Mặt hàng hạt tiêu

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của việt nam sang hàn quốc sau khi thực thi hiệp định thương mại tự do AKFTA (Trang 41 - 46)

Bên cạnh những mặt hàng trên, hạt tiêu cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang Hàn Quốc. Nhìn chung, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu từ Việt Nam sang Hàn Quốc có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt là sau khi hiệp định AKFTA được ký kết và có hiệu lực. Vào năm 2013, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn thứ 6 của Việt Nam, sau các nước Hoa Kỳ, Đức, Singapore, Hà Lan và Tiểu vương quốc ARTN. Bên cạnh đó, cũng trong năm này, Hàn Quốc là nước có mức nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất trong các thị trường nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ được thể hiện rõ hơn khi nghiên cứu về kim ngạch và sản lượng xuất khẩu mặt hàng này trong giai đoạn 10 năm từ 2004 đến 2014.

Theo biểu đồ 2.7, có thể nhận thấy rằng từ năm 2004 đến năm 2014, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam sang Hàn Quốc ln có xu hướng tăng đều qua các năm, đặc biệt là sau khi hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc được ký kết và có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2007. Vào năm

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2007, tuy mức sản lượng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Hàn Quốc giảm 0,4 nghìn tấn so với năm trước đó do ảnh hưởng của thời tiết xấu, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng 34,5 % do giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong năm này cao hơn hẳn so với những năm trước đó. Cụ thể là, giá tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam đạt mức 3.134 USD/tấn (cao hơn nhiều so với mức 1.787 USD/tấn của năm 2006); giá tiêu trắng cũng ở mức 4.532 USD/tấn (tăng tới 71% so với mức giá năm 2006). Giá tăng cao được lý giải là do lượng cầu thị trường vượt quá mức cung cũng như ảnh hưởng tích cực của hiệp định AKFTA được ký kết và chính thức có hiệu lực vào 01/06/2007.

Biểu đồ 2.7: Kim ngạch và sản lƣợng xuất khẩu hạt tiêu từ Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 2004-2014

(Nguồn: Tổng cục Hải quan và Korea International Trade Association)

Trong năm 2008, giá hạt tiêu vẫn tiếp tục tăng tạo điều kiện khuyến khích sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu ra thị trường nước ngoài. Trong năm này, hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Hàn Quốc khá thuận lợi với mức tăng trưởng của kim ngạch và sản lượng xuất khẩu lần lượt là 51,3% và 41,7%.

Tuy nhiên, vào năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, giá hạt tiêu xuất khẩu giảm mạnh. Vì thế, mặc dù sản lượng hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc vẫn tăng 17,6% so với sản lượng năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này giảm 10,1% so với năm 2008.

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014Kim ngạch 0,9 1,7 2,9 3,9 5,9 5,3 8,4 13,6 18,4 54,5 31,5 Kim ngạch 0,9 1,7 2,9 3,9 5,9 5,3 8,4 13,6 18,4 54,5 31,5 Sản lượng 0,7 1,2 1,6 1,2 1,7 2 2,3 2,2 2,6 2,7 3,6 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 0 10 20 30 40 50 60 Triệu USD Nghìn tấn

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bước sang năm 2010, hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Hàn Quốc đã có dấu hiệu phục hồi với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Hàn Quốc đạt mức tăng trưởng lần lượt là 15% và 58% so với năm trước đó. Sở dĩ mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao hơn mức tăng trưởng sản lượng là do giá hạt tiêu tăng cao năm 2011, sản lượng hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm 2,45%. Mặc dù vậy, kim ngạch mà mặt hàng này đem lại tăng 62,78%. Lí giải cho điều này là do giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong thời kì này đạt mức rất cao xuất phát từ tình hình khan hiếm nguồn cung.

Vào năm 2011, trong khi sản lượng hạt tiêu nước ta xuất khẩu sang Hàn Quốc sụt giảm nhẹ là 0,1 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là 5,2 triệu USD so với năm 2010. Điều này được lý giải là do nhu cầu hạt tiêu thế giới trong năm 2011 tăng 5% (theo báo cáo của Tổ chức Hạt tiêu Quốc tế IPC) nhưng sản lượng tại các nước trồng tiêu lại sụt giảm. Trong số các quốc gia trồng tiêu nhiều nhất thế giới, chỉ có sản lượng của Việt Nam trong năm này được đánh giá là ổn định, còn các nước như Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc và Brazil giảm mạnh. Điều này dẫn đến Việt Nam trở thành nguồn cung cấp hồ tiêu quan trọng nhất của các doanh nghiệp chế biến và phân phối hạt tiêu.

Từ năm 2012 trở đi, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Hàn Quốc có xu hướng tăng. Đặc biệt, trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang Hàn Quốc đạt mức kỷ lục là 54,5 triệu USD, đưa Hàn Quốc trở thành thị trường nhập khẩu có mức tăng trưởng kim ngạch cao nhất trong số các thị trường nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam. Vào năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Hàn Quốc giảm 23 triệu USD, trong khi sản lượng xuất khẩu tăng 0,9 nghìn tấn.

