MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỘI NHẬP TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG KH

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tây trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 58)

KHI VIỆT NAM RA NHẬP TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO. 3.1.1 Hội nhập quốc tế trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Để hội nhập kinh tế quốc tế trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại thì Việt Nam cần quan tâm một số vấn đề sau.

Thứ nhất xây dựng hệ thống ngân hàng đủ mạnh về vốn, về công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, năng lực quản lý, năng lực tài chính. Để có thể cạnh tranh với các tổ chức tài chính lớn trên thế giới thì việc tất yếu là các ngân hàng Việt Nam phải có nguồn lực về vốn, cơng nghệ mạnh mẽ. Bên cạnh đó là trình độ của cán bộ nhân viên cũng cần phải đƣợc nâng cao hơn nữa.

Thứ hai đẩy nhanh cổ phần hóa các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc: Cổ phần hóa các ngân hàng thƣơng mại sẽ tạo ra sức mạnh mới cho các ngân hàng, tạo nền tảng cho việc hình thành các tập đồn tài chính trong nƣớc, tăng cƣờng ảnh hƣởng trên thị trƣờng tài chính quốc tế.

Thứ ba hồn thiện hệ thống thanh tốn trong các ngân hàng, tăng cƣờng đổi mới công nghệ ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển dịch vụ ngân hàng. Hầu hết các dịch vụ ngân hàng hiện đại đều gắn liền với hoạt động thanh tốn. Vì thế hệ thống thanh tốn càng phát triển thì càng tạo thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ của ngân hàng, khiến các dịch vụ trở nên tiện lợi, nhanh chóng và chính xác hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các dịch vụ. Thứ tƣ, tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ là yếu tố quan trọng để phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại trong điều kiện hội nhập. Tính chuyên

nghiệp đƣợc thể hiện ở quy trình, tốc độ xử lý nghiệp vụ, cách thức giao tiếp, giá thành sản phẩm…Một dịch vụ có tính chun nghiệp cao sẽ tạo uy tín, có đƣợc sự tin cậy của khách hàng.

3.1.2 Các nguyên tắc của WTO đối với sự phát triển dịch vụ nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng. dịch vụ ngân hàng nói riêng.

Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ ( GATS) là một phần trong hệ thống pháp lý của WTO. Nó điều chỉnh hoạt động thƣơng mại dịch vụ giữa các quốc gia là thành viên của WTO. Nó quy định nghĩa vụ và nguyên tắc hoạt động về thƣơng mại dịch vụ, do vậy mục tiêu của GATS là thúc đẩy tăng trƣởng thƣơng mại và đầu tƣ để dần tiến tới tự do hóa thƣơng mại dịch vụ. Sau đây là một số nguyên tắc chủ yếu của WTO về phát triển dịch vụ nói chung.

- Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN). Nguyên tắc này đƣợc GATS nêu ra nhƣ sau: “ Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi hiệp định này, mỗi nƣớc thành viên phải dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ nƣớc thành viên nào sự đối xử không kém ƣu đãi hơn mức đã dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tƣơng tự của một nƣớc thành viên bất kỳ một cách ngay lập tức và vô điều kiện”.

- Nguyên tắc minh bạch, cơng khai. Theo ngun tắc này thì GATS u

cầu các nƣớc thành viện có nghĩa vụ cơng bố và thơng báo nhanh khi có bất kỳ sự thay đổi pháp luật, duy trì điểm hỏi đáp và tiến hành rà soát các văn bản pháp luật một cách cơng bằng, minh bạch, tạo mơi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, nhằm hạn chế tối đa những biện pháp bảo hộ trái với quy định, điều lệ của GATS.

