d. Qua hãng buôn xuất khẩu
3.2.1 Tích cực thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt-Hàn, kí kết các hiệp định mới nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc
định mới nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc
Có thể thấy rằng, từ khi hiệp định AKFTA được ký kết và có hiệu lực từ 01/06/2007, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Hàn Quốc tuy có được cải thiện nhưng vẫn chưa cho thấy được những nét chuyển biến rõ rệt. Có thể thấy rằng, Hàn Quốc là một thị trường có nhu cầu nhập khẩu nông sản lớn với khoảng 70% lượng nông sản tiêu dùng của Hàn Quốc là nông sản nhập khẩu21. Bên cạnh đó, nơng sản Việt Nam cũng khá phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Hàn Quốc. Tuy nhiên, những cam kết của Hàn Quốc đối với hàng nông sản trong hiệp định AKFTA vẫn chưa tạo được nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu nông sản của nước ta sang thị trường với việc nhiều mặt hàng nông sản mà Việt Nam có lợi thế được xếp vào danh mục nhạy cảm thường và dặc biệt nhạy cảm của Hản Quốc. Theo nghiên cứu, từ khi hiệp định AKFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu nông sản chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc22. Vì vậy, để có thể phát huy được hết tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam, chính phủ Việt Nam cần phải ký kết thêm các hiệp định song phương với Hàn Quốc trong đó đưa ra các điều kiện thuận lợi hơn nữa cho nông sản Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc.
Một trong những nỗ lực đáng ghi nhận của chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt-Hàn, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam nói chung và nơng sản Việt Nam nói riêng sang Hàn Quốc là việc ký kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc vào 05/05/2014 tại Hà Nội. Hiệp định này đã đem lại một bước ngoặt lớn cho quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ được hưởng nhiều cơ hội
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
thị trường mới nhờ các cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ của phía Hàn Quốc. Cụ thể là, Hàn Quốc cam kết tự do hóa 97,2% giá trị nhập khẩu (tính theo số liệu năm 2012), chiếm 95,4% số dòng thuế của nước này. Nhóm hàng nơng sản là một trong những nhóm hàng được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định. Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang... (thuế suất những mặt hàng này rất cao từ 241-420% do đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc). Việc kiểm dịch về an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như cơ chế về thủ tục thông quan, thuận lợi hóa thương mại và các quy định khác về mơi trường, chính sách cũng thơng thống và minh bạch hơn... tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu. Những ưu đãi trên sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc so với nông sản của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Bên cạnh đó, có thể thấy rằng, hiệp định AKFTA vẫn chưa thúc đẩy được hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Hàn Quốc do mặt hàng gạo được xếp vào nhóm E của danh sách các mặt hàng nhạy cảm đặc biệt, được miễn trừ từ việc giảm thuế. Do đó, nhà nước Việt Nam cũng cần tận dụng cơ hội chính phủ Hàn Quốc bắt đầu xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu gạo và chính thức mở cửa thị trường này vào năm 2015 để tiến hành đàm phán từng bước giảm dần mức thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng gạo hiện đang được Hàn Quốc áp đặt mức thuế rất cao là 500%. Nếu như, Việt Nam thành công trong việc đàm phán giảm mức thuế nhập khẩu gạo của Hàn Quốc, tiềm năng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ rất lớn do Việt Nam ln được biết đến là nước có tiềm lực sản xuất gạo lớn và liên tục đứng thứ hai thế giới trong hoạt động xuất khẩu gạo.
Tóm lại, nhà nước Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế với Hàn Quốc, ký kết thêm nhiều hiệp định thúc đẩy thương mại cũng như tích cực đàm phán thêm các điều kiện nhằm tiến tới giảm dần và xóa bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hàn Quốc.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU