Mặt hàng cao su

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của việt nam sang hàn quốc sau khi thực thi hiệp định thương mại tự do AKFTA (Trang 35 - 37)

Cao su là một trong những nông sản xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang Hàn Quốc. Nhìn chung, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hàn Quốc có xu hướng tăng dần qua các năm cả về kim ngạch lẫn sản lượng. Bên cạnh đó, hiệp định AKFTA cũng cho thấy những tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu cao su từ Việt Nam sang Hàn Quốc với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sang Hàn Quốc sau khi hiệp định được ký kết và có hiệu lực tăng mạnh so với thời kỳ trước.

Theo biểu đồ 2.4, có thể thấy rằng, kim ngạch và sản lượng cao su mà Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc có xu hướng tăng trong giai đoạn 2004-2014. Đặc biệt là sau khi hiệp định AKFTA có hiệu lực từ ngày 01/06/2007, hoạt động xuất khẩu cao su của nước ta sang Hàn Quốc đã được đẩy mạnh với kim ngạch và sản lượng xuất khẩu mặt hàng này năm 2007 đã tăng lần lượt là 16 triệu USD và 6 nghìn tấn.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 2.4: Kim ngạch và sản lƣợng xuất khẩu cao su từ Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 2004-2014

(Nguồn: Korea International Trade Association)

Bên cạnh đó, cũng có thể nhận ra, vào năm 2008, tuy sản lượng xuất khẩu cao su từ nước ta sang Hàn Quốc giảm 6 nghìn tấn so với năm trước đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng 1 triệu USD. Điều này được lý giải là do sự tăng giá mạnh của mặt hàng cao su trong giai đoạn 2005-2008 mà nguyên nhân sâu xa là từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998. Cuộc khủng hoảng này đã làm giảm nhu cầu cao su khiến cho giá sụt giảm mạnh và chạm đáy năm 2001 và dẫn đến một diện tích lớn cao su đã bị chặt bỏ trong giai đoạn này. Do đó, nguồn cung thế giới khơng đáp ứng cầu dẫn đến giá cao su tăng mạnh trong giai đoạn 2005-2008.

Tuy nhiên, sau đó giá cao su lại giảm mạnh trong giai đoạn 2008-2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu. Vì vậy, vào năm 2009, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hàn Quốc đều giảm nhưng trong khi sản lượng cao su chỉ giảm 6% so với năm 2008, kim ngạch xuất khẩu cao su giảm tới 38%. Năm 2010 chứng kiến sự khôi phục mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hàn Quốc. Trong khi sản lượng cao su xuất khẩu

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014Kim ngạch 28 32 49 65 69 43 90 119 111 80 57 Kim ngạch 28 32 49 65 69 43 90 119 111 80 57 Sản lượng 28 29 31 37 31 29 32 29 34 32 30 0 5 10 15 20 25 30 35 40 0 20 40 60 80 100 120 140 Triệu USD Nghìn tấn

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

sang Hàn Quốc chỉ tăng 10%, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng mạnh 109% so với năm 2009. Việc giá cao su tăng mạnh là do nhu cầu cao su thế giới tăng mạnh từ năm 2010 sau khi nền kinh tế có xu hướng phục hồi sau khủng hoảng, trong khi đó nguồn cung thế giới khơng đáp ứng đủ cầu do sản lượng của một số nguồn cung cao su tự nhiên lớn trên thế giới là Thái Lan, Indonesia và Malaysia sụt giảm mạnh dưới tác hại của El Nino gây khô hạn. Giá cao su tiếp tục tăng trong năm 2011 dẫn đến kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hàn Quốc trong năm này tăng bất chấp sự sụt giảm của sản lượng xuất khẩu.

Tuy nhiên, sau một thời gian dài tăng giá liên tục, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam mở rộng diện tích trồng cao su đưa tổng diện tích trồng cao su của thế giới lên đến con số 12,5 triệu héc ta. Điều này đã tạo ra sự sụt giảm mạnh của giá cao su thế giới vào năm 2012. Do đó, trong năm 2012, tuy Việt Nam vẫn đẩy mạnh sản xuất và xuất khâu cao su sang Hàn Quốc với sản lượng cao su xuất khẩu sang thị trường này tăng 17% so với năm 2011, kim ngạch xuất khẩu cao su trong năm này giảm 7%. Từ năm 2012 đến 2014, giá cao su vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục dẫn đến sự sụt giảm mạnh của cả sản lượng và kim ngạch với tỷ lệ giảm của kim ngạch luôn lớn hơn tỷ lệ giảm của sản lượng.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của việt nam sang hàn quốc sau khi thực thi hiệp định thương mại tự do AKFTA (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)