SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tây trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 27)

CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.4.1 Lợi ích của việc phát triển dịch vụ ngân hàng.

- Đối với nền kinh tế quốc gia

Dịch vụ ngân hàng không chỉ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà nó cịn thể hiện sự phát triển kinh tế quốc gia. Khi nền kinh tế phát triển đến một mức nào đó thì cần phải có các công cụ hỗ trợ, thúc đẩy để đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy việc phát triển dịch vụ ngân hàng là vô cùng quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới. Dịch vụ ngân hàng giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, lƣu thơng hàng hóa dễ dàng.

Dịch vụ ngân hàng có liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực, do đó sự phát triển dịch vụ ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho các ngành nghề kinh tế khác phát triển. Hệ thống ngân hàng tài chính là một mắt xích quan trọng trong nền kinh tế. Nó giúp kết nối các ngành nghề khác của nền kinh tế lại với nhau, tạo ra nhiều lợi ích hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho xã hội.

Phát triển dịch vụ ngân hàng sẽ thúc đẩy phát triển xuất khẩu, tạo điều kiện để nâng cao giá trị gia tăng, do đó tạo vị thế cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu.

- Đối với sự phát triển của ngân hàng

Phát triển dịch vụ ngân hàng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trƣờng. Bằng việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ cung cấp nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, nâng cao chất lƣợng các sản phẩm dịch vụ sẵn có sẽ đem lại sự hài lòng cho khách hàng giúp các ngân hàng giữ đƣợc khách hàng đồng thời thu hút thêm lƣợng khách hàng mới.

Việc gia tăng các sản phẩm dịch vụ mới cũng đồng nghĩa với việc tăng thu nhập cho ngân hàng. Các ngân hàng sẽ có đƣợc những nguồn thu mới từ phí dịch vụ, đóng góp vào tổng doanh thu của mình.

1.4.2. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải phát triển dịch vụ ngân hàng

Lợi ích của việc phát triển dịch vụ ngân hàng đối với nền kinh tế quốc gia và đối với bản thân ngân hàng là điều không thể phủ nhận. Đặc biệt, hội nhập kinh tế quốc tế càng khiến nó trở thành một xu hƣớng tất yếu. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng mở rộng thị trƣờng, tăng cƣờng hợp tác và thu hút đầu tƣ, đồng thời cũng đƣa các tổ chức tài chính ngân hàng lớn trên thế giới vào thị trƣờng Việt Nam trở thành đối thủ cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc.

Năm 2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, chính thức gia nhập sân chơi mới rộng lớn hơn có nhiều cơ hội hơn tuy nhiên cũng nhiều thử thách hơn đối với nền kinh tế còn non trẻ. Đối với các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam thì đây cịn là một sân chơi với sự cạnh tranh gay gắt hơn khi các tổ chức tài chính lớn trên thế giới thâm nhập thị trƣờng Việt Nam theo cam kết mở cửa khu vực ngân hàng tài chính. Đồng thời các ngân hàng Việt Nam còn phải đáp ứng những chuẩn mực quốc tế trong hoạt động kinh doanh dịch vụ. Xu hƣớng tất yếu là các ngân hàng phải tự đổi mới hoạt động, tạo ra nhiều lợi ích hơn nữa cho khách hàng từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển vững mạnh trên sân nhà.

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI AGRIBANK HÀ TÂY TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP ( GIAI

ĐOẠN 2005 -2009 )

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tây trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)