt động rất hạn chế do phần lớn ngân sách phải dùng cho việc chi trả lương cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường.

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện về vật chất, phương tiện, tài liệu cho hoạt động, từ đó tạo niềm tin cho các LLGD tham gia HĐGDNGLL có hiệu quả.

Phối kết hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đồn thể, mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, hội CMHS..., vận động các công ty đóng trên địa bàn để huy động các nguồn lực tài chính, tăng cường CSVC và trang thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL, nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL.

3.2.4.2. Biện pháp thực hiện

Nhà trường phải có tầm nhìn chiến lược về xây dựng, tăng cường CSVC phục vụ trước mắt và lâu dài cho HĐGDNGLL. Hàng năm phải xây dựng kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, mua sắm mới, bổ sung CSVC cho hoạt động giáo dục nói chung và HĐGDNGLL nói riêng. Chỉ đạo các Đồn thể, giáo viên trong trường sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm và phát huy tối chất lượng các CSVC - TBDH hiện có, chống thất thốt, lãng phí. Sử dụng nguồn kinh phí cho hoạt động dân chủ cơng khai, đúng ngun tắc tài chính quy định:

Tích cực huy động các nguồn lực để xây dựng quỹ HĐGDNGLL như: ngân sách chi thường xuyên của nhà nước; từ nguồn thu học phí; từ quỹ Hội CMHS; từ đóng góp tự nguyện của các nhà tài trợ; từ sự hỗ trợ củầ chính quyền địa phương, cộng đồng... Cần linh hoạt vận dụng sự đóng góp phù hợp với điều kiện của cộng đồng, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp quản lý để tăng cường CSVC cho HĐGDNGLL.

Làm tốt cơng tác tham mưu với chính quyền địa phương ưu tiên quy hoạch, dành quỹ đất cho các nhà trường để mở rộng khuôn viên theo đúng chuẩn quy định (6m2/HS đối với thành phố và 10m2/HS ở nông thôn,) tạo mặt bằng, không gian bền vững cho các HĐGDNGLL, hoạt động tập thể diễn ra trong nhà trường.

Quy hoạch khuôn viên trường, sân chơi, bãi tập, các khu phòng học, nhà đa năng nhất là các khu dành cho HĐGDNGLL một cách hợp lý để các hoạt động này không gây ảnh hưởng chi phối đến giờ học trên lớp.

Tổ chức hiệu quả hội thi thiết kế đồ dùng dạy học trong giảng dạy và trong tổ chức HĐGDNGLL. Tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí, thời gian cho GV trong việc làm đồ dùng dạy học.

Tổ chức cho học sinh hàng tuần, hàng tháng lao động, dọn vệ sinh, cải tạo khuôn viên nhà trường để đem đến môi trường”xanh - sạch - đẹp.” Hàng năm vào dịp đầu xuân tổ chức trồng cây bóng mát với mật độ thích hợp, tạo cảnh quan văn hóa sư phạm trong nhà trường.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

CBQL các nhà trường phải chủ động xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường.

Dự tốn tài chính, tăng cường mua sắm, bổ sung CSVC phù hợp với khả năng, điều kiện của nhà trường địa phương.

Làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, thu hút các nguồn lực và sự đóng góp từ bên ngoài hỗ trợ cho các hoạt động của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 84 - 86)