- Nguyên tắc đối xử quốc gia: Nguyên tắc này đƣợc thể hiện ở điều XVII

của GATS nhƣ sau: “ Mỗi nƣớc thành viên phải dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác sự đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ mà thành viên đó đã, đang và sẽ dành cho dịch vụ và ngƣời cung cấp của nƣớc minhg”. Có thể hiểu rằng, việc đối xử giữa những dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ trong nƣớc thế nào thì cũng phải đối xử khơng kém hơn đối

- Nguyên tắc tiếp cận thị trường: Khi đã là thành viên của WTO, thì các

quốc gia khơng đƣợc duy trì thậm chí ban hành các quy định nhằm hạn chế về số lƣợng, hình thức các pháp nhân, cũng nhƣ sự tham gia góp vốn của nƣớc ngồi.

Từ những nguyên tắc trên đối với việc phát triển dịch vụ của GATS ta có thể cụ thể hóa nó cho lĩnh vực ngân hàng đối với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng nhƣ sau:

- Không phân biệt đối xử giữa các thành viên WTO trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng.

- Các ngân hàng nƣớc ngoài của các nƣớc là thành viên của WTO đƣợc hƣởng quy chế tối huệ quốc ngang nhau.

- Thành viên WTO mở cửa lĩnh vực dịch vụ ngân hàng cho các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng theo từng bƣớc nhƣ trong cam kết với WTO.

3.1.3 Các cam kết của Việt Nam và phát triển dịch vụ ngân hàng theo yêu cầu của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. cầu của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO.

Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã và sẽ tác động trực tiếp đến hệ thống NHTM Việt Nam qua việc cho phép các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng Việt Nam. Trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, Việt Nam đƣợc phép áp dụng lộ trình dành đối xử quốc gia dài nhất là 10 năm và ngắn nhất là 3 năm. Khi đó các quốc gia nằm trong khn khổ các hiệp định sẽ đều có cơ hội để tham gia vào thị trƣờng tài chính ngân hàng Việt Nam.

Căn cứ vào các cam kết quốc tế, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam tiếp tục tăng cƣờng quan hệ hợp tác đa phƣơng, mở rộng hội nhập theo lộ trình sau.

Từ 2005-2006: Cụ thể hóa và nới lỏng các thủ tục cấp phép cho các ngân hàng nƣớc ngoài mở chi nhánh và hoạt động tại Việt Nam. Thực hiện các cam kết trong hiệp định thƣơng mại Việt Nam- Hoa Kỳ, cụ thể từng bƣớc cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp 11 ngành dịch vụ. Trƣớc mắt nới

lỏng các hạn chế đối với ngân hàng Hoa Kỳ về nhận tiền gửi và cho phép phát triển một số loại hình tín dụng và thanh tốn, tham gia hoạt động tƣ vấn và môi giới kinh doanh.

Từ 2006-2010: Việt Nam phải thực hiện các cam kết trong khuôn khổ hiệp định khung về hợp tác thƣơng mại dịch vụ của ASEAN và hiệp định thƣơng mại Việt – Mỹ nhƣ xây dựng môi trƣờng pháp lý cho hệ thống ngân hàng Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, không hạn chế số lƣợng các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam, không hạn chế số lƣợng dịch vụ ngân hàng, không hạn chế việc tham gia góp vốn của phía nƣớc ngồi dƣới hình thức tỷ lệ phầm trăm tối đa số cổ phần nƣớc ngoài nắm giữ.

Từ 2010-2020: Thực hiện những cam kết còn lại của hiệp định thƣơng mại Việt – Mỹ( 2011- 2013). Thực hiện những yêu cầu còn lại của GATS và AFAS( hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ của ASEAN) về mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng.

Nhƣ vậy với việc tham gia vào một sân chơi rộng lớn hơn, Việt Nam phải chấp nhận những nguyên tắc, những quy chế của sân chơi đó. Qua đó chúng ta phải mở cửa lĩnh vực ngân hàng tài chính, chấp nhận cạnh tranh với các ngân hàng lớn trên thế giới. Đây là động lực để các ngân hàng Việt Nam phải hoàn thiện mình hơn nữa, phải đổi mới, phát triển các sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao sức cạnh tranh, từng bƣớc hội nhập với môi trƣờng kinh doanh quốc tế.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tây trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 58)