CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. Một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các trường trung học phổ thông
3.2.2. Bồi dưỡng về kỹ năng, kiến thức tổ chức hoạt động GDNGLL cho lực
lượng giáo viên và học sinh.
Đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần quyết định đến sự thành cơng hay thất bại của việc tổ chức HĐGDNGLL trong nhà trường. Qua khảo sát ở chương 2 cho thấy công việc này vẫn chưa được các nhà trường quan tâm đúng mức. Tất cả các hoạt động bồi dưỡng chủ yếu được tổ chức ở cấp Sở Giáo dục và Đào tạo. Các nhà trường rất ít khi được tổ chức tập huấn, trong khi đây chính là nơi tổ chức bồi dưỡng hiệu quả và sát với thực tế nhất.
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực tổ chức HĐGDNGLL cho giáo viên và học sinh đáp ứng việc tổ chức HĐGDNGLL.
3.2.2.2. Biện pháp thực hiện - Đối với GV:
Kết quả chất lượng HĐGDNGLL phụ thuộc nhiều vào năng lực tổ chức và thực hiện của đội ngũ giáo viên nhất là GVCN. Do đó, việc tăng cường cơng tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực tổ chức HĐGDNGLL cho đội ngũ giáo viên là một nhiệm vụ quan trọng. Để thực hiện tốt công tác này, cần phải tiến hành những biện pháp sau:
Tiến hành điều tra, khảo sát về thực trạng năng lực tổ chức hoạt động của đội ngũ giáo viên, nhất là GVCN và Bí thư Đồn trường. Trong quá trình điều tra cần đặc biệt quan tâm đến kĩ năng, phương pháp tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, quản lí lớp, lựa chọn và bồi dưỡng cho đội ngũ học sinh cốt cán của lớp, trường…
viên. Nội dung, hình thức tập huấn tập trung nhiều vào vấn đề kĩ năng, phương pháp tổ chức của giáo viên, giải đáp được những thắc mắc trăn trở mà giáo viên còn lúng túng khi thực hiện nhất là phát huy tính tích cực của học sinh khi tham gia hoạt động, tổ chức các hoạt động tự quản và tập thể, tổ chức tiết sinh hoạt lớp có nội dung và hình thức đạt hiệu quả, lựa chọn và bồi dưỡng học sinh nòng cốt cho các hoạt động trong lớp.
Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trong các nhà trường. Lãnh đạo nhà trường thường xuyên quan tâm, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện tốt hoạt động tự bồi dưỡng, tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh trong công tác bồi dưỡng thường xuyên. Chỉ đạo và giúp đỡ giáo viên tự học tập, nghiên cứu và vận dụng hiệu quả vào cơng tác giáo dục học sinh trong đó có HDGDNGLL. Giáo viên cần tích cực nghiên cứu các các tài liệu liên quan đến các nội dung như: giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh thông qua “Hoạt động trải nghiệm và sáng tạo.”
Chỉ đạo và tạo điều kiện cho giáo viên chủ động nghiên cứu và thiết kế, điều chỉnh nội dung chương trình, lựa chọn phương pháp tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Khuyển khích giáo viên đề xuất những hình thức tổ chức HĐGDNGLL có tính sáng tạo nhằm tạo ra sự đa dạng, cuốn hút học sinh tham gia.
- Đối với học sinh:
Tổ chức điều tra, khảo sát nắm thực trạng về năng lực tổ chức hoạt động của đội ngũ học sinh nhất là đội ngũ học sinh cốt cán của lớp, trường… Dựa vào kết quả khảo sát, tổ chức tập huấn cho Bí thư Chi đồn, lớp trưởng các lớp, các em học sinh nịng cốt về nghiệp vụ cơng tác Đồn, kĩ năng sinh hoạt tập thể... Dựa trên những kiến thức đã được tập huấn, các em sẽ phối hợp với Bí thư Đồn trường, GVCN để hướng dẫn lại cho các học sinh khác trong trường cùng thực hiện.
Chỉ đạo GVCN tổ chức bồi dưỡng kĩ năng tổ chức hoạt động, sinh hoạt tập thể cho các học sinh nịng cốt trong lớp. Xây dựng các mơ hình sinh hoạt lớp theo hướng đổi mới dựa trên nguyên tắc học sinh là chủ thể tổ chức hoạt động cịn GVCN chỉ đóng vai trị hướng dẫn và định hướng việc tổ chức hoạt động.
Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm những mặt được và chưa được. Đề xuất biện pháp giải quyết những mặt còn hạn chế và triển khai, nhân rộng ra toàn đơn vị.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để làm tốt công tác bồi dưỡng kĩ năng, phương pháp tổ chức HĐGDNGLL báo cáo viên phải là những người có năng lực, có uy tín, có trách nhiệm và có kinh nghiệm trong việc tổ chức các HĐGDNGLL.
Phải xây dựng kể hoạch tập huấn ngay từ đầu năm học một cách cụ thể, chi tiết. Thực hiện tốt việc huy động các nguồn kinh phí nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về kinh phí cho cơng tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Phải thống nhất trong tập thể giáo viên những nội dung HĐGDNGLL được đưa vào các hội thi và đánh giá thi đua giáo viên, tạo điều kiện thúc đẩy phong trào thi đua lành mạnh trong trường..
Chương trình, nội dung tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên và học sinh cần phù hợp với yêu cầu thực tế của đơn vị, tập trung vào những vấn đề còn nhiều trăn trở trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đội ngũ giáo viên.
CBQL cần phải sâu sát, nắm chắc những mặt còn hạn chế của giáo viên trong việc tổ chức các HĐGDNGLL, từ đó xây dựng nội dung bồi dưỡng phù hợp, cấp thiết.