Nông sản xuất khẩu sang Hàn Quốc bị kiểm dịch khắt khe

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của việt nam sang hàn quốc sau khi thực thi hiệp định thương mại tự do AKFTA (Trang 58 - 61)

(i) Kiểm dịch hàng nông sản nhập khẩu đƣợc đẩy mạnh với quy mô lớn

Việc kiểm dịch đối với hàng nhập khẩu sang Hàn Quốc được đẩy mạnh trên quy mô lớn do những quan ngại ngày càng tăng của người dân Hàn Quốc về chất lượng của hàng nông sản nhập khẩu trong những năm gần đây.

Bảng 2.3: Tình hình kiểm dịch nơng sản nhập khẩu của Hàn Quốc trong giai đoạn 2007-2011

(Nguồn: Cục quản lí dược phẩm và thực phẩm Hàn Quốc)

Từ bảng trên, có thể thấy rằng, qua các năm từ 2007 đến 2011, Hàn Quốc ngày càng tăng cường kiểm dịch các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu vào thị trường nước này với số lượng các vụ kiểm dịch, sản lượng và giá trị hàng hóa bị kiểm dịch có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, tỷ trọng hàng hóa bị từ chối nhập vào Hàn Quốc sau khi kiểm dịch có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ rằng các nước xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc đang ngày càng nỗ lực để đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng đối với hàng nhập khẩu vào thị trường này.

(ii) Quy định kiểm dịch khắt khe

Các mặt hàng nông sản nhập khẩu vào Hàn Quốc phải đáp ứng các quy định về việc sử dụng chất phụ gia và giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu. Những quy định về những chất phụ gia được cho phép ở Hàn Quốc và cách chúng cần được sử dụng trong quy trình sản xuất sản phẩm được quy định rõ trong Luật chất phụ gia của

Phân loại 2007 2008 2009 2010 2011

Số trường hợp (vụ) 270.163 254.809 255.341 293.988 312.723 Sản lượng (nghìn tấn) 11.799 11.731 11.301 12.905 13.471

Giá trị (triệu USD) 8.449 9.860 8.434 10.358 13.212

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hàn Quốc ban hành bởi Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc. Những thông tin về chất phụ gia có thể được tra cứu tại trang web về luật chất phụ gia tại

http://www.mfds.go.kr/fa/ebook/egongjeon_intro.jsp. Trong trường hợp một chất

phụ gia chưa được đăng ký trong Luật chất phụ gia của Hàn Quốc, hoặc đã được đăng ký nhưng việc sử dụng chất đó trong một số nơng sản nhất định vẫn chưa được quy định rõ thì hàng hóa có chứa các chất phụ gia đó sẽ bị cấm nhập khẩu vào Hàn Quốc.

Những thông tin về giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu được sử dụng trong hàng nông sản được quy định rõ tại website về thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật của Hàn Quốc http://fse.foodnara.go.kr/residue/index.jsp. Ví dụ, Dư lượng tối đa của một số thuốc trừ sâu được phép sử dụng trong nông sản nhập khẩu là: Iminoctadine (1.0ppm), Glufosinate (ammonium) (0.1ppm) và Difenoconazole (2.0ppm). Các hàng nơng sản có dư lượng thuốc trừ sâu quá mức hoặc các chất hóa học gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng sẽ không được phép nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, những container đóng hàng, bao bì sản phẩm cần phải phù hợp với các tiêu chuẩn và đặc điểm kỹ thuật được nêu trong luật vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc. Các thực phẩm không được chứa những chất gây hại đối với sức khỏe con người.

Đối với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, Hàn Quốc cũng đặt ra những quy định riêng chặt chẽ. Ví dụ như, trà và cà phê nhập khẩu vào Hàn Quốc không được chứa phẩm màu, hàm lượng chì phải đạt dưới 2 mg/kg. Hàm lượng thiếc không được vượt quá 150 mg trong 1 kg xuất khẩu. Hàm lượng Cadmium không được vượt quá 0.1 mg/kg. Số lượng vi trùng không được vượt quá 100 trong 1 ml trà lỏng. Kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn Colon phải đạt âm tính.

