Chú trọng vào việc đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn chất lƣợng

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của việt nam sang hàn quốc sau khi thực thi hiệp định thương mại tự do AKFTA (Trang 71 - 72)

b. Đối thủ cạnh tranh ngoài ASEAN

3.1.3.2 Chú trọng vào việc đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn chất lƣợng

Tiêu chuẩn chất lượng đầu tiên mà doanh nghiệp cần đáp ứng được là tiêu chuẩn chất lượng quốc gia do chỉ có thực hiện được các quy định về tiêu chuẩn của quốc gia, các doanh nghiệp mới hiểu và có cơ sở đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của các quốc gia khác. Trong nhiều trường hợp, nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam và quốc gia mà doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang hướng tới là Hàn Quốc vẫn là chưa đủ khi doanh nghiệp muốn chú trọng sản xuất hàng hóa để cung cấp cho một tổ chức tư nhân cụ thể ở nước ngoài. Hiện nay, ở Hàn Quốc xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức tư nhân đặt ra những tiêu chuẩn kỹ thuật riêng biệt so với các tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc gia. Do đó, để có thể cung cấp nơng sản cho những tổ chức này, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu kỹ những tiêu chuẩn đó nhằm đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật riêng biệt này. 3.1.3.3 Tích cực đầu tƣ xây dựng mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp

khác tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Có thể thấy rằng, để có thể sản xuất ra được những sản phẩm đảm bảo chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật và đem những sản phẩm đó ra thị trường nước ngoài, khâu chọn giống ban đầu, khâu sản xuất, khâu chế biến sản phẩm nhằm nâng cao giá trị cho nơng sản, khâu bảo quản để hàng hóa giữ được chất lượng, khâu tiêu thụ hảng hóa đều là những khâu quan trọng và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một khi một doanh nghiệp trong chuỗi trên gặp khó khăn thì các doanh nghiệp khác đều sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, để có thể bảo vệ lợi ích cho tất cả, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải củng cố mối liên kết, kiểm soát yếu tố nguyên liệu đầu vào cũng như có sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp nhập khẩu.

3.1.3.4 Giám sát chặt chẽ quy trình trồng trọt, chế biến nông sản, đảm bảo

mọi khâu trong quy trình sản xuất đƣợc thực hiện đúng quy định.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có ý thức áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào quy trình sản xuất các mặt hàng nông sản phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, kẽ hở ở đây chính là khâu quản lý còn yếu kém. Rau, quả có thể do chính doanh nghiệp tự trồng hoặc thu mua từ các hộ nông dân liên kết trong chuỗi GAP. Mặc dù vậy, chất lượng của nhiều mặt hàng nông sản sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP vẫn không đảm bảo do nhiều doanh nghiệp không chú trọng đến khâu giám sát quá trình trồng trọt dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc cấm tràn lan quá mức cho phép. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn giữ lối tư duy ham lợi nhỏ và khơng tơn trọng chữ tín trong kinh doanh. Những điểm yếu trên đã khiến cho nơng sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn trên nhiều thị trường khó tính trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của việt nam sang hàn quốc sau khi thực thi hiệp định thương mại tự do AKFTA (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)