Các yếu tố ảnh hƣởng đến dịch vụ giao nhận hàng hóa đƣờng biển

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vnlogs (Trang 29 - 33)

1.3.1. Yếu tố bên trong doanh nghiệp

Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển cịn chịu tác động của nhiều nhân tố chủ quan, trong đó có các yếu tố như: Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, đội ngũ nhân viên.

- Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận bao gồm văn phòng, kho hàng, phương tiện xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hóa,… Để tham gia vào hoạt động giao nhận hàng xuất khẩu đường biển, nhất là trong điều kiện container hóa như hiện nay, người giao nhận cần có một cơ sở hạ tầng với những trang thiết bị và máy móc hiện đại để phục vụ cho việc tập kết, chuẩn bị và kiểm tra hàng hóa. Với sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thông tin, người giao nhận đã có thể quản lý mọi hoạt động của mình và thơng tin về khách hàng, hàng hóa thơng qua hệ thống máy tính và sử dụng hệ thống truyền dữ liệu điện tử. Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại, người giao nhận sẽ tiếp cận gần hơn với nhu cầu của khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài.

- Nhân sự

Một nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là trình độ của người tổ chức điều hành cũng như người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quy trình. Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển thường mất nhiều thời gian hơn so với đường hàng khơng, do đó việc vận chuyển hàng hóa đến địa điểm khách hàng yêu cầu theo thời gian quy định trong hợp đồng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quy trình. Nếu những người tham gia quy trình có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, họ sẽ xử lý thông tin thu được trong thời gian nhanh nhất. Khơng những thế chất lượng hàng hóa sẽ được đảm bảo vì có kinh nghiệm làm hàng với nhiều loại hàng hóa khác nhau.

- Vốn

Là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Có thể sử dụng kinh phí ứng trước để thanh toán trước giá dịch vụ cho khách hàng trong q trình thực hiện. Ngồi ra, các công ty giao nhận sở hữu số vốn lớn có thể đầu tư trang thiết bị, máy móc để phục vụ q trình hoạt động, từ đó giảm giá thành dịch vụ cung cấp.

1.3.2. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển cũng giống như bất kỳ hình thức kinh doanh dịch vụ nào chịu sự tác động của nhiều nhân tố; đặc biệt là các nhân tố khách quan như môi trường pháp lý; mơi trường chính trị xã hội; môi trường công nghệ; quan hệ hợp tác giữa hai nước; nền kinh tế; thời tiết và đánh lừa đối thủ cạnh tranh.

Mơi trường pháp lý: Quy trình trao đổi hàng hóa nhập khẩu là q trình thơng thương giữa hai hay nhiều quốc gia trên phạm vi quốc tế nên hoạt động giao nhận hàng hố xuất nhập khẩu khơng chỉ chịu ảnh hưởng của luật pháp nước nhập khẩu mà luôn bị ràng buộc, tác động của cả nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu và cả những nước mà hàng hoá xuất nhập khẩu đi qua và luật pháp quốc tế. Do đó, nếu có sự thay đổi về quy định trong hệ thống pháp luật của các quốc gia có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu như đã nêu trên đều có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu có nghĩa là nó có thể thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao nhận phát triển hơn hoặc có thể kìm hãm hay đẩy lùi sự phát triển của hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Các bộ luật quốc gia cũng như các công ước quốc tế không chỉ quy định về khái niệm, phạm vi hoạt động mà còn quy định nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của những người tham gia vào lĩnh vực giao nhận. Do đó, việc hiểu biết các nguồn luật khác nhau, đặc biệt là luật của các quốc gia khác sẽ giúp người giao nhận thực hiện công việc một cách tốt nhất.

Mơi trường chính trị - xã hội: Sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia đó phát triển mà còn là một trong những yếu tố thúc đẩy các quốc gia khác và các thương nhân nước ngoài giao dịch và hợp tác với quốc gia đó. Những biến động trong mơi trường chính trị, xã hội ở các quốc gia tham gia hoạt động giao nhận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển. Những thay đổi về chính trị, xã hội sẽ là cơ sở để xây dựng các trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trừ cho người giao nhận cũng như người chuyên chở.

Môi trường cơng nghệ: Sự đổi mới cơng nghệ nhanh chóng trong vận tải biển đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đường biển, giảm chi phí khai thác và tác động đến hiệu quả hoạt động của các hãng tàu trên thế giới. Việc áp dụng công nghệ mới trong khai báo hải quan sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí cũng như thời gian. Chẳng hạn, hệ thống thông quan hàng hóa tự động của Việt Nam (VNACCS - Vietnam Automated Cargo Clearance System) và hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ (VCIS - Vietnam Customs Intelligence Information System) giúp giảm thời gian khai báo xuống cịn 2 đến 3 ngày thay vì 5 ngày như trước đây khi việc thơng quan hàng hóa được xác thực qua hồ sơ giấy và thời gian xử lý thường rất lâu.

Quan hệ hợp tác giữa hai nước: Nhân tố mối quan hệ giữa hai quốc gia có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Đối với quốc gia mà Việt Nam có quan hệ kinh tế tốt, đối tác song phương hay tồn diện thì các doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn so với các quốc gia khác giúp doanh nghiệp Việt Nam được hưởng các chế độ thuế quan rẻ hơn các nước khác, có những mặt hàng được hưởng 0% thuế xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, các nước Việt Nam chưa thiết lập quan hệ hoặc không thuộc tổ chức kinh tế chung sẽ có mức thuế cao hơn hoặc quá trình xuất nhập khẩu sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, mối quan hệ kinh tế giữa hai nước có ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Chẳng hạn, EVFTA đã được thông qua, hầu hết các mặt hàng có xuất xứ từ Việt Nam đều được miễn thuế nhập khẩu khi đến các nước thuộc khu vực châu Âu, điều mà các nước trong cùng khu vực với Việt Nam không được hưởng tương tự.

Nền kinh tế: là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận. Nền kinh tế thế giới ổn định thì mới làm cân bằng các hoạt động kinh doanh và tạo ra môi trường lưu thông tốt cho các doanh nghiệp. Ngược lại, nền kinh tế không ổn định sẽ khiến hoạt động kinh doanh bị đình trệ. Sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam cũng tạo tiền đề cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Tỷ lệ lạm phát và lãi suất cũng góp phần ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ lạm phát thấp, mặt bằng lãi suất ổn định tạo môi trường hoạt động ổn định, ít rủi ro giúp doanh nghiệp ổn định kinh doanh. Ngược lại, nó sẽ có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tỷ giá hối đoái cũng tác động mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu do đó tác động gián tiếp đến hoạt động giao nhận hàng hóa. Khi tỷ giá hối đối tăng hoặc giảm sẽ kéo theo giá cước vận tải, tiền cược container tăng hoặc giảm theo dẫn đến nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Nhu cầu về nhiên liệu, xăng dầu cũng là một vấn đề nan giải trong vận tải

đường biển. Giá nhiên liệu tác động mạnh đến giá cước, đây là vấn đề nhạy cảm trong vấn đề giá cước vận chuyển.

Thời tiết: Thời tiết là nhân tố không chỉ ảnh hưởng lớn đến việc vận chuyển hàng hóa mà cịn ảnh hưởng đến quá trình nhận hàng cũng như quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Trong quá trình vận chuyển hoặc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nếu thời tiết tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho người bán giao hàng đúng hẹn, người mua nhận hàng sớm và người vận chuyển, cơng ty giao nhận cũng có thể hồn thành tốt trách nhiệm của mình. Nhưng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường mất nhiều thời gian hơn các đường khác nên hàng hóa khi đi đường biển gặp nhiều rủi ro về thời tiết và không may trên đường đi gặp phải điều kiện thời tiết khắc nghiệt như bão, sóng thần sẽ trì hỗn việc giao hàng cho nhà nhập khẩu, phát sinh thêm chi phí cho sự chậm trễ này, hoặc tệ hơn có thể gây ra thiệt hại một phần hoặc tồn bộ cho lơ hàng. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, người chuyên chở, công ty giao nhận mà còn gây ra nhiều tranh chấp giữa các bên liên quan.

Đối thủ cạnh tranh: Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ hoạt động cùng ngành, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận cũng không ngoại lệ. Áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành giao nhận tác động mạnh đến giá cước và giá dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Vì vậy, các doanh nghiệp giao nhận phải ln xây dựng giá dịch vụ cạnh tranh nhất để tồn tại trong ngành và duy trì mối quan hệ khách hàng lâu dài. Không chỉ các công ty giao nhận cạnh tranh với nhau mà cịn giữa các cơng ty giao nhận với các công ty vận tải và các đối thủ tiềm năng khác. Công ty hoạt động chung lĩnh vực thì tranh giành khách hàng, các cơng ty hoạt động trong lĩnh vực liên quan như vận tải cũng tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp giao nhận.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VỤ GIAO

NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƢỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VNLOGS GIAI ĐOẠN 2019

– 2021.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vnlogs (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)