Đối thủ cạnh tranh trong khu vực ASEAN

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của việt nam sang hàn quốc sau khi thực thi hiệp định thương mại tự do AKFTA (Trang 61 - 62)

Có thể thấy rằng, mặc dù Việt Nam được hưởng rất nhiều ưu đãi về thuế sau khi hiệp định thương mại hàng hóa giữa ASEAN và Hàn Quốc được ký kết, các nước trong khu vực ASEAN tham gia vào hiệp định này đã trở thành những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa nói chung và mặt hàng nơng sản nói riêng sang thị trường Hàn Quốc do Hàn Quốc phải áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc cho tất cả các nước ASEAN. Các mặt hàng nông sản của các nước ASEAN như Thái Lan, Singapore, Philippines… có khá nhiều điểm tương đồng với nông sản Việt Nam. Nhiều mặt hàng trái cây được tiêu thụ nhiều ở thị trường Hàn Quốc như đu đủ, chuối xanh, dứa, xoài… cũng chính là những mặt hàng thế mạnh của nhiều nước trong khu vực ASEAN. Philippines là nhà xuất khẩu trái cây chủ yếu thuộc khối ASEAN của Hàn Quốc.

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam thường khơng có tính cạnh tranh cao do chưa xây dựng được thương hiệu và hàm lượng chế biến thấp. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thường được đóng trong bao bì khơng bắt mắt, kém hấp dẫn hơn rất nhiều so với hàng hóa xuất khẩu từ các quốc gia ASEAN khác. Trong khi đó, nhiều nước ASEAN có nền cơng nghiệp chế biến rất phát triển. Theo số liệu điều tra của Viện Công nghệ sau thu hoạch và một số cơ quan chức năng, hiện nay tỷ trọng nông sản xuất khẩu chế biến sâu của Việt Nam chỉ đạt mức vào khoảng 25-30% tổng sản lượng nông sản, chỉ bằng một nửa các nước trong khối ASEAN.

Thái Lan luôn chú trọng đến ngành chế biến nông sản nói chung và ngành gạo nói riêng để nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Theo đánh giá của Viện Cơ điện nông nghiệp và cơng nghệ sau thu hoạch, Việt Nam cịn phải mất khoảng từ 15-20 năm nữa đề có thể bắt kịp được với trình độ chế biến gạo của Thái Lan hiện nay. Do yếu kém về công nghệ chế biến, gạo Việt Nam vẫn không được

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

trường Hàn Quốc. Ví dụ như trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta sang Hàn Quốc chỉ đạt 22.615 nghìn USD, kém 15000 USD so với kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan sang nước này.

Không chỉ mặt hàng gạo, mặt hàng nông sản chủ lực khác của Việt Nam cũng gặp phải tình trạng tương tự. Cà phê Việt vẫn sử dụng cơng nghệ chế biến khơ do trình độ chế biến còn thấp dẫn đến làm giảm hương vị tự nhiên của cà phê và không thu hút được nhiều khách hàng. Trong khi đó, Indonesia lại có nền cơng nghiệp chế biến cà phê rất phát triển, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế và luôn là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên nhiều thị trường, trong đó có Hàn Quốc- nước nhập khẩu tiềm năng của mặt hàng cà phê. Do năng lực chế biến cịn yếu kém, Việt Nam ln phái xuất khẩu cà phê với giá trung bình thấp hơn Indonesia từ 100- 150USD/tấn16.

Mặt hàng chè của Việt Nam cũng khơng có năng lực cạnh tranh cao so với các nước khác trong khu vực ASEAN do chè Việt Nam thường được xuất khẩu thô và thường chỉ làm nguyên liệu cho các mặt hàng chè khác. Điều này dẫn đến chè Việt Nam không được ưa chuộng và chỉ được bán ở giá thấp hơn từ khoảng 400-500 USD/ tấn so với các nước ASEAN khác17.

Do vậy, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt tại Hàn Quốc, Việt Nam cần phải chú trọng nhiều hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như giảm dần việc xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng dần xuất khẩu nông sản chế biến.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của việt nam sang hàn quốc sau khi thực thi hiệp định thương mại tự do AKFTA (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)