2.2 Cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Hàn Quốc sau khi hiệp định AKFTA đƣợc ký kết và có hiệu lực Hàn Quốc sau khi hiệp định AKFTA đƣợc ký kết và có hiệu lực

2.2.1 Cơ hội cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc 2.2.1.1 Ƣu đãi về thuế 2.2.1.1 Ƣu đãi về thuế

Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc sẽ được hưởng mức thuế thấp hơn kể từ khi hiệp định thương mại hàng hóa giữa ASEAN và Hàn Quốc có hiệu

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nhiều mặt hàng nơng sản mà Việt Nam có thế mạnh như rau quả, cà phê, hạt tiêu đã, đang và sẽ được áp dụng mức thuế suất thấp hơn nhiều so với mức thuế của mặt hàng tương tự mà Hàn Quốc nhập khẩu từ các nước không phải thành viên của khu vực mậu dịch tư do AKFTA.

Bảng 2.2: Thuế suất cơ sở và thuế suất trong AKFTA của một số mặt hàng nông sản Mã HS Mặt hàng Mức thuế cơ sở (%) Mức thuế áp dụng trong AKFTA (%) 0710400000 Ngô ngọt 30 0 0712902080 Khoai lang 30 0 2001100000 Dưa chuột 30 0 0807110000 Dưa hấu 45 0 0904110000 Hạt tiêu 8 0 0901210000 Cà phê rang 8 0 2001909020 Cà chua 30 0 (Nguồn: http://www.customs.go.kr/kcshome/tariff/CustomsTariffView.do)

Bên cạnh đó, một số mặt hàng trái cây vào năm 2016 sẽ được hưởng mức thuế suất thấp hơn như đu đủ và táo giảm từ 45% xuống 36%, hồng giảm từ 50% đến 40%. Bên cạnh đó, hiện nay, các cuộc đàm phán để đẩy mạnh hơn nữa tự do hóa mặt hàng trái cây giữa hai bên đang tiếp tục diễn ra, hứa hẹn mức thuế cho nhiều loại trái cây sẽ được giảm xuống thấp hơn nữa, đem lại cơ hội lớn cho xuất khẩu trái cây của ASEAN sang Hàn Quốc nói chung và Việt Nam sang Hàn Quốc nói riêng.

2.2.1.2 Thị hiếu tiêu dùng của ngƣời Hàn Quốc phù hợp với nông sản Việt Nam Nam

Trong những năm gần đây, hầu hết người tiêu dùng Hàn Quốc có xu hướng chuyển nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm liên quan đến thịt sang ngũ cốc, rau quả, trái cây….và các sản phẩm khơng sử dụng hóa chất, khơng qua biến đổi gen khác.

Rau quả và trái cây xuất khẩu của Việt Nam khá phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Hàn Quốc. Nhiều rau quả từ nguồn cung cấp ở Đà Lạt có thể được xuất khẩu và chế biến thành những món ăn hợp khẩu vị của người Hàn Quốc như

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

cá kim rim ớt, đậu hũ hay kim chi các loại... Nhiều loại trái cây được yêu thích ở Hàn Quốc như chuối, dừa… là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Chuối là mặt hàng nhập khẩu truyền thống của Hàn Quốc và chiếm tới 30% kim ngạch nhập khẩu hoa quả của nước này. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra rằng lượng rau củ quả sản xuất trong nước này chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu ngày càng phong phú của dân Hàn về rau quả. Phần lớn lớn rau quả và trái cây của Hàn Quốc là sản phẩm được nhập khẩu từ các nước khác. Do đó, tiềm năng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Hàn Quốc là rất lớn.

Bên cạnh đó, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác của Việt Nam là cà phê cũng rất được ưa chuộng ở Hàn Quốc. Mặc dù trong những năm gần đây, sản lượng nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc có sụt giảm do người dân nước này ngày càng chú trọng tới các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, cà phê vẫn là đồ uống phổ biến ở đất nước này phần lớn là do sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đối với giới trẻ Hàn Quốc. Với mức tiêu thụ cà phê trung bình của mỗi người dân Hàn Quốc là 1kg/năm, Hàn Quốc đã trở thành nước có nhu cầu sử dụng cà phê lớn tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Hàn Quốc là một thị trường vô cùng tiềm năng cho cà phê xuất khẩu Việt Nam do nước này có mức tăng trưởng kinh tế cao với thu nhập bình quân đầu người đạt tới 26000 USD vào năm 201312. Bên cạnh đó, cà phê cũng là đồ uống u thích của giới trẻ Hàn Quốc nói riêng và người tiêu dùng Hàn Quốc nói chung do lối du nhập vào văn hóa phương Tây. Việc thị trường cà phê Hàn Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu đã, đang và sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, trong đó có Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường này.

Bên cạnh rau quả và cà phê, hạt tiêu cũng là một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam rất được người dân Hàn Quốc ưa thích. Hạt tiêu là gia vị gần như khơng thể thiếu trong các bữa ăn của người Hàn Quốc. Do đó, nhu cầu về mặt hàng này của Hàn Quốc là rất lớn. Việt Nam luôn được biết đến là một trong những quốc gia xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới và đã xuất khẩu mặt hàng này sang hơn 80 quốc gia. Hạt tiêu Việt Nam, đặc biệt là hạt tiêu đen rất được ưa chuộng ở thị

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

trường Hàn Quốc. Do đó, tiềm năng xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sang thị trường này là rất lớn.

Tóm lai, có thể thấy rằng, nơng sản xuất khẩu Việt Nam khá phù hợp với thị hiếu tiêu dùng nông sản của người Hàn Quốc. Điều này đã, đang và sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản nước ta sang thị trường này.

2.2.1.3 Nhiều dự án đầu tƣ của Hàn Quốc vào các mặt hàng nông sản Việt Nam Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của việt nam sang hàn quốc sau khi thực thi hiệp định thương mại tự do AKFTA (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)