Hàn Quốc quy định tiêu chuẩn của rau quả và trái cây tươi nhập khẩu vào Hàn Quốc cần phải thỏa mãn những tiêu chuẩn chung của nguyên liệu thô, tiêu chuẩn chế biến thực phẩm và tiêu chuẩn về bảo quản và phân phối. Các loại rau quả đơng lạnh ngồi những tiêu chuẩn chung đối với rau quả và trái cây tươi còn cần đáp ứng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

sang Hàn Quốc nếu như bị phát hiện có chứa các loại cơn trùng có hại thì sẽ bị trả về nước. Bên cạnh đó, hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc cũng phải được xử lí loại trừ vi khuẩn E.coli, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và cuối cùng là phải được chiếu xạ.

Những quy định chặt chẽ và việc kiểm dịch gắt gao của Hàn Quốc đã và đang gây ra những khó khăn lớn cho hoạt động xuất khẩu nông sản của nước ta sang Hàn Quốc.

2.2.2.6 Hàn Quốc đặt ra rào cản thƣơng mại lớn đối với mặt hàng gạo nhập khẩu-mặt hàng nông sản lớn nhất của Việt Nam khẩu-mặt hàng nông sản lớn nhất của Việt Nam

Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tuy nhiên, mặt hàng này lại là mặt hàng nơng sản có mức bảo hộ cao nhất của Hàn Quốc. Việc mở cửa thị trường gạo và nhập khẩu gạo từ thị trường quốc tế là một vấn đề chính trị nhạy cảm ở Hàn Quốc do gặp phải sự phản đối quyết liệt từ nơng dân nước này. Do đó, trong những năm qua, Hàn Quốc đã ln cố gắng đàm phán trong vịng đàm phán Uruguay nhằm duy trì mức tiếp cận thị trường tối thiểu MMA đối với mặt hàng gạo. Mức tiếp cận thị trường tối thiểu quy định Hàn Quốc sẽ chỉ có nghĩa vụ nhập khẩu 408.700 tấn gạo (tương đương 9% nhu cầu tiêu thụ) mỗi năm với thuế suất 5%. Điều này sẽ giữ cho sản lượng gạo nhập khẩu vào Hàn Quốc luôn đạt ở mức thấp. Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận về hạn ngạch nhập khẩu gạo trong vòng hai thập kỷ mà Hàn Quốc đã ký với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ hết hạn vào cuối năm 2014, Hàn Quốc đã cam kết sẽ dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu gạo bắt đầu từ năm 2015 nhưng dự định sẽ áp dụng mức thuế cao là 500%, dẫn đến giá trung bình của gạo nhập khẩu cao gấp 6 lần giá gạo nội địa. Do đó, phần đơng người dân Hàn Quốc vẫn trung thành với gạo sản xuất trong nước.

Ngoài ra, do gạo nhập khẩu vào Hàn Quốc bị áp thuế rất cao khiến cho giá bán cao hơn nhiều so với giá của gạo nội địa, người dân Hàn Quốc thường chỉ trả số tiền cao hơn cho những mặt hàng gạo nhập khẩu chất lượng. Gạo Việt Nam thường không hấp dẫn đối với người dân Hàn Quốc bằng các loại gạo khác nhập khẩu từ Canada, Úc, Hoa Kì do chất lượng thấp hơn. Nơng dân Việt Nam vẫn áp dụng phương pháp sản xuất thô sơ dẫn đến chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Điều này đã khiến cho người dân Hàn Quốc từ chối các sản phẩm gạo từ Việt Nam

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

và ưa chuộng dùng gạo từ các nước phát triển khác mặc dù giá gạo của Việt Nam thấp hơn nhiều.

2.2.2.7 Nông sản Việt Nam phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh tại thị trƣờng Hàn Quốc trƣờng Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của việt nam sang hàn quốc sau khi thực thi hiệp định thương mại tự do AKFTA